Trần Anh Tuấn: Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon 1955-1975

06 Tháng Giêng 20236:44 SA(Xem: 3059)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ SÁU JAN 06, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon 1955-1975

image002

Trần Anh Tuấn


Sau ngày 30.4.1975, cựu sinh viên Luật Khoa Sài Gòn vượt thoát đến Hoa Kỳ đã thành lập nhiều hội đoàn.


Đầu tiên là Hội Luật Gia Việt Nam được thành lập năm 1976 tại miền Bắc California. Sau đó xuất hiện Hội Ái Hữu Luật Khoa Việt Nam năm 1986 ở miền Nam California. Bên tiểu bang Texas, nơi số lượng người Việt định cư chỉ kém tiểu bang California, có Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam ở Houston năm 2000. Sau cùng là Gia Đình Luật Khoa Bắc California năm 2010.


Nhân kỷ niệm 60 năm Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-2015), tổ chức Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam ở Texas ấn hành sách Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon (sic!) 1955-1975 với sự cộng tác của rất nhiều cựu giáo sư và cựu sinh viên khắp nơi, dù ở Pháp hay ở Hoa Kỳ, ở California hay ở Texas, ở Virginia hay ở Florida, ở Washington D.C. hay ở Washington State...


image004(Thư viện TAT)


Những ai muốn biết bất cứ một phạm vi nào hay một nhân vật kỳ cựu nào liên quan đến Đại Học Luật Khoa Sài Gòn trong hai thập niên thời Việt Nam Cộng Hòa đều có thể tìm thấy câu trả lời trong tác phẩm hiếm quý này.


Tác phẩm rất tốt, tỉ mỉ, đầy những dữ kiện, đủ những hình ảnh.


Một trong những bài giá trị nhất là hồi ức “Đời tôi và ngành luật” của giáo sư Vũ Quốc Thúc vì những chi tiết cá nhân của Cụ cũng chính là những sự kiện trong lịch sử trường Luật VNCH được kể bằng lối văn bình dị và trong sáng.


Nhưng ca tụng giáo sư Vũ Văn Mẫu là “Thái Sơn Bắc Đẩu Ngành Luật Học Việt Nam” thì quá đáng. Hảy tìm đọc bút ký Sáu Tháng Pháp Nạn (California, Giao Điểm xb, 2003, 505 tr.)  do giáo sư Vũ Văn Mẫu viết để thấy tiếng nói của một phía, phía Phật Giáo tranh đấu, mà tác giả họ Vũ đã can dự tích cực ngay từ đầu.


Bút ký của giáo sư Vủ Văn Mẫu chỉ là một bản cáo trạng. Ngôn từ trong bút ký phản ánh cách diễn tả một chiều và chủ quan.


“Thái Sơn Bắc Đẩu” đâu có thể tầm thường như thế được?!


Giáo sư Vũ Văn Mẫu là một trong hai thành viên Nội Các được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trọng vọng gọi là “Ngài.” (Người thứ hai không ai khác là giáo sư Vũ Quốc Thức).


image006Giáo sư Vũ Văn Mẫu cạo đầu đi gặp Henry

Cabot Lodge ngày 24.8.1963. (Hình tài liệu TAT)


Ngày 28.8.1963, khi giáo sư Vũ Văn Mẫu vào Dinh Độc Lập để chào từ biệt trước khi đi hành hương Ấn Độ, tác giả đã nhớ lại phản ứng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm “.. trong cuộc yết kiến, Tổng Thống Diệm không dấu được sự xúc động, lấy tay áo quẹt mắt rớm lệ và nói: “Xin đừng quên nhau.” (tr. 424)


Rõ ràng đến giờ phút ấy, tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn giữ nguyên sự tôn trọng dành cho giáo sư Vũ Văn Mẫu!


Vậy mà vụ Phật Giáo xảy ra năm 1963, thì giáo sư từ chức đã đành, sao còn cạo trọc đầu và đi hành hương Ấn Độ, là những hành vi cố tình xỉ nhục chính quyền VNCH nhưng... được lòng người Mỹ?! 


Trong hai nhân vật kể trên -Ngô Đình Diệm và Vũ Văn Mẫu-, ai tư cách hơn ai?    


image008(Thư viện TAT)


Trong quyển sách tốt này, bài tệ nhất là bài “... Về chủ quyền của Việt Nam...”  của gs Tạ Văn Tài.


Trong bài này, giáo sư họ Tạ đã đánh trống lảng nhằm chạy tội cho Phạm Văn Đồng, người gửi công hàm cho Chu Ân Lai, tổng lý Tàu, ngày 14.9.1958, xác định việc nhượng biển nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu.


Thứ nhất, trong bài giáo sư họ Tạ viết, nguyên văn nơi trang 363: “... ý định của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng trong công thư năm 1958...”


Vậy là ông đã quên trước đó hai trang, ông đã sao lại nội dung công hàm là: “... Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ...”  Cuối công hàm là chữ ký của Phạm Văn Đồng, hàng dưới ghi rõ “Thủ Tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”


Văn bản rõ ràng và cụ thể như thế, Phạm Văn Đồng đã nhân danh hai vai trò lớn trong một nước theo chính thể độc tài độc đảng. Một là chính phủ của cả nước, và hai là thủ tướng của nước ấy.


Tại sao họ Tạ lại bẻ sang “ý định của một cá nhân?” Nên nhớ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam là thống soái, đứng trên chính phủ. Nếu không có quyết định của chủ tịch nước Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị, làm sao thủ tướng Phạm Văn Đồng chính thức nhân danh chính phủ gửi công hàm cho chính phủ Tàu? Vậy phải chăng họ Tạ viết bài hàm ý gỡ cho Hồ Chí Minh là không dính dáng gì đến công hàm bán nước này chăng?   


Đặc biệt, nơi trang 363, giáo sư họ Tạ viết, nguyên văn: “... công thư 1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một tuyên bố đơn phương không có giá trị nhượng đất, chiếu theo luật quốc tế.”              Vậy gs họ Tạ trả lời thế nào về câu hỏi này: Làm sao giải thích tập Bản Đồ Thế Giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ Tướng nước VNDCCH ấn hành năm 1972 thì địa danh gốc Việt của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xóa bỏ để thay bằng tên do Tàu đặt, là Tây Sa và Nam Sa?!


image010Tài liệu dẫn trong Li Man Kin, Sino-Vietnam War, Hong

Kong, Kingsway International Publications Ltd., 1982)


Đó là bằng chứng bán nước cụ thể!


Đó là thực tế, tự xóa tên Việt thay bằng tên Tàu để cụ-thể-hóa việc nhượng biển nhượng đảo cho ngoại bang của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!


Bài viết của giáo sư họ Tạ chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là cái cớ, vì  quyền sở hữu hai quần đảo thì ai cũng biết từ khuya,  bào chữa cho Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh mới chính là mục đích của bài!


Cố gắng vận dụng luật này luật kia và trình bầy bầy lắt léo để bênh người có tội với đất nước không những không giữ được tư cách của người trí thức VNCH mà còn tỏ ra yếu hèn vì không có ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ do tổ tiên để lại!


Mong Kỷ Yếu Đại Học Luật Khoa Saigon có dịp tái bản để những lỗi đánh máy và chính tả được sửa sai hầu sách được hoàn thiện. Như tên người thành Tạ ăn Tài (trang 41), gs. Vũ Quốc Thùy hay Vũ Quốc Thụy (trang 234)? Suất sắc hay xuất sắc (trang 191)? Học giở hay học dở (trang 18)? Phải hiểu rằng dở giở hay dành giành trong Việt ngữ có hai nghĩa hoàn toàn khác nhau. Còn thói quen viết liền câu sau sau dấu chấm không có khoảng cách, phải chấn dứt vì đó là lỗi chính tả.


Về nội dung thì ngay trang đầu đã thể hiện thế này, nguyên văn: “... vào cuối thập niên 1920 -khoảng năm 1918...” khiến người đọc đọc mất sướng! Rồi ở Pháp, tiến sĩ đại học tiến sĩ đệ tam cấp có giá trị hoàn toàn khác nhau, một thực một hư, sao sách này đánh đồng nơi trang 20?


Một điều nữa tôi muốn chất chính Ban Biên Tập. Đó là hai chữ tư liệu. Quý vị tự nhận là trí thức VNCH mà sao lại theo đuôi người ta, suốt quyển sách 500 trang lúc nào cũng tư liệu, tư liệu, tư liệu? Hai chữ tài liệu thân quen và chính xác của ngôn ngữ VNCH đâu mất rồi?! Đã là tài liệu được công bố thì cái nỗi gì?! Về ý thức này, họa hoằn mới có Trần Thanh Hiệp, Tạ Quốc Tuấn, Võ Duy Thưởng, Liên Hương... còn biết phải trái!


Quý vị phải hiểu rằng Việt Nam Cộng Hòa thua là thua về quân sự, nhưng đã thắng về văn hóa. Hãy đọc hồi ký của ca sĩ Ái Vân từ Hà Nội vào Sài Gòn sau ngày 30.4.1975 để chứng nghiệm điều tôi viết ở đây!


Trần Anh Tuấn

6.1.2023

(Sử Việt tại Bắc Mỹ, 1975-2022)


* Xem thêm những bài viết cùng một tác giả xin gõ vào mục tìm kiếm trên Văn Hóa Online:


Trần Anh Tuấn


XEM THÊM:

image012

https://sucmanhcongdong.net/thu-vien/thuoc-ve-lich-su/3220-giao-su-vu-van-mau-ke-khon-lam-day-to-thang-ngu-hai-lan.html


Hồi ký “Để gió cuốn đi” của Ca sĩ Á Vân


https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160611_aivan_memoir_published
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18723)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.