Mỹ 'mất' Trung Quốc, 'mất' Nga, và mất cả hai?

24 Tháng Ba 20238:33 SA(Xem: 2653)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ SÁU MAR 24, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Mỹ 'mất' Trung Quốc, 'mất' Nga, và mất cả hai?


NHẬT ĐĂNG


Mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Nga đã khiến lịch sử chưa thể “chấm dứt” như cách một số học giả Mỹ từng dự đoán.


image003Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết văn kiện ở Điện Kremlin ngày 21-3 - Ảnh: REUTERS


Năm 1989, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đưa ra một dự báo được nhiều người xem như một tuyên bố cho chiến thắng tuyệt đối của các giá trị dân chủ tự do (liberal democracy).


Trong bài viết cho tạp chí National Interest mang tựa đề "Sự kết thúc của lịch sử?", Fukuyama khẳng định thế giới đang chứng kiến "điểm kết thúc trong quá trình tiến hóa ý thức hệ của loài người, và sự phổ biến của Dân chủ tự do phương Tây là hình thức chính phủ cuối cùng của con người".


Sự sụp đổ của bức tường Berlin và việc Liên Xô tan rã càng khiến Fukuyama trở nên nổi bật. Năm 1992, ông phát triển ý tưởng này thành cuốn sách "The End of History and the Last Man".


"The End of History" là điểm kết thúc của lịch sử, với chiến thắng dành cho "the last man", tức người cuối cùng: một công dân điển hình sống trong thế giới ở điểm cuối ấy.


Trong thế giới đã kết thúc ấy, công dân điển hình sẽ không chấp nhận mạo hiểm chiến đấu cho sự công nhận của riêng anh ta nữa. Thay vào đó, công dân này sẽ tập trung bảo vệ bản thân, thỏa mãn bản thân bằng kinh tế.


Trong những tài liệu, bao gồm sách giáo khoa về khoa học chính trị và chính trị quốc tế hiện đại, các học giả phương Tây đều nhắc về một trật tự thế giới đơn cực (unipolar world) do Mỹ dẫn đầu. Đó là hình dung về thế giới sau khi Mỹ là siêu cường duy nhất vì Liên Xô đã không còn.


Cái bắt tay của Nga và Trung Quốc


Không ít ý kiến cho rằng ông Fukuyama quá ngạo mạn với quan điểm về sự chấm dứt của lịch sử. Tuy nhiên, giai đoạn hơn một năm qua kể từ ngày Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine cho tới thời điểm Chủ tịch TQ Tập Cận Bình gặp gỡ Tổng thống Nga Putin đã biến lo ngại của giới làm chính sách ngoại giao Mỹ thành hiện thực.


Nói như Đài CNN, một mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Nga gây bất lợi cho chính sách ngoại giao của Mỹ, và là một cơn ác mộng về địa chính trị cho Washington.


Đối với ông Putin, phương Tây thường cho rằng nhà lãnh đạo Nga tấn công Ukraine vì nỗi ám ảnh quyền lực nước Nga và vụ sụp đổ của Liên Xô. Ông Putin được mô tả như người muốn khôi phục vị thế siêu cường của nước Nga.


Với ông Tập Cận Bình, giới phân tích phương Tây cũng thường xuyên đề cập tới trạng thái của một siêu cường đang lên, trong đó mong muốn cạnh tranh vị thế siêu cường số một với Mỹ.


Chính vì vậy, dù bản chất mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc là gì, một thực tế khá rõ ràng rằng cả hai đều có quyết tâm thách thức thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Nói cách khác, Matxcơva và Bắc Kinh không muốn lịch sử chấm dứt tại đây, và không chấp nhận là một "công dân điển hình" kiểu Mỹ.


Gary Locke, cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, cũng nhận định rằng Trung Quốc đang cố gắng thể hiện bản thân là một thế lực mới đứng lên chống lại quyền lực phương Tây và trật tự của phương Tây.


"Trung Quốc và rất nhiều nước đang nổi lên mạnh mẽ về chính trị và kinh tế khác cảm thấy họ phải tuân thủ luật lệ do Mỹ và một số nước châu Âu đặt ra. Và họ thấy rằng họ phải có tiếng nói trong cái gọi là tập hợp các quy tắc giữa các nước. Và họ thực sự phẫn nộ trước sự thống trị và mạnh tay của Mỹ và các nước châu Âu trong nhiều vấn đề thế giới", ông Locke nói với CNN.


Hai chiến lược thất bại của Mỹ 


Phân tích của Fukuyama về điểm kết thúc của lịch sử cũng nằm trong số các dòng tư tưởng chủ đạo của chính giới Mỹ giai đoạn hậu Chiên tranh lạnh.


Niềm tin về thắng lợi tuyệt đối của giá trị dân chủ tự do song hành với lý thuyết hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace). Theo lý thuyết này, những nền dân chủ ít có khả năng xảy ra chiến tranh với nhau. Và nếu lan tỏa được sự dân chủ, đó là cách đảm bảo hòa bình lâu dài.


Nhưng, tạm thống nhất định nghĩa về "dân chủ" theo góc nhìn phương Tây, vấn đề là làm thế nào để lan tỏa dân chủ.


Người Mỹ đã chọn cách khuyến khích hội nhập và phát triển kinh tế. Họ nối lại quan hệ êm thấm với Nga cho tới trước 2014, cũng như chấp nhận cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Tất cả được triển khai lớp lang với niềm tin rằng một khi Nga và Trung Quốc giàu lên, mức độ "dân chủ" sẽ cao hơn.


Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế không đi theo hướng Mỹ kỳ vọng. Việc tham gia WTO không đồng nghĩa Trung Quốc sẽ hành xử đúng ý Mỹ trong vấn đề thương mại. Thất bại này được thể hiện rõ qua giai đoạn "chiến tranh thương mại" thời cựu Tổng thống Donald Trump, và tiếp diễn cho tới nay dưới thời Tổng thống Joe Biden.


Đối với Nga, giới phân tích chính sách Mỹ đã tranh cãi 30 năm qua. Người theo dân chủ tự do đổ lỗi cho cá nhân ông Putin. Người theo chủ nghĩa hiện thực (Realism) khẳng định trường hợp Nga là lỗi chính sách của Mỹ, và cụ thể là việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO.


Trong khi chính trị gia theo lối dân chủ tự do phán xét tình huống dựa trên quy tắc, đạo đức, giá trị… thì người hiện thực chú trọng quyền lực và chính trị.


Diễn biến tới nay cho thấy cả hai chiến lược của Mỹ dành cho Trung Quốc và Nga đều thất bại.

image005

CNN nhắc lại việc Mỹ bắt đầu cởi mở với Trung Quốc trong những năm 1970 dưới thời chính quyền Nixon, lưu ý rằng đây là động tác góp phần chia rẽ Trung Quốc và Liên Xô. Nhưng hàng loạt chính sách sau đó đã kết thúc với màn bắt tay giữa ông Tập và ông Putin. Mỹ "mất" Trung Quốc.


Tương tự, việc mở rộng NATO đã thúc đẩy sự phản ứng của Nga và sau cùng Matxcơva xích lại gần Trung Quốc.


George F. Kennan, một trong những kiến trúc sư cho chính sách Chiến tranh lạnh của Mỹ, thực ra đã cảnh báo về hậu quả của việc mở rộng NATO sang phía đông. Ông thậm chí đã đoán được việc này sẽ đẩy Nga về phía Trung Quốc.


Vào tháng 2-1997, Kennan ở tuổi 93 đã viết trên New York Times: "Việc mở rộng NATO sẽ là sai lầm định mệnh trong chính sách của Mỹ ở thời đại hậu Chiến tranh lạnh. Một quyết định như thế có thể làm bùng phát chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chống phương Tây, và xu hướng quân sự trong dư luận Nga…".


Ông dự đoán Nga sẽ phát triển quan hệ gần gũi hơn với các nước láng giềng phía đông, đáng chú ý là Iran và Trung Quốc, nhằm tạo ra một khối quân sự chống phương Tây mạnh mẽ, đối trọng với một NATO đang tăng cường áp đảo thế giới.


Tình hình có vẻ đúng như vậy. Nếu Nga và Iran đã có sự kết nối từ trước, Trung Quốc đang thậm chí tạo sức ảnh hưởng ở cả Trung Đông sau khi làm trung gian hòa giải cho Iran và Saudi Arabia. Sắp tới, Iran và Saudi Arabia được biết sẽ mở lại sứ quán ở Syria. Hiện nay Nga là đồng minh số một của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người không được phương Tây ưa thích.


Trong chuyến thăm Nga lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ít lần nhắc lại quan điểm về mô hình hợp tác mới của các nước lớn, đồng thời nhấn mạnh không đồng ý với việc một thế lực duy nhất chi phối thế giới. Ông không trực tiếp nhắc tên Mỹ, nhưng chắc chắn tuyên bố này cho thấy lịch sử chưa chấm dứt…
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18622)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20062)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21151)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19536)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18328)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22304)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18630)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20663)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19914)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25224)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20143)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18512)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17712)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20368)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17699)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20293)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20311)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20792)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22095)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18756)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…