Hun Sen đưa quân tới biên giới Việt Nam, treo thưởng bắn hạ drone

30 Tháng Sáu 20237:39 SA(Xem: 1921)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ SÁU 30 JUNE 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Hun Sen đưa quân tới biên giới Việt Nam, treo thưởng bắn hạ drone


image001Getty Images. Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy xử lý nước ở Phnom Penh vào ngày 19/6/2023


BBC 30/6/2023


Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra lệnh đưa 500 quân tới biên giới phía đông với Việt Nam sau khi các thiết bị bay không người lái (drone) bị cáo buộc xâm phạm lãnh thổ nước này, tờ Nikkei Asia đưa tin.


Phát biểu hôm 28/6, ông Hun Sen cho biết sẽ trao thưởng 200.000 USD cho bất kì đơn vị quân đội nào có thể bắn hạ được các drone mà ông nói đã bay vào hai tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri vào đêm 27/6.


Hai tỉnh này là những vùng đất nông nghiệp và lâm nghiệp, ít có các cơ quan hành chính.


Ông Hun Sen đã yêu cầu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tea Banh, Đại tướng Vong Pisen, Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia và Đại tướng Hing Bun Heang, Phó Tổng tư lệnh kiêm Tư lệnh cảnh vệ chuẩn bị sẵn sàng vũ khí bắn vào khu vực mà các drone bay vào.


Truyền thông Việt Nam không đưa tin về vụ việc, vốn diễn ra trước cuộc bầu cử của Campuchia vào tháng tới.


“Vấn đề là có rất nhiều drone bay vào tỉnh Ratanakkiri của Campuchia liên tiếp, chúng tôi đã hỏi Việt Nam thì phía Việt Nam phủ nhận đó là các drone của họ”, báo Khmer Times dẫn lời ông Hun Sen.


Không nói cụ thể, nhưng ông Hun Sen cho rằng các drone này có thể liên quan đến cuộc tấn công hôm 11/6/2023 nhằm vào các trụ sở công an xã ở tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam, khiến 9 người thiệt mạng, và có dấu hiệu cho thấy một số “kẻ đào tẩu” đã trốn sang lãnh thổ Campuchia.


Một lá thư do Cambodia New Vision công bố trích lời ông Hun Sen nói rằng “lệnh bổ sung cho các lực lượng trong quân khu 1” là “truy tìm các lực lượng chạy từ Việt Nam qua để ẩn náu trong lãnh thổ Campuchia.”


“Rõ ràng là các thiết bị drone đang tìm cách liên lạc với một nhóm người đào tẩu đã trốn khỏi Việt Nam, và có thể đang ẩn náu ở Campuchia”, ông Hun Sen nói.


Sau vụ tấn công, các nhà chức trách Việt Nam đến nay đã bắt giữ 84 người và truy tố 75 người với cáo buộc “khủng bố” và cho là có sự hậu thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài qua việc cử người xâm nhập trái phép Việt Nam để dàn dựng, chỉ đạo tấn công khủng bố mà không đề cập đến nguồn gốc dân tộc của họ.


Vào ngày 19/6, Hun Sen cho biết ông đã trục xuất tất cả những người Thượng tìm cách tị nạn ở Campuchia sau các vụ đụng độ bạo lực với lực lượng an ninh Việt Nam, theo The Diplomat.


Cuộc bầu cử của Campuchia sẽ diễn ra vào ngày 23/7 tới, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền lâu năm của ông Hun Sen đang chuẩn bị cho chiến dịch kéo dài ba tuần bắt đầu từ ngày 1/7.


Hôm 24/7, ông Hun Sen cáo buộc một nhóm đối lập giấu tên âm mưu bắt cóc ông, đồng thời nói thêm rằng họ đã kêu gọi “các lực lượng vũ trang bắn vào Hun Sen.”


Thủ tướng Campuchia cũng cho biết ông sẵn sàng hy sinh từ 100 đến 200 người để duy trì hòa bình.


Việc triển khai quân đội đến biên giới Việt Nam và yêu cầu bắn hạ drone chỉ có thể làm tăng thêm cảm giác an ninh trước cuộc bỏ phiếu ở Campuchia và từ góc độ lịch sử, điều đó không có gì bất thường, The Diplomat nhận định.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30617)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19227)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17978)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18275)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20334)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19544)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19269)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18415)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19335)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17695)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18896)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22285)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22794)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18804)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20900)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22058)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22272)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19733)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20479)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19598)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.