‘Văn Hóa thủ đô’: Công an xây nghệ thuật cấp cao

27 Tháng Tám 20236:00 SA(Xem: 1974)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – CHỦ NHẬT 27 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


‘Văn Hóa thủ đô’: Công an xây nghệ thuật cấp cao


Thủ đô Hà Nội đang thiếu trường công nhưng thừa nhà hát?


image001Nhà hát Hồ Gươm tọa lạc tại số 40 - 40A Hàng Bài khởi công tháng 10/2021 trên khu đất 5.000m2, được Bộ Công an và UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ khánh thành hôm 9/7/2023


  • Tác giả, Song May
  • Vai trò, Gửi bài tới Diễn Đàn BBC từ Sài Gòn
  • 26 tháng 8 2023


Trong hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 18/8/2023, bà Vũ Thu Hà, phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đã kiến nghị chính phủ cho phép các trường học ở nội đô Hà Nội được phép nâng tầng và xây thêm hầm.


Lý do theo bà Hà là số học sinh ở Hà Nội tăng nhanh, trung bình mỗi niên học tăng 50.000 – 60.000 học sinh các cấp, thay vì phải xây thêm 30 – 40 trường học mới thì cho phép các trường hiện hữu trong nội thành được nâng thêm tầng và xây thêm hầm để có thêm phòng học cho học sinh.


Thực ra, câu chuyện Hà Nội thiếu trường công để phục vụ trẻ em đã được mạng xã hội nêu ra lâu nay. Đề nghị này của bà Vũ Thu Hà nay được truyền thông nhà nước đăng tải ngày 21/8/2023, tiếp tục gây ra nhiều ý kiến trái chiều.


Theo các số liệu chính thống là chỉ trong niên học 2023-2024, gần 30.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2) của Hà Nội không có chỗ vào lớp 10 công lập tại các quận trung tâm, phải ghi danh học trường tư, trung tâm giáo dục thường xuyên (nôm na là bổ túc văn hóa) hoặc phải ra ngoại ô cách để học trường công, vì những trường này lấy điểm chuẩn thấp hơn nội đô.


Trung tuần tháng 7/2023, lướt các báo mạng VietnamNet, Tiền Phong đều thấy đề cập việc nhiều phụ huynh Hà Nội phải đăng ký cho con vào lớp 10 trường công ở ngoại ô, cách xa nhà từ 20 – 80km, vì không đủ điểm vào lớp 10 trường công gần nhà (tuyển đầu vào trên 40 điểm các môn), còn trường tư thì học phí cao, không lo nổi.


image004Phụ huynh chờ con thi vào trường cấp 3 ở Hà Nội - ảnh minh hoạ


VietnamNet ngày 17/7/2023 dẫn lời một phụ huynh là bà T.H.H. (quận Hai Bà Trưng) từng vạ vật xếp hàng nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 trường trung học phổ thông (THPT) Hoàng Cầu nhưng không thành, đã phải đăng ký cho con học trường THPT Bắc Lương Sơn (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cách nhà 46km.


Vì trường Bắc Lương Sơn quá xa nhà nên bà phải thuê phòng trọ ở gần trường cho con học. Theo bà tính, chi phí thuê phòng trọ và ăn uống khoảng 3 triệu đồng/tháng (USD126/tháng) vẫn rẻ hơn học trường tư ở trung tâm Hà Nội.


Trước đó, VnExpress ngày 7/7/2023 trong bài viết “Không thể bắt học sinh Hà Nội đi 20km để được học trường công lập”, đã trích nhiều ý kiến độc giả cho thấy sự bất bình của dân Hà Nội trước phát biểu của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, là Hà Nội không thiếu chỗ học.


Ý kiến của nhiều độc giả là mạng lưới trường công ở Hà Nội phân bổ không đều: ngoại ô thừa trường, còn nội ô lại thiếu và cho rằng việc quy hoạch trường của Hà Nội có vấn đề. Hầu hết phụ huynh Hà Nội đều lo ngại việc phải cho con đang tuổi thiếu niên ở trọ xa nhà, ngoài tầm kiểm soát và chăm sóc của họ. Điều này có thể gây ra những hệ lụy cho xã hội khó lường trước trong tương lai.


Đúng là nghịch lý, khi sinh viên ở tỉnh vào nội ô Hà Nội thuê phòng trọ để học đại học, còn học sinh trung học (thiếu niên, thiếu nữ, chưa trưởng thành) lại phải khăn gói ra ngoại ô thuê phòng trọ để được học nốt ba năm cuối trung học!


Có thật là Hà Nội thiếu quỹ đất để xây trường học?


Đầu tháng 7 vừa qua, Hà Nội vừa khánh thành một nhà hát nguy nga lộng lẫy có 900 ghế ngồi, diện tích 5.000m2, mang tên nhà hát Hồ Gươm, chủ đầu tư là Bộ Công An và UBND thành phố Hà Nội, tọa lạc tại số 40-40A Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngay trung tâm thủ đô.


Điều đáng nói là Hà Nội vốn đã có sẵn gần 20 nhà hát, quy mô từ 200- 1.000 chỗ ngồi được phân bổ khắp thành phố. Tuy nhiên nhiều nhà hát đìu hiu, rơi vào trạng thái hoạt động cầm chừng, không có khán giả, gây lãng phí.


Ngày 9/7/2023, thủ tướng Phạm Minh Chính, đại tướng Tô Lâm, đại tướng Phan Văn Giang cùng lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, các bộ ban ngành và các nghệ sĩ đã dự khánh thành nhà hát Hồ Gươm “là nỗ lực đầu tư cho văn hóa”, theo báo Tuổi Trẻ.


image006Nguồn hình ảnh, Facebook. Chụp lại hình ảnh,


Bình luận về nhà hát Hồ Gươm trên Facebook Đặng Bích Phượng, trong đó cho biết nhà hát này được xây trên mảnh đất vốn là doanh trại của Bộ Công an và được tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng thành nhà hát để tặng Bộ Công an


Không thấy báo nói khi xây dựng nhà hát này, có ai hỏi ý kiến dân thủ đô xem họ có cần không, và cơ sở này sẽ kinh doanh thế nào khi “nhiều nhà hát ở Hà Nội hoạt động cầm chừng”, như truyền thông VN nói.


Phải thừa nhận rằng các nhà hát ở Hà Nội đa số nằm ở vị trí đẹp (toàn quận trung tâm như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân)… mà vẫn vắng khán giả, phải cho thuê tổ chức sự kiện hoặc sống nhờ nguồn tiền từ ngân sách.


Tôi thấy kể cả là Nhà hát Lớn Hà Nội, đã 112 năm tuổi, do người Pháp xây, có 870 ghế ngồi, mỗi tháng chỉ có 8 chương trình, chủ yếu cho thuê rạp để trình diễn, phải mở bán vé tham quan nhà hát vào thứ hai – chủ nhật (trừ thứ sáu) với giá vé 120.000 đồng/người (70 phút/lượt).


Nhà hát Hồ Gươm là cái thứ 9 được xây dựng tại quận Hoàn Kiếm. Đây là quận nhỏ nhất Hà Nội, chỉ có diện tích 5,29km2, mà phải “cõng” trên lưng 9 nhà hát, có tổng cộng 3.342 chỗ ngồi (chưa tính nhà hát ca múa nhạc Thăng Long vì không có số liệu). Tức là chỉ một quận mà đã có Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà hát Kịch Việt Nam, nhà hát Kịch Hà Nội, nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, nhà hát múa rối Thăng Long, nhà hát Tuồng Việt Nam, nhà hát Cải Lương Hà Nội, nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam và mới nhất là nhà hát Hồ Gươm của Bộ Công an.

image008

Đối lập với số nhà hát thuộc hàng kỷ lục, Hoàn Kiếm có bao nhiêu trường Trung học phổ thông công lập?


Xin thưa chỉ có hai trường là THPT Trần Phú và Việt Đức. Cả hai trường này đều được xây dựng từ thời Pháp. Trường Trần Phú gốc là hai trường trung học Grand Lycée và Petit Lycée, xây dựng 1919; còn Việt Đức vốn là trường dòng Puginier của đạo Công giáo, xây dựng từ 1897. Cả hai trường này mỗi năm chỉ nhận tổng cộng 1.200 em học sinh vào lớp 10.


Thiết nghĩ, thay vì xây nhà hát Hồ Gươm để kinh doanh, người ta nên trả 5.000 m2 đất này cho Hà Nội để xây thêm một trường trung học phổ thông thì học sinh Hà Nội có lẽ không phải ngậm ngùi xách valy đi ở phòng trọ cách nhà 20km – 80km để học trường công, hoặc trong tương lai, không cần phải chui xuống tầng hầm để học.

image010

Bài thể hiện quan điểm riêng của cây bút Song May, hiện sống tại TP Sài Gòn.

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30615)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19225)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17976)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18274)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20334)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19541)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19268)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18415)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19334)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17695)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18894)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22285)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22794)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18803)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20900)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22057)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22271)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19733)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20478)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19598)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.