Nâng cấp Việt-Mỹ lên “đối tác chiến lược” là điều đáng “hoan nghênh”

03 Tháng Chín 20238:44 SA(Xem: 1789)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 –  CHỦ NHẬT 03 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Nâng cấp Việt-Mỹ lên “đối tác chiến lược” là điều đáng “hoan nghênh”


Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
02/9/2023


image003Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ tại Phnom Penh vào ngày 12 tháng 11 năm 2022. AFP


Quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nếu được nâng lên tầm mức mới như ‘đối tác chiến lược’ hay ‘đối tác chiến lược toàn diện’ trong thời gian tới đây, nhất là ngay trong dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam cấp nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến vào ngày 10/9/2023, sẽ là một ‘tiến triển’ đáng hoan nghênh, một số ý kiến từ trong giới quan sát và phân tích chính trị, thời sự Việt Nam từ trong nước và hải ngoại nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 02/9 trong dịp Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đang đánh dấu 78 năm ngày quốc khánh.


Liệu có dám đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của Đảng?


Trước hết, từ Sài Gòn, ông Trần Tiến Đức, cựu Vụ trưởng một Ủy ban nhà nước thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trước đây và nguyên thành viên nhóm tư vấn một số vấn đề chính sách cho Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội Việt Nam những nhiệm kỳ trước đây, nói với Đài Á Châu Tự Do, hôm thứ Bảy trên quan điểm riêng:


“Như mọi người dân Việt Nam, chúng tôi rất hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, và nếu chuyến thăm này mà đánh dấu bằng việc nâng cấp mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai cựu thù trước đây, thành mối quan hệ chiến lược toàn diện thì sẽ là một điều rất tốt đẹp cho Việt Nam. Hôm nay là ngày 02/9, tôi nhớ là trong Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ trong bài nói mở đầu cho bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam và thứ hai nữa là sau đó trong vòng hai năm, ông đã có rất nhiều nỗ lực, rất nhiều bức thư gửi đến Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là ông Harry S. Truman, người đã thay Tổng thống Franklin D. Roosevelt, và mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước…”


Nhìn lại lịch sử và hướng đến tương lai, đặc biệt cho đây là một ‘cơ hội’ mang tính lịch sử cho Việt Nam, ông Trần Tiến Đức đặt vấn đề liệu các nhà lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay có dám ‘đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của đảng cầm quyền’ để làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ hay là không, vị cựu Vụ trưởng nêu quan điểm:


“Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi lý thú và câu trả lời bây giờ chắc chắn thuộc về bên phía các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, họ vẫn luôn nói rằng họ là một đảng của dân và vì dân. Bây giờ thế nào là vì dân? Tôi nghĩ rằng Hồ Chí Minh từ lúc khai sáng ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã luôn nhấn mạnh hai từ là ‘độc lập’ và ‘tự do’. ‘Độc lập’ là độc lập dân tộc, ‘độc lập’ có nghĩa là người Việt Nam có quyền quyết định về tất cả những vấn đề liên quan việc nội trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam và ‘tự do’ nghĩa là không bị một thế lực nào ràng buộc. Tự do cho đất nước, một nước tự do có nghĩa là không một thế lực ngoại bang nào có thể chi phối mọi đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Nam.”


Từ Hà Nội, cùng ngày 2/9, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS – một tổ chức think-tank nghiên cứu và phản biện chính sách độc lập đã tự giải thể) nói với RFA Tiếng Việt:


“Tôi cũng hoan nghênh tiến triển ấy nếu một tuần nữa nó diễn ra như là dự kiến và tôi nghĩ rằng đấy là một điều tốt cho khu vực cũng như là cho cả thế giới. Nó tốt bởi vì nó tạo điều kiện cho Việt Nam, ở trong một mạng lưới những mối quan hệ này, củng cố mối quan hệ với một nước lớn hàng đầu thế giới như Mỹ, thì chắc chắn sẽ tốt cho vấn đề an ninh quốc gia, an ninh khu vực, phát triển kinh tế, phát triển khoa học, phát triển văn hóa. Đấy là những điểm đầu tiên, và trên cơ sở đó, tôi nghĩ rằng chắc chắn nó cũng sẽ tốt cho vấn đề dân chủ và nhân quyền. Mà vấn đề sau cùng này là vấn đề của người dân Việt Nam, nhưng nếu các điều kiện xung quanh mà thuận lợi, thì nó tốt cho cả chuyện đó nữa.”


‘Phải bước qua nhà nhau trước, rồi thúc đẩy quét nhà cho sạch’


Từ Berlin, CHLB Đức, nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo từ góc nhìn của mình, nói với Đài Á Châu Tự Do:


Tôi nghĩ rằng không phải những nước như Mỹ không hiểu những điều mà nhà cầm quyền Việt Nam đang làm, những sự hà khắc, sự vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền và sự gian dối mà những người đứng đầu Việt Nam đang làm, nhưng họ vẫn ký kết, họ vẫn cố gắng thúc đẩy càng nhiều càng tốt, bởi vì chúng ta có thể hình dung như thế này: một nhà hàng xóm, hoặc một nhà mà chúng ta có quan hệ thương mại hay quan hệ gì đó, mà mình cứ chê nhà họ bẩn, mà mình không bao giờ bước vào nhà họ cả, thì mối quan hệ ‘thù địch’ giữa hai bên càng ngày càng lớn. Bây giờ trước hết là phải có chuyện bước qua nhà của nhau, sau đó sẽ thúc đẩy việc quét nhà kia cho sạch, để mà xóa bỏ bớt bạo lực ở trong cái nhà mà chúng ta vốn thấy rằng đang có rất nhiều vấn đề.


Tôi còn muốn nói thế này nữa, gần đây có những sự đàn áp người bất đồng chính kiến ở trong nước rất là hà khắc, chẳng hạn có thông tin đã đưa, dù tôi không đủ khả năng để kiểm chứng, nhưng rõ ràng có thông tin đưa rằng tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và một số người nữa đã bị đe dọa một cách trực tiếp ngay trong trại giam số 6, tại Thanh Chương, Nghệ An, thì tôi nghĩ rằng đó là một điều không thể chấp nhận được, rất là tàn nhẫn, và những người phụ trách trại giam cũng như những người đứng đầu Bộ Công an, hay Chính phủ, hay là đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc đó; không thể để như thế, nó sẽ xảy ra rất nhiều những ảnh hưởng không tốt và nó vi phạm nhân quyền. Không thể có chuyện như thế và phải trả tự do ngay cho những tù nhân lương tâm ở Việt Nam đang bị giam giữ.”


Đưa ra thêm bình luận, TSKH Nguyễn Quang A cho rằng nếu hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định thiết lập quan hệ đối tác ở mức độ mới cao hơn mức độ hiện nay trong thời gian tới đây, điều này sẽ cho thấy hai bên đã có sự ‘hiểu biết’ khá rõ về nhau và cũng đã có những ‘mức độ tương đồng’ khá cao trong nhiều vấn đề và tư duy có tầm chiến lược cũng như ưu tiên về lợi ích quốc gia, ông nói thêm với RFA Tiếng Việt:


“Tôi nghĩ hai ba, điểm có thể là ưu tiên cao nhất và có thể trùng hợp với nhau, thứ nhất là vấn đề an ninh, vấn đề địa chính trị, thứ hai là vấn đề phát triển kinh tế, rồi đến thứ ba là những vấn đề về môi trường, khí hậu, khu vực. Thí dụ với ba điểm lớn như thế, mối quan tâm của cả hai bên ở mức độ nào đấy khá tương đồng.”


‘Bạn bè sẽ vui mừng ủng hộ Việt Nam, đặc biệt về Biển Đông’


Triển vọng đem lại từ việc nâng cấp quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Mỹ là gì sau chuyến thăm của TT Joe Biden, ông Trần Đức Tiến cho biết trên quan điểm cá nhân:


 “Tôi nghĩ rằng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ góp phần thúc đẩy những giá trị phổ quát của loài người và của con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có nhà nước pháp quyền, trong đó có các quyền của con người và các quyền hợp pháp khác, những quyền đó về cơ bản đã được thể hiện trong Hiến pháp của Việt Nam, những giữa điều ghi trong Hiến pháp và thực thi còn có khoảng cách rất xa và cũng có thể điều đó do ảnh hưởng một phần của những tác động của những thế lực bên ngoài. Nhưng bây giờ khi những tác động đó, khi chúng ta đã có một vị trí thích đáng hơn trên trường quốc tế, và có những đối tác mạnh mẽ hơn ủng hộ chúng ta trong việc thúc đẩy những quyền con người và nhân quyền cũng như một nhà nước pháp quyền, thì tôi nghĩ rằng nó sẽ góp cho đất nước Việt Nam trở nên đáp ứng đầy đủ hơn nữa những chuẩn mực của một nhà nước văn minh của quốc tế.”


Theo ông Trần Tiến Đức, tất nhiên điều này là một quá trình lâu dài, mà ông cho rằng không phải là khi có được mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Hoa Kỳ thì mọi sự sẽ tự động xảy ra, mà sự tiến bộ trong lĩnh vực này đòi hỏi trước hết ở những nỗ lực của mọi người Việt Nam ở trong nước mà vẫn theo ông phải ‘không bằng lòng với thực tại hiện nay’ và phải đấu tranh bằng những biện pháp thích hợp để đảm bảo ‘những quyền tự do, dân chủ của mình và của mỗi người Việt Nam.’


Về khía cạnh an ninh, chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt ở trên Biển Đông, liên quan vị thế mới có thể được mang cho Việt Nam khi hai quốc gia Việt – Mỹ trở thành đối tác chiến lược hay chiến lược toàn diện của nhau, vị cựu Vụ trưởng nói:


“Trước đây, cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã là người đầu tiên thay đổi đường lối ngoại giao của Việt Nam, phân tích rằng thế giới nay là một thế giới đa cực. Cho nên, từ đó Việt Nam có chủ trương là càng nhiều bè bạn thì càng tốt. Và bây giờ, trong số những bè bạn của Việt Nam, có rất nhiều nước có quan hệ rất mật thiết về mặt kinh tế, chính trị, về mặt quân sự đối với Hoa Kỳ. Một khi Hoa Kỳ và Việt Nam, nếu thiết lập được mối quan hệ chiến lược toàn diện, thì chắc chắn rằng họ (các nước đó) cũng sẽ vui mừng và họ sẽ càng ủng hộ Việt Nam hơn nữa trong những vấn đề tranh chấp quốc tế, đặc biệt là vấn đề Biển Đông,” ông Trần Tiến Đức đưa ra nhận định với Đài Á Châu Tự Do trên quan điểm riêng.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30611)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19213)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17973)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18271)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20330)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19534)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19256)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18406)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19327)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17692)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18892)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22282)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22791)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18798)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20897)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22048)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22263)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19726)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20475)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19591)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.