Cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ‘đớp’ 2,25 triệu USD trong vụ Việt Á

12 Tháng Chín 20237:34 SA(Xem: 1935)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ BA 12 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ‘đớp’ 2,25 triệu USD trong vụ Việt Á


THÂN HOÀNG


18/08/2023


https://tuoitre.vn/cuu-bo-truong-bo-y-te-nguyen-thanh-long-nhan-2-25-trieu-usd-trong-vu-viet-a-20230817103506814.htm


Cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị cơ quan điều tra kết luận nhận 2,25 triệu USD liên quan đến các hành vi sai phạm và đề nghị truy tố trong vụ Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.


image031Cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh (trái) và cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.


Ngày 17-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận điều tra vụ án Công ty Việt Á "thổi giá" kit xét nghiệm, đề nghị truy tố cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.


Theo kết luận điều tra, cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận 2,25 triệu USD trong vụ Việt Á.


C03 kết luận điều tra vụ án Công ty Việt Á 'thổi giá' kit xét nghiệm, ông Nguyễn Thanh Long nhận 2,25 triệu USD


Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Thanh Long đã có hành vi nhận hối lộ trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước.


Ông Long tạo điều kiện cho Công ty Việt Á đăng ký lưu hành bộ kit xét nghiệm dù không đủ điều kiện


Theo kết luận điều tra, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long biết kit xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu do Bộ Khoa học và Công nghệ giao Học viện Quân y chủ trì, thuộc sở hữu nhà nước.


Công ty Việt Á không đủ điều kiện để được cấp số đăng ký lưu hành, tuy nhiên theo đề nghị của Phan Quốc Việt, ông Long đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện để đơn vị này được cấp số đăng ký lưu hành tạm thời cho kit xét nghiệm COVID-19.


Bộ Y tế sau đó ban hành quyết định cấp số đăng ký lưu hành chính thức sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 cho Công ty Việt Á. Ông Long đã đại diện Bộ Y tế thực hiện hiệp thương giá kit xét nghiệm với Việt Á, có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính.


Cuối cùng, Bộ Y tế quyết định giá hiệp thương với Công ty Việt Á là 470.000 đồng/kit xét nghiệm.


"Mức giá này theo cơ quan điều tra là không có căn cứ nên Bộ Tài chính phải đôn đốc Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương để xác định giá chính thức làm cơ sở ký hợp đồng, thanh toán.


Mặc dù vậy, Bộ Y tế vẫn không thực hiện mà thanh toán cho Công ty Việt Á thông qua nguồn tài trợ của các ngân hàng", kết luận nêu.


Không chỉ vậy, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện Công ty Việt Á sai phạm về nguyên vật liệu sản xuất và có ý kiến đề nghị Bộ Y tế thu hồi số đăng ký của Việt Á.


Tuy nhiên, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã không chỉ đạo kịp thời. Ông Long cũng không ra kết luận kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Với những sai phạm đã được chỉ ra như trên nhưng Bộ Y tế vẫn công bố giá không có căn cứ lên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế tạo mặt bằng giá kit xét nghiệm.


C03 nhận định, từ hàng loạt hành vi "tạo điều kiện" và sai quy định của cựu bộ trưởng dẫn tới việc Việt Á bán cho các đơn vị, địa phương theo giá kit xét nghiệm đã nâng khống.


Đặc biệt, khi Việt Á sản xuất kit, ông Long còn giới thiệu Phan Quốc Việt với lãnh đạo một số địa phương, tạo điều kiện cho Việt Á tiêu thụ kit xét nghiệm.


Nhận 2,25 triệu USD, ông Nguyễn Thanh Long bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ 


Thời điểm khởi tố bị can, bắt tạm giam, ông Nguyễn Thanh Long bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.


Tuy nhiên quá trình điều tra, làm rõ được hành vi nhận tiền của ông Long, nhận tiền nhiều lần từ chủ tịch Công ty Việt Á, nên cơ quan điều tra đổi tội danh và đề nghị truy tố cựu bộ trưởng tội nhận hối lộ.


Theo kết luận, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và thư ký của mình là bị can Nguyễn Huỳnh đã can thiệp, tác động và chỉ đạo giúp Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm COVID-19, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương trái quy định pháp luật.


Chỉ đạo trên của ông Long bị cáo buộc là không có căn cứ, để Công ty Việt Á tổ chức sản xuất, tiêu thụ kit xét nghiệm theo đơn giá đã được Phan Quốc Việt nâng khống, thu lời bất chính số tiền đặc biệt lớn.


Đồng thời cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và thư ký của mình gợi ý Phan Quốc Việt đưa tiền - kết luận nêu.


Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền mà Phan Quốc Việt đã chi hối lộ cho cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lên đến 2,25 triệu USD (hơn 51 tỉ đồng).


Trong đó, Việt đưa cho Nguyễn Huỳnh 2,2 triệu USD để chuyển cho ông Nguyễn Thanh Long và trực tiếp Việt đưa cho cựu bộ trưởng 50.000 USD.


Việt cũng chi hối lộ cho cá nhân thư ký của ông Long 4 tỉ đồng. Tổng số tiền thư ký của ông Long bị cáo buộc nhận hối lộ là 53,9 tỉ, trong đó chuyển cho ông Long 49,9 tỉ, còn sử dụng cá nhân 4 tỉ.


Hành vi của ông Long bị cơ quan điều tra xác định đã phạm vào tội nhận hối lộ.


Ông Long là "tư lệnh" của ngành y tế có vai trò thực hiện, giám sát công tác phòng chống dịch nhưng lại bị bắt vì những sai phạm liên quan đến vụ án Công ty Việt Á hối lộ các quan chức hàng trăm tỉ đồng để thông đồng nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.


Tổng giám đốc Công ty Việt Á chuyển tiền qua thư ký của ông Long


Lần đầu tiên, tổng giám đốc Công ty Việt Á đưa hối lộ cho thư ký của ông Long vào khoảng tháng 12-2020. Phan Quốc Việt gọi điện qua ứng dụng Whatsapp cho Nguyễn Huỳnh và được thư ký bộ trưởng này hẹn đến gặp tại nhà riêng ở quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Sau đó, Việt xách theo một túi vải màu xanh có in logo của Ngân hàng TMCP Á Châu (trong đó có 200.000 USD Việt đã chuẩn bị trước) đến đợi ở trước cửa nhà Huỳnh.


Khoảng 12h trưa, Huỳnh từ trụ sở Bộ Y tế về, mở cửa nhà và cùng Việt vào phòng khách tầng 1 ngồi uống nước, nói chuyện tại bàn trà. Sau khi nói chuyện, Việt lấy túi tiền đặt trên mặt bàn nói Huỳnh chuyển cho bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, rồi ra về.


Sau khi Việt về, Huỳnh mở túi kiểm tra thấy có 200.000 USD, gồm 2 cọc, mỗi cọc 10 tệp, mỗi tệp 100 tờ mệnh giá 100 USD. Cựu thư ký mang túi tiền này cất vào ô tô rồi lái xe đến trụ sở Bộ Y tế làm việc buổi chiều.


Đến khoảng 18h cùng ngày, Huỳnh đi xe ô tô đến nhà riêng của ông Long ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội để đón, đưa cựu bộ trưởng ra quán Công Viên Nhỏ ở bãi An Dương ăn tối với bạn của ông Long.


Khi đi, ông Long mang theo cặp da màu đen, để ở ghế sau xe ô tô của Huỳnh. Sau khi cựu bộ trưởng vào quán ăn tối cùng bạn thì thư ký lái xe về nhà riêng.


Đến khoảng 22h cùng ngày, khi được cựu bộ trưởng gọi đến đón thì Huỳnh để số tiền 200.000 USD đã nhận từ Phan Quốc Việt trước đó vào cặp da của ông Long. Khi về đến nhà, Huỳnh nói có 200.000 USD Việt chuyển cho bộ trưởng để trong cặp da.


Ông Long xuống xe, xách cặp da vào nhà, kiểm tra thấy trong cặp có 200.000 USD, gồm 20 tệp, mỗi tập 100 tờ mệnh giá 100 USD - kết luận nêu.


Cũng trong vụ Việt Á, ông Chu Ngọc Anh - cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.


Các quan chức cấp bộ bị đề nghị truy tố trong vụ Việt Á gồm: ông Nguyễn Minh Tuấn - nguyên vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế; ông Nguyễn Nam Liên - vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Y tế; ông Trịnh Thanh Hùng - phó vụ trưởng Vụ khoa học - công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ; và ông Nguyễn Huỳnh - phó trưởng phòng quản lý giá Cục Quản lý dược, cựu thư ký bộ trưởng Nguyễn Thanh Long...


Các ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh cùng bị khởi tố trong vụ án thổi giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, xảy ra trong giai đoạn dịch COVID-19 ở nước ta.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30607)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19213)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17964)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18271)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20329)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19533)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19255)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18405)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19326)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17692)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18891)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22281)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22791)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18798)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20897)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22047)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22244)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19723)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20467)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19581)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.