Tiểu sử tác giả
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là
một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác
viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí
thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt
Thứ bảy, 12/07/2014
Chữ ký của người Cộng sản
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi
VOA 30.04.2014
Có Hiệp định
Nghĩ lại để mà xót xa, luyến tiếc, để tủi hận và thức tỉnh, làm bài học cho mỗi
người Việt mình.
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh
tháng 12 năm 1972. Hội nghị
Ngày 23 tháng 1 tôi được chỉ định sẽ tham gia Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ
VN DCCH trong Ban Liên hợp Quân sự 4 bên, làm việc tại Sài Gòn trong 60 ngày.
Đoàn do thiếu tướng Lê Quang Hòa làm trưởng đoàn, ông Lưu Văn Lợi vụ trưởng bộ
ngoại giao làm phó đoàn, mang quân hàm đại tá, một phó đoàn là đại tá Hoàng Hoa
(tên thật là Hồ Quang Hóa). Tôi được giao nhiệm vụ làm Người phát ngôn của
đoàn, trong quan hệ với giới thông tin báo chí trong và ngoài nước.
Ngay đêm đó tôi được đọc trước bản Hiệp Định đã được ký tắt, sẽ được ký chính
thức vào ngày 27/1 ở
Những ngày bận rộn, hối hả. Tôi phải vào bộ tổng tham mưu, Cục tác chiến, theo
dõi kỹ tình hình chiến sự mới nhất từng khu vực trên hàng loạt bản đồ. Tôi
nghiên cứu hầu như thuộc lòng bản Hiệp định
60 ngày sống ở Sài gòn thật sôi nổi, mới lạ, thú vị. Máy bay Hoa Kỳ C-130 ra Hà
Nội đón chúng tôi vào Sài Gòn, ở trong trại Davis - trại cũ của bộ đội truyền
tin Mỹ, nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi ra phòng họp của Ban Liên Hợp
Quân sự 4 bên hàng ngày.
Tôi có hàng chục lượt xuống trung tâm Sài Gòn gặp Ủy ban Quốc tế (Ấn
Nhớ lại cả thời gian ấy, rồi trong cả 2 năm 1973 và 1974, chúng tôi vẫn cho
rằng việc thống nhất đất nước sẽ còn gay go và lâu dài, cho tận cuối năm 1974
khi trận Bình Long đang diễn ra không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ ngả ngũ
trong năm 1975, thậm chí trong năm 1976. Tôi nhớ cuối năm 1974 khi nhìn vào tấm
bản đồ lớn trong Sở chỉ huy, chỉ mới có 3 quận được ‘’giải phóng’’ là Lộc Ninh,
Đắc Tô và Cam Lộ, 3 điểm nhỏ xiú trên bản đồ mênh mông. Năm 1972 ý đồ chiến lược
là mở rộng một vùng giải phóng rộng ‘’vài ba tỉnh để đặt trụ sở Chính phủ Cách
Mạng Lâm thời miền Nam VN’’ vẫn còn trong mơ tưởng.
Cũng trong 60 ngày ở Sài Gòn và đi gần khắp miền Nam, nhiều anh em thân quen
với tôi đều cho rằng cuộc đọ sức quân sự khó ngả ngũ trong thời gian ngắn, vì
đối phương còn sức mạnh trong thế và lực với ta. Chúng tôi thấy rõ không quân
VN Cộng hòa lớn mạnh. Bộ binh VNCH đông, thiện chiến, chỉ huy dày dạn. Con
đường chiến đấu còn dài, gian nan.
Trong quân đội nhân dân và trong đảng CS sau Hiệp định
Tư tưởng muốn nghỉ ngơi ít lâu sau cuộc chiến đấu lâu dài gần 30 năm là dễ
hiểu. Chính tướng Đinh Đức Thiện, em ruột ông Sáu Búa Lê Đức Thọ gặp chúng tôi
ở Câu lạc bộ quân nhân, nói bỗ bã rằng :’’ Hăng máu vịt, nhưng con cái các
ông lớn có ai vào chiến truờng đâu. Sinh Bắc tử Nam toàn là con cháu nông dân
thấp cổ bé họng ’’, tôi nhớ mãi câu ông nói thêm : ‘’ Mỹ nó rút hết càng
là lý do để ta hạ súng nói chuyện anh em với nhau, nếu không sẽ còn giết nhau
bao lâu nữa, bao nhiêu ngàn, vạn bao tải (đựng xác chết) đều là con em nông dân
nhà ta cả ‘’. Công bằng mà nói ông Thiện có quan điểm khác với Sáu Búa, ông
từng tham gia đoàn trung ương, cùng các ông Tố Hữu và Nguyễn Thọ Chân bộ trưởng
Lao động vào Nam phổ biến nghị quyết TW ngay sau khi ký Hiệp Định Paris, nói rõ
ta cũng thực hiện ngừng bắn, có thời gian nghỉ ngơi, củng cố hàng ngũ, chuyển
sang đấu tranh chính trị . Tố Hữu vui miệng gọi đây là thới kỳ ‘’ gò cương, vỗ
béo ‘’, nhưng chỉ kéo dài được vài ba tháng. Tôi nhớ từ tháng 7 tháng 8 năm
1973 chiến sự lại rộ lên, nhất là ở quân khu IX.
Dầu sao lúc ấy với tôi, ý định chuyển sang đấu tranh chính trị cũng rất hấp
dẫn. Tôi thật sự chán ngán cuộc chiến. Tôi nhớ đến bà chị ruột tôi, em gái út
tôi đang ở cùng gia đình trong Sài Gòn, còn không ít anh họ tôi, em họ tôi,
cháu họ tôi, bè bạn tôi sống trong đó.
Nay đọc lại bản Hiệp Định
Ở Điều 2 Chương 2, ghi rõ ‘’Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện khắp miền Nam
VN kể từ 24 giờ GMT 27/1/1973. Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này ‘’là
vững chắc, không thời hạn’’. Các lực lượng mỗi bên sẽ ở nguyên vị trí, sẽ quy
định vùng mỗi bên và thể thức trú quân, phải ngừng mọi hoạt động tiến công
nhau, và triệt để tuân theo quy định ngăn cấm mọi hành động vũ lực và ngăn cấm
mọi hành động đối địch, khủng bố, trả thù.
Có cả một chương IV nói về ‘’ Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam
VN‘’, ghi rõ‘’ Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ VNDCCH cam kết tôn trọng những
nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết thông qua tổng tuyển cử tự do dân chủ,
có giám sát quốc tế, các nước ngoài không được áp đặt ; Ngay sau khi ngừng
bắn 2 bên Nam VN sẽ thực hiện hòa giải hòa hợp, xóa bỏ hận thù, Hiệp thương để
thành lập Hội Đồng Hoà giải hòa hợp dân tộc, với 3 thành phần ngang nhau.’’
Sau 60 ngày đầu tiên sau Hiệp Định Ban Liên Hợp QS 4 bên được thay bằng Ban
LHQS 2 bên ở miền Nam VN, nhưng thực tế là của 2 bên VNDCCH và Cộng Hòa VN.
Có thể nói sang năm 1974 vụ án chính trị ở Hoa Kỳ Watergate đã có tác dụng
quyết định đến tình hình VN, với tổng thống Nixon rất kiên định bị mất chức,
một tổng thống không được dân bầu lên là G. Ford thay thế, với một quốc hội
chán chường, mệt mỏi, bẳn tính, đến độ keo kiệt, thắt chặt hầu bao đến độ vô
cảm nhẫn tâm. Xin nhớ trong 10 năm tham chiến từ 1963 – 1973 Hoa Kỳ bỏ ra hàng
670 tỷ đô la (theo thống kê của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ) vào cuộc chiến xa xôi,
đến năm 1973 còn chi 3,2 tỷ, năm 1974 cắt xuống còn 700 triệu, rồi thiến bớt
chỉ còn 300 triệu kiểu nhỏ giọt, trong khi VNCH chỉ cần vài tỷ US$ để tồn tại
và cầm cự, nghĩa là chỉ yêu cầu không đầy 1% chi phí thời gian trước đó. Thật
là cạn tàu, ráo máng. Tham gia bức tử người bạn của mình.
Không phải chỉ là bỏ rơi một đồng minh, phản bội một tình bạn, nuốt chửng lời
cam kết danh dự, còn là tê bạc với vong linh hơn 60 ngàn quân nhân bỏ mình trên
chiến trường xa, phản bội ý nghĩa cao quý của sự hy sinh tham chiến của hàng
triệu lượt con em mình cho lý tưởng dân chủ, nền tảng tinh thần vô giá của Hoa
Kỳ.
Sau hơn 40 năm nhìn lại, các phía đều có phần chua chát đắng cay của mình. Nhân
dân Việt Nam nói chung bị chia rẽ, bị phản bội từ nhiều phía, nhưng sâu cay
nhất là từ đảng CS đã bội thực một chiến thắng bất xứng, không tiêu hóa nổi một
món quà ngẫu nhiên từ trời rơi xuống quá nhanh, bị nghẹn đến tắc thở, trở thành
một tầng lớp tư bản đỏ cực kỳ gian tham hung bạo, bị nhân dân xa rời khinh bỉ,
bị cả thế giới văn minh chỉ trích chê trách và nay đứng trước nguy cơ sụp đổ
bất cứ lúc nào.
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định.
Với thời gian mọi người có dịp nhìn rõ hơn tâm địa CS khi họ cam kết và hạ bút
ký các văn kiện ngoại giao, đó là ký mà biết trước là sẽ không tôn trọng chữ ký
của mình, ngay từ khi chữ ký chưa ráo mực.
Tuy trong Hiệp định không có điều khoản nào về QĐND miền Bắc rút ra khỏi miền
Nam, nhưng điều 13 nói rõ :’’Hai bên miền Nam VN sẽ giải quyết vấn đề các
lực lượng vũ trang của mình trên tinh thần hòa giải, hòa hợp, bình đẳng và
tương kính không có sự can thiệp ở bên ngoài. Hai bên miền Nam VN sẽ bàn việc
giảm quân và giải ngũ số quân ấy càng sớm càng tốt‘’. Ông Nguyễn Duy Trinh và
bà Nguyễn Thị Bình có bao nhiêu thành tâm đối với điều 13 này khi đặt bút ký
trên văn bản ngày 27/1/1973?
Năm nay nhắc lại việc ký kết năm xưa để ghi nhớ rằng thương lượng với CS, ký
kết với CS phải hết sức dè chừng, sự tráo trở, cạm bẫy của họ rất nguy hiểm, tệ
hại, hiển nhiên.
Cam kết để được vào làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cam kết
thay đổi luật lệ để được vào khối Xuyên Thái Bình Dương TPP, cam kết cải cách
thể chế kinh tế- chính trị để được nhận tiếp 2 vòi hỗ trợ và đầu tư ODA và FDI
có ý nghĩa sống còn, cam kết sẽ chống tham nhũng quyết …liệt, diệt sâu từ nhỏ
đến lớn, cam kết công khai hóa minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ cấp
cao …
Để chứng minh tài ba thiện nghệ tuyệt đỉnh của lừa dối, phải nói là của bịp
bợm, xin trích ra một câu ít ai để ý trong bản Hiệp Định Paris, đó là Trong
Chương IV, Điều 9, mục a) ghi rõ: ‘’Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa coi quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất
khả xâm phạm ‘’(…the South Vietnamese people‘s right to self determination is
sacred, inaleable).
Thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vâng, họ từng cam kết trên giấy trắng mực đen
như vậy đó.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải
với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của
Chính phủ Hoa Kỳ.
Một cuốn sách rất cần tìm đọc
02.07.2014
Cuốn Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một nhà báo sống Pháp được Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành hơn 1 tháng nay. Sách in đẹp, dày 428 trang, gồm16 phần, thêm phụ lục.
Tôi đã đọc cuốn sách này một mạch trong 2 ngày. Rồi đọc lại 1 lần nữa, để rồi suốt 1 tuần lễ ngẫm nghĩ về nội dung của nó.
Trần Đức Thảo (1917 – 1993), con một nhà tư sản Phố Cổ đất Hà Thành, là một trí thức được đào tạo tại Pháp và cũng là một triết gia trẻ uyên bác khá nổi tiếng, từng tranh luận tay đôi với nhà triết học Jean Paul Sartre.
Năm 1951, khi 34 tuổi, Trần Đức Thảo tự nguyện về nước qua con đường Moscow với thiện chí “mang hiểu biết của mình về góp phần xây dựng đất nước”. Nhưng tai họa đã sớm đến với ông. Lãnh đạo VN, từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng lúc bấy giờ) đều tỏ ý không cần đến “một anh trí thức mọt sách do đế quốc đào tạo”, còn coi ông là một kẻ reo rắc tư tưởng phản động nguy hiểm. Ông suýt chết 2 lần, một lần khi tham gia đội cải cách ruộng đất ở Chiêm Hóa đã nói lên nhận xét là tòa án nhân dân trong xét xử địa chủ là không ổn, mang tính cưỡng bức phi pháp, làm cho cố vấn Trung Quốc phật lòng và ông suýt toi mạng về chuyện này; hai là khi Hà Nội được giải phóng, ông tham gia bằng 2 bài viết trên báo Nhân Văn cùng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, bị coi là “tên đầu sỏ nguy hiểm”. Từ đó ông bị giám sát, bỏ rơi trong cuộc sống, mất việc, mất vợ, sống lay lắt, lập dị, đi đôi guốc mộc, nói, khóc và cười một mình, cưỡi chiếc xe đạp trẻ con mang nhãn hiệu nước Nga giữa phố phường Hà Nội.
Đến nay, khi cuốn sách ra rồi, mọi bí ẩn, đồn đoán nhiều khi sai lạc về con người ông mới được giải mã khá là đầy đủ.
Thì ra sau khi bị đe dọa, trù úm, cô lập, đầy ải về cả tinh thần và vật chất, triết gia sinh bất phùng thời này quyết sống một cuộc sống 2 mặt, một mình mình biết một mình mình hay, cảnh giác cao, và nhiều khi phải đóng kịch với mọi người để tồn tại. Cái con người mà thiên hạ cho là lẩn thẩn, có khi như mất trí ấy thật ra vẫn cực kỳ minh mẫn, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy tư, với chủ tâm sẽ có ngày được phơi bày mọi sự ra ánh sáng, khi bản thân được tự do.
Và cái ngày tự do ấy đã đến, khi người ta muốn đuổi ông già 74 tuổi vô tích sự - và có thể là vô hại cho họ - ấy đi xa cho khỏi vướng víu. Tháng 3 năm 1991, ông được cấp một vé máy bay một đi không trở lại để sống nốt những ngày cuối đời trên đất Pháp.
Năm đầu trên đất Pháp, ông sống trong cơ sở của sứ quán đầy công an, an ninh, mật vụ CS, nên vẫn phải mang “mặt nạ”, cả khi họ cho phép ông nói chuyện về triết học, về phép biện chứng duy vật, về chủ nghĩa Mác. Để giữ mạng sống, ông vẫn phải đóng kịch, như một anh trí thức sơ cấp mụ mị, dở hơi, làm cho những anh chị em trí thức chờ đợi ở ông những phản biện sâu sắc đều ngỡ ngàng thất vọng, trong đó có chính người viết bài này (vào tháng 6/1992).
Một điều may mắn là anh Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một người Hà Nội du học ở Pháp, vốn có cảm tình với triết gia Trần Đức Thảo, đã cùng giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh thăm dò được mong muốn thầm kín của ông, và được ông cho biết ý định viết một cuốn sách trong vòng 6 tháng nhằm trình bày tất cả những suy nghĩ chân thực của ông suốt 40 năm qua để cống hiến cho nhân dân VN đau khổ, lầm than. Khi ông đột ngột qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1993 trong nhà khách sứ quán CS, cuốn sách tâm huyết ông chưa viết xong, mới chỉ là những ghi chép, phác thảo, dàn bài, ý vụt đến… đã bị an ninh sứ quán thu lượm sạch. Nhưng họ đã bỏ sót một kho tư liệu quan trọng: những cuốn băng ghi âm của ông Thảo.
Suốt trong gần 6 tháng, cứ đến cuối tuần, khi an ninh và viên chức sứ quán lo vui gia đình, hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh lại lặng lẽ đón ông Thảo đến một quán cà phê kín đáo, đặt ra những câu hỏi và ghi âm những câu trả lời của ông. Ngay sau khi ông Thảo đột ngột từ trần - một cái chết vẫn còn nhiều nghi vấn – hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh đã bỏ công ghi lại thành 16 đoạn trên máy điện toán, rồi biên soạn lại thành cuốn sách Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối.
Cuốn sách đã giải mã đầy đủ con người và nhân cách Trần Đức Thảo. Cho đến khi gần vĩnh biệt chúng ta ông đã dùng tư duy bén nhạy của một học giả và triết gia để soi sáng một đoạn hệ trọng của lịch sử dân tộc, thay thế cho những trang lịch sử chính thống trong đó con người và sự kiện đã bị xuyên tạc, bóp méo.
Trong sách, Trần Đức Thảo có nhắc đến ông Hồ vài chục lần, kể từ cuộc gặp ở Pháp, đến cuộc gặp ở chiến khu Việt Bắc, khi quy định phải đứng xa Bác 3 mét, khi được hỏi mới được nói, phải gọi ông Hồ là Bác và nhiều lần gặp sau ở Hà Nội, khi ông chỉ còn là một bóng người vật vờ, tồn tại mà như không tồn tại.
Xin mời bạn đọc thưởng thức vài đoạn ngắn trong cuốn sách nói đến “ông Cụ”, để thấy nhà triết học vẫn minh mẫn sâu sắc tinh anh đến mức nào.
… “ Đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành(1911) (với khát vọng khiêm tốn là sẽ là kẻ thành đạt…) rồi cho đến sau này bỏ hẳn họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc CHÍ MINH (1945)… Nói chung tên giả thường là rất tiêu biểu
tâm thức như thế đã phản ánh chân thực những bước chuyển biến trong đầu óc của ‘ông Cụ’. Mỗi lần thay tên đổi họ là một bước có ý nghĩa trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đây là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chi mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (‘Ái Quốc’), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (CHÍ MINH)! Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tỉnh táo, có liêm sỷ, một bộ não minh triết không bao giờ tự ý xưng mình là ‘Vương’, là ‘Ái Quốc’, là ‘CHÍ MINH’ như thế…”.
Và đây là một đọan trích nữa nhận định tổng hợp về “ông Cụ” của triết gia họ Trần:
“Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực đê đạt tới mục tiêu của mình… Vì thế ông Cụ không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Vì thế mà không cần trợ lý, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai. Bởi lãnh tụ chỉ chăm chú tìm chiến thắng vinh quang, của giấc mơ thế giới đại đồng, chứ không cảm nhận được nỗi đau đầy máu và nước mắt của dân trong thực tại. Một con người chỉ nghĩ và sống với khát vọng chiến thắng, chứ không muốn sống bình thường như mọi người. Riêng đối với tôi, cái nhìn đầu tiên của lãnh tụ là để đánh giá tôi trong tương quan chiến thắng ấy, và cách đánh giá ấy là một bản án không nơi kháng cáo. Vì thế tôi đã suy nghĩ nhiều về nhân vật lịch sử này! Bởi Người là một cái bóng ma quyền lực đã đè nặng lên thân phận tôi.
“Những điều tôi nói đây không phải để oán trách ‘ông Cụ’, bởi tôi biết đây là một nhân vật bi thảm, luôn bị chi phối bởi nhiều thế lực trong và ngoài. Nào là cuồng vọng của một lãnh tụ chính trị, nào là sức ép của Mao, nào là những ý đồ phức tạp trong Bộ Chính trị với nhiều phe phái kình chống nhau. Những sức ép ấy đã tiêu diệt hết tình cảm của con người bình thường nơi ‘ông Cụ’ và ‘ông Cụ’ bị đưa vào thế phải chấp nhận sống cô đơn, phải thủ vai ông thánh, ông thần, giữa bao thế lực quỷ quái, quá khích, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh… để đạt tới, để nắm vững đỉnh cao quyền lực…”.
Còn có rất nhiều đoạn lý thú độc đáo khác nói về “Hà Nội giải phóng” năm 1955 và “Miền Nam giải phóng” năm 1975, về những buổi dự “hát cô đầu” cùng nhà văn Nguyễn Tuân, nhận xét về lực lượng Công an là bạn dân ra sao dưới một chế độ CS cảnh sát trị.Trong đọan kết, triết gia Trần Đức Thảo bộc bạch rằng vào lúc cuối đời ông đã nhận rõ chủ nghĩa Mác là một học thuyết sai lầm từ gốc, chứ không phải là nó đúng nhưng đã bị vận dụng sai, và nó sai cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan do cổ vũ đấu tranh giai cấp, bạo lực, chiến tranh, sai cả về phương pháp luận lô gích biện chứng duy vật - hiện tượng học. Theo ông, Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên đều là nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Mác. Rất tiếc là ông đang say mê lý giải thì tai họa ập đến. Người ta thoáng biết ý định thâm sâu của ông cùng bè bạn thân thiết, và ông đã bị họ bịt mồm khi đang thổ lộ tâm tình thầm kín nhất. Dù sao ông đã mãn nguyện phần lớn khi đã trút gần hết bầu tâm sự giữ kín 40 năm ròng.
Chính do những lẽ ấy mà cuốn Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối là cuốn sách quý, rất nên tìm đọc, phổ biến rộng và bàn luận để tăng thêm hiểu biết về lịch sử và những nhân vật nước ta. Tuy tác phẩm này đã ra đời chậm hơn 20 năm, nhưng dù sao nó vẫn là một cuốn sách rất có giá trị với thời cuộc hiện tại.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thứ bảy, 12/07/2014
Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần Đức Thảo
VOA 07.07.2014
Sau khi tôi giới thiệu trên VOA cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối của nhà báo Tri Vũ, một số bạn trẻ trong nước gửi thư điện tử cho tôi hỏi rằng tôi đã trích ra mấy đoạn ngắn khi tác giả khắc họa chân dung “ông Cụ” - cụ Hồ - rất sống động, chân thực, vậy cuốn sách có chứa đựng chân dung nào khác cũng lý thú, sinh động như vậy không?
Xin thưa là có, có khá nhiều, như chân dung các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu…cũng cô đọng, sinh động không kém.
Đó là những nhân vật đè nặng như ma ám suốt 40 năm ròng trên sinh mệnh của triết gia Trần Đức Thảo, buộc ông phải ngậm đắng nuốt cay, đóng vai kẻ lẩn thẩn dở hơi để tồn tại, để rồi trong gần 6 tháng cuối đời đã để lại cho hậu thế những phán xét sâu sắc được nghiền ngẫm kỹ càng. Qua lời kể của ông, mới vỡ lẽ ra là khi ông phê phán bài “Hãy đi theo bảng chỉ đường của trí tuệ” của nhà dân chủ Hà Sỹ Phu là làm theo lệnh trên, nhằm được yên thân để còn sống được và thổ lộ tư duy tỉnh táo của mình vào lúc cuối đời.
Dưới đây xin trích dẫn vài đọan ngắn khi ông Trần Đức Thảo nói về lực lượng
công an CS Việt
Nhận định về lực lựơng công an chìm và nổi, Trần Đức Thảo cho biết:
“Có một ngành quen dùng dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an, Với những cán bộ chìm và nổi dày đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là bảo vệ dân, nhưng thực tế công an là ngành đã quản thúc, quản chế dân bằng phương pháp khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, đe dọa tài sán. Công an đáng lẽ là lực lượng giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn tận dụng dối trá thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân thường đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, “gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn đảng, đã làm ô danh chế độ, làm ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ”.
Ở một đoạn khác, ông nói thêm:
“Tôi thấy cái cấp bách là cần phải can đảm bãi bỏ hẳn mọi phương pháp tổ chức. mọi chính sách hành động bất chánh trong toàn thể guồng máy cai trị của đảng và nhà nước, cả về mặt tuyên truyền lẫn mặt hành chính. Đứng đầu là phải thay đổi hẳn cách huấn luyện, phải tổ chức hẳn lại ngành công an. Dùng công an để kiểm soát và đàn áp tư tưởng là việc làm vô ích. Công an không thể bịt miệng dân, không thể kiểm soát những suy tư trong đầu người dân. Chính những người CS lãnh đạo có kinh nghiệm đó hồi bị thực dân, phong kiến đàn áp, cầm tù. Nhà tù, trại cải tạo luôn luôn là lò đào tạo ý chí phản kháng mạnh nhất. Vậy mà nay chính quyền lại hành động thống trị còn tệ hơn cả thời thực dân phong kiến! Dân chúng cứ bị đẩy về phía căm thù chế độ. Chế độ như vậy thì không thể nào sửa sai, sửa lại mà dùng được…”
Rồi ông kết luận đoạn này như sau:
“Tôi chống thủ đoạn gian dối về mọi mặt chứ không chỉ về mặt tuyên truyền hay công an… Tôi chống đây là chống cái gian, cái ác, tức là chống một cách xây dựng. Không lắng nghe tôi là chế độ sẽ ngày càng bị lún sâu vào hư đốn, cho đến khi bị đào thải… Tôi biết những nhận xét ngay thẳng đó là những liều thuốc đắng, nhưng không chịu lắng nghe thì rồi chính lãnh đạo và nhân dân sẽ phải trả giá, có khi là rất đắt. Tôi luôn luôn cố vận dụng sự trong sáng của lương tri trong những ý kiến đối kháng, phản biện… "
Có những hoài nghi rất có cơ sở là chính một vài tên công an nỗi và chìm trong sứ quán VN ở Paris đã được lệnh kết thúc cuộc đời ông khi họ nghi rằng ông đang viết một cuốn sách tâm huyết, bạch hóa hết những thâm cung bí sử mà ông được biết, nhằm đền đáp lại nhân dân, với niềm tin rằng nhân dân sẽ hiểu ra cuộc đời trong sáng của một trí thức chân chính và nhận ra chủ nghĩa Mác và đảng CS VN cũng như “ông Cụ” và các đồng chí của “ ông Cụ” là tai họa thật sự của dân tộc, của nhân dân.
Phải chăng để che dấu cả chuỗi dài tội ác với nhân dân và với cá nhân ông Trần Đức Thảo mà đã có những điều không bình thường xảy ra sau khi ông chết bất ngờ vì “đau bụng” ngày 23/4 /1993: đó là việc Đại sứ VN Trịnh Ngọc Thái ở Pháp được lệnh đến cơ sở hỏa táng trong Nghĩa trang Père Lachaise ngày 29/4/1993 để báo tin ông được truy tặng Huân chương Độc lập (mà không có một lời điếu văn nào); sau đó 7 năm, năm 2000 ông được tặng “Giải thưởng Nhà nước”, mà không ai nói rõ về thành tích và công lao gì. Hẳn dưới suối vàng ông đã cười to một mình về những điều trái khoáy kỳ quặc như thế trong một chế độ quái dị.
Cả Bộ Chính trị 16 người, 200 ủy viên Trung ương đảng CS, và đặc biệt là hơn 400 viên tướng và hơn 1.000 cán bộ cấp cao khác của riêng ngành Công an hãy đọc kỹ “Những lời trăng trối” của nhà triết gia Trần Đức Thảo và tự vấn lương tâm, rút ra nhiều điều bổ ích.
Đây là việc làm cấp bách, vì khi nhà triết học nói lên những sự thật trên đây từ 21 năm trước đến nay, lực lượng công an còn sa sút thêm nhiều, trượt dài trên quá trình trở thành tai họa thật sự cho nhân dân. Công an bịt mồm linh mục giữa tòa án, đạp giày lên mặt anh đảng viên CS trẻ đang xuống đường chống bành trướng, tra tấn hành hung các cụ ông cụ bà cao tuổi, giết hại nhiều công dân ngay trong trụ sở công an…
Nếu còn sống triết gia Trần Đức Thảo chắc sẽ đau lòng lắm khi thấy những tên móc túi, những ké trộm vặt, trộm gà, trộm chó thì bị bắt, bị tra khảo, ngồi tù, còn những quan chức, tướng lãnh cướp của nhà nước, của nhân dân hàng triệu, hàng tỷ, hàng trăm ngàn tỷ đồng, kết thành nhóm thành phe thì vẫn nhởn nhơ thống trị xã hội, còn được phong tướng tá công an, với một ngân sách kinh hoàng là không kém ngân sách quốc phòng.
Chỉ tiếc là triết gia yêu nước thương dân không còn sống để chứng kiến sự
rệu rã của một chế độ mục nát phi nhân, đúng như ông đã dự đoán trong những lời
trăng trối tâm huyết và những lời cảnh báo nghiêm khắc “Công an đang hằng ngày
đào mồ chôn chế độ”./
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các
bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.