Lịch sử Champa là một phần của lịch sử Việt Nam

22 Tháng Chín 20239:17 SA(Xem: 3607)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ SÁU 22 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Lịch sử Champa là một phần của lịch sử Việt Nam


Kính Hòa

Phóng viên RFA


image017Lễ Hội Kate của người Chămpa. Courtesy photo/miendatphanrang


Tại cuộc hội thảo về Champa tại UC Davis ngày 24/5/2015 có một diễn giả chính đến từ Pháp là Tiến sĩ Po Dharma, một chuyên gia về lịch sử Champa. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn liên quan đến các vấn đề của dân tộc Chăm hiện nay. Trước tiên ông cho biết


Tiến sĩ PoDharma: Dân tộc Chăm hôm nay có hai vấn đề quan tâm nhất. Thứ nhất là người thanh niên Chăm sống tại hải ngọai này làm thế nào để họ có một vai trò trong di sản của họ, trong tiếng nói của họ. Hầu hết họ sang bên Mỹ hay bên Pháp đều không biết tiếng Việt, không biết tiếng Chăm, cho nên chúng tôi muốn làm cách nào đưa đến cho họ di sản văn hóa Champa, những tác phẩm về Champa bằng tiếng Anh. Người Chăm hôm nay có khỏang 100 ngàn người ở Việt nam, 400 ngàn người ở Cam Pu Chia, 5 hay 6 chục ngàn ở Mã Lai, vấn đề của họ là thế kỷ 21 này họ có còn sống được hay không. Kế đến là dân tộc Chăm hiện nay ở Việt nam với vấn đề dân tộc bản địa, có thể duy trì văn hóa của họ trong một chế độ mà chúng tôi gọi là độc tài đảng trị hay không.


Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam.


Kính Hòa: Về mặt chính thức chính phủ Việt nam lúc nào cũng nói rằng Việt nam gồm 54 dân tộc trong đó có dân tộc Chăm. Ở đây có thể nói gì về điều đó?


Tiến sĩ Po Dharma: Chính phủ Việt nam cứ cho chúng tôi là một dân tộc phản động, đòi hỏi quá đáng, rồi tay sai bên ngòai. Không chúng tôi không đòi hỏi quá đáng. Dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, rồi Đệ nhất, Đệ nhị cộng hòa, nhà nước Việt nam công nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa, hay là thổ dân, có đất đai riêng, phong tục tập quán riêng, có lãnh tụ riêng, do nhà nước Việt nam chỉ định nhưng phải đuợc sự đồng ý của nhân dân Chăm. Sau năm 1975 chế độ chính trị của Hà nội hòan tòan phủ nhận mọi qui chế đặc biệt đó.


Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam. Tiến sĩ Po Dharma


Vậy nên chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt nam hôm nay công nhận chủ quyền của người Chăm trên đất đai của họ, trên đền tháp của họ, trên di sản văn hóa của họ do người Chăm quản lý. Dân tộc Chăm có quyền mở cửa hành lễ trên đền tháp của họ, vậy mà mỗi lần hành lễ cũng phải xin phép. Đây là đền tháp của chúng tôi.


image018Tiến sĩ Po Dharma đến từ Pháp . Photo RFA


Kính Hòa: Về phía nhà nước Việt nam thì người ta cũng nói là có đại biểu quốc hội là đại diện cho người Chăm.


Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi cám ơn nhà nước Việt nam đã cho chúng tôi một cái ghế gọi là dân biểu Chăm. Chúng tôi không phủ nhận cái đó. Vấn đề là họ đại diện cho chúng tôi để làm cái gì trong Quốc hội? Dân biểu của chúng tôi do nhà nước chỉ định làm theo nhà nước, chứ không có giai trò gì hết.


Kính Hòa: Thưa những suy nghĩ, kiến nghị, hay là những mong muốn đó từ những tổ chức người Chăm độc lập ở trong nước cũng như hải ngọai đã được đưa đến nhà nước Việt nam chưa?


Tiến sĩ Po Dharma: Nói thật ra cho đến hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với dân biểu từ Hà nội xuống tiếp xúc cử tri, nhưng họ chỉ nói nhũng gì đảng và nhà nước muốn. Trước khi nói thì chế độ bảo không được nói cái này, không được nói cái kia. Mặc dù cùng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam nhưng chúng tôi như ở ngòai lề, không có tiếng nói gì hết.


Đó là những vấn đề chúng tôi muốn người Việt ở hải ngọai, người Việt trên tòan thế giới giúp đỡ chúng tôi, một dân tộc đang bị khó khăn trở ngại. Một mình chúng tôi không làm được, chúng tôi muốn người Việt ở cộng đồng hải ngọai lên tiếng giúp đỡ chúng tôi, một trong những dân tộc anh em.


image021Cụm tháp Po Klong Garai của người chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 13 Courtesy photos/miendatphanrang.com


Kính Hòa: Xin Tiến sĩ câu hỏi cuối là trở lại với lịch sử Champa thì có ý kiến cho rằng học sinh Việt nam ngày nay từ miền Bắc cho đến miền Nam, ngòai những triều đại ở Thăng Long cũng nên học các triều đại Simhapura, Indrapura (Quảng Nam.) Ý kiến đó cũng được nhiều trí thức Chăm trong nước ủng hộ, Tiến sĩ đánh giá thế nào về việc đó?


Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu. Tiến sĩ Po Dharma


Tiến sĩ Po Dharma: Vấn đề hôm nay tôi thấy đối với người trí thức trẻ, không chỉ người Chăm mà còn cả người Việt, ai cũng thấy là có một dân tộc Chăm. Chính phủ Việt nam cũng cho xây một cái đền Chăm y hệt ngay tại Hà nội, một hành động công nhận dân tộc Chăm. Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu. Mà khi nói đến lịch sử Việt nam thì phải có lịch sử Champa trong đó, từ Quảng bình, quãng Ngãi, Bình định,… Lịch sử Việt nam không thể tách rời khỏi lịch sử Champa.


Kế đến là hôm nay nhà nước Việt nam luôn chủ trương dân tộc đòan kết, Việt Chăm đòan kết. Vậy mà đòan kết thì đòan kết, nhà nước Việt nam quên mất lịch sử Champa trong sách Việt nam. Cái đó chúng tôi không hiểu là tại sao bỏ lịch sử Champa ra ngòai? Dân tộc Việt nam cần biết lịch sử Champa, người Chăm cần biết lịch sử Việt nam rõ rang. Như vậy cả hai mới sống với nhau được, không nghi ngờ, chia rẽ nhau. Lịch sử là một yếu tố quan trọng đối với con gười như một yếu tố tâm linh vậy, cần biết lịch sử để mà hiểu nhau.


Đó là một vấn đề mà chúng tôi mong muốn các trí thức người Việt lên tiếng để lịch sử Champa được giảng dạy trong trường học, đó là một vấn đề mà chúng tôi sẽ luôn luôn tranh đấu để đạt được.


Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ đã giành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. (RFA 25/5/2015)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Dân tộc Chăm yêu cầu được thừa nhận “Dân tộc Bản địa”


Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam vừa được thành lập tại Hoa Kỳ đệ trình lên LHQ yêu cầu Nhà nước Việt Nam công nhận “Dân tộc Bản địa” đối với 3 nhóm dân tộc thiểu số. Hòa Ái phỏng vấn Tiến sĩ Po Dharma về sự kiện này.


Hòa Ái


Phóng viên RFA
20/12/2012


image021Dân tộc Chăm rước lễ tại Mỹ Sơn, đất thánh của Vương quốc Champa cũ, nằm ​​ở trung tâm tỉnh Quảng Nam. AFP photo


“Dân tộc Thiểu số” hay “Dân tộc Bản địa”

Hòa Ái: Thưa Tiến sĩ Po Dharma, trước tiên nhờ Tiến sĩ cho biết khái niệm về “Dân tộc Thiểu số” khác với “Dân tộc Bản địa” trong hiến chương Liên Hiệp Quốc như thế nào?


Tiến sĩ Po Dharma: Tôi là Tiến sĩ Po Dharma, một thành viên trong Hội đồng Phát triển Văn hóa Dân tộc Chăm tại Hoa Kỳ. Cho tới hôm nay, dân tộc Chăm là một thành viên trong tổ chức gọi là Hội đồng Tối Cao Dân tộc Bản địa Việt Nam. Trong đó có người Campuchia Krom, dân tộc Chăm và dân tộc Tây Nguyên, ra đời vào tháng 9 năm 2012 tại North Carolina, Hoa Kỳ.


Đối với chúng tôi, “Dân tộc Bản địa” và “Dân tộc Thiểu số” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Theo hiến chương của LHQ thì “Dân tộc Bản địa” là một tập thể tộc người sinh sống tại khu vực đó từ hàng trăm thế kỷ về trước. Dân tộc Chăm là một dân tộc đã có mặt tại miền Trung Việt Nam vào hơn mấy trăm thế kỷ. Sau đó, mới có vấn đề nam tiến Việt Nam, rồi dân tộc Champa phải nhường lại cho Đại Việt từ Quảng Bình cho tới Biên Hòa. Như vậy, nếu chúng tôi định nghĩa theo LHQ thì chúng tôi là người “Dân tộc Bản địa” vì quê hương của người Chăm tại đó và dân tộc Chăm có ở đó hàng trăm thế kỷ về trước.


Ngược lại, đối với hiến chương LHQ đối với “Dân tộc Thiểu số” là tập thể của một cộng đồng tộc người từ một quốc gia khác đến sinh sống tại một quốc gia này. Thí dụ như người Hoa là một dân tộc thiểu số đối với Việt Nam bởi vì người Hoa từ Trung Hoa đến. Như vậy định nghĩa chúng tôi là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người thì không phù hợp cho lắm đối với bản tuyên ngôn về “Dân tộc Bản địa” của LHQ ra đời vào năm 2007 mà Việt Nam là một thành viên của LHQ đã thỏa thuận ký kết trên văn bản đó.


Hòa Ái: Như vậy, qua lời Tiến sĩ chia sẻ là Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam mới vừa thành lập gồm có 3 nhóm “Dân tộc Bản địa”, vậy Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa thành lập với mục đích gì, thưa Tiến sĩ?


Nếu chúng tôi định nghĩa theo LHQ thì chúng tôi là người “Dân tộc Bản địa” vì quê hương của người Chăm tại đó và dân tộc Chăm có ở đó hàng trăm thế kỷ về trước.
Tiến sĩ Po Dharma


Tiến sĩ Po Dharma: Vâng, Hội đồng Dân tộc Tối cao Bản địa Dân tộc Việt Nam thành lập với mục tiêu chính của họ là đấu tranh để yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện những quy ước trong tuyên ngôn của LHQ về vấn đề “Dân tộc Bản địa”. Riêng về cộng đồng Chăm, chúng tôi có quan điểm riêng, tức là cộng đồng Chăm trong tổ chức Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa thì chúng tôi có 8 mục tiêu yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện.


Hòa Ái: Vậy thì trong 8 mục tiêu của dân tộc Chăm đề ra, thì mục tiêu nào đóng vai trò quan trọng nhất?


Tiến sĩ Po Dharma: Trong 8 điều đó, có 3 điều vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Thứ nhất là quyền sở hữu đất đai của chúng tôi. Đây là điều vô cùng quan trọng. Vì chúng tôi không có đất đai để sống hôm nay, dân tộc bản địa không có một miếng đất nào để sống. Họ không thể sống được vì họ không biết làm nghề gì khác ngoài nghề nông. Điểm thứ hai là chúng tôi muốn làm thế nào Nhà nước Việt Nam công nhận chúng tôi là một “Dân tộc Bản địa”, chứ không phải là “Dân tộc Thiểu số”.


Chúng tôi không phải như người Hoa từ Trung Hoa tới. Chúng tôi là người sinh đẻ ở đó, quê hương ở đó. Chúng tôi không phải là thành phần của “Dân tộc Thiểu số” mà là thuộc thành phần của “Dân tộc Bản địa” theo hiến chương của ban tuyên ngôn LHQ. Vấn đề thứ ba, quan trọng nhất, là làm thế nào để hoàn trả lại đất đai của người dân tộc thiểu số hồi trước bị tịch thu hay bị quốc hữu hóa. Nếu trường hợp không trả lại thì chí ít cũng phải hoàn tiền cho họ một chút để họ có cơ hội phát triển kinh tế. Đó là ba mục tiêu quan trọng nhất mà chúng tôi bất cứ giá nào phải đấu tranh trong tương lai.

Hành trình gian nan

image023Dân tộc Chăm tổ chức Lễ dâng cúng thần làng trong ngày hội Katê được tổ chức hàng năm vào tháng 7 lịch Chăm, tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch. Photo courtesy of vinaculto.vn


Dân tộc Chăm tổ chức Lễ dâng cúng thần làng trong ngày hội Katê được tổ chức hàng năm vào tháng 7 lịch Chăm, tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch. Photo courtesy of vinaculto.vn


Hòa Ái: Bởi vì Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam được thành lập ở hải ngoại, như vậy có sự nối kết nào giữa cộng đồng của 3 dân tộc gồm có Khmer Krom, Chăm và Tây Nguyên ở trong nước không?


Tiến sĩ Po Dharma: Hôm nay chúng tôi chưa có sự kết hợp “Dân tộc Bản địa” trong nước và ngoài nước. Đây là một tổ chức hội đoàn phi chính phủ hoàn toàn độc lập, ra đời vào tháng 9 tại North Carolina. Và trong dự án, có thể năm tới, phái đoàn của chúng tôi tới LHQ với tư cách không phải là dân tộc Chăm hay dân tộc Tây Nguyên mà là chung cho ba dân tộc, để có một tiếng nói như nhau hết. Và chúng tôi đề nghị LHQ giải quyết vấn đề hồ sơ đó. Ngược lại chúng tôi cũng mong muốn có sự tham gia trực tiếp của những hội đoàn, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam vì “Dân tộc Bản địa” nhưng hôm nay chúng tôi chưa đi đến giải pháp đó. Chúng tôi chưa có sự liên hệ nào với những hội đoàn trong nước. Đây là một hội đoàn hoàn toàn ở ngoài nước, còn rất mới mẻ vừa mới ra đời hồi tháng 9 này thôi.


Hòa Ái: Để trình lên LHQ vào năm tới về yêu cầu chính phủ Việt Nam phải công nhận “Dân tộc Bản địa” đối với 3 dân tộc Chăm, Khmer Krom và Tây Nguyên thì Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam đã khởi động những công tác nào rồi, thưa Tiến sĩ?


Tiến sĩ Po Dharma: Đầu tiên, hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ về những dự án tương lai cả về đối ngoại lẫn đối nội. Chúng tôi chuẩn bị hồ sơ cho lần hội nghị về “Dân tộc Bản địa” sẽ được tổ chức vào năm tới tại Geneva thì lúc đó chúng tôi mới tuyên bố rõ ràng đâu là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 của tổ chức Hội đồng Tố cao này.


Hòa Ái: Qua những gì Tiến sĩ chia sẻ, thì quá trình cho sự đấu tranh của những nhóm dân tộc bản địa ở Việt Nam cho đến một ngày được Nhà nước Việt Nam công nhận, Tiến sĩ có nghĩ rằng quá trình này sẽ rất dài và rất khó hay không?


Chúng tôi chưa có sự liên hệ nào với những hội đoàn trong nước. Đây là một hội đoàn hoàn toàn ở ngoài nước, còn rất mới mẻ vừa mới ra đời hồi tháng 9 này thôi.
Tiến sĩ Po Dharma


Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi tin chắc rằng đây là một cuộc vận động rất dài và khó. Khó vì thế nào? Là vì một Nhà nước Việt Nam muốn thay đổi cái tên gọi “Dân tộc Thiểu số” thành “Dân tộc Bản địa” không phải là dễ làm, chúng tôi hiểu điều đó. Đây là lẽ tự nhiên. Hôm nay chưa thay đổi nhưng chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, Nhà nước Việt Nam sẽ có quan điểm hơi khác một chút.


Bởi vì Nhà nước Việt Nam đã ký, đã công nhận Nhà nước Việt Nam tại quốc gia Việt Nam có nhiều dân tộc bản địa mà hôm nay Nhà nước Việt Nam chưa có tuyên bố ai là “Dân tộc Bản địa” và ai là “Dân tộc Thiểu số”. Chúng tôi hy vọng thôi và dù bất cứ lý do nào đi nữa, dân tộc bản địa ở hải ngoại này, chúng tôi phải tiếp tục đấu tranh. Đấu tranh theo bản tuyên ngôn của LHQ, phù hợp với luật lệ, luật pháp của Nhà nước Việt Nam.


Hòa Ái: Cảm ơn Tiến sĩ Po Dharma rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ với thính giả của đài ACTD.


++++++++++++++++++++++++++++


Xây hồ Ka Pét tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc


RFA 20/9/2023


https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ka-pet-lake-project-poses-a-risk-of-ethnic-conflict-09202023133721.html


image025Thánh địa Mỹ Sơn, di tích lịch sử của người Chăm ở Quảng Nam. Ảnh: AFP. Photo: RFA


Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận sớm hoàn thành dự án hồ Ka Pét để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương mặc dù dự án đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân, nhất là cộng đồng sắc tộc Chăm.


Trong bài viết sau đây, ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận và cũng là nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, cho RFA biết về những xung đột, bất cập nếu tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai dự án trên.


Nguy cơ nhấn chìm khu Thánh Tích


“Đụng vào cái gì thì được chứ đụng vào vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh thì ngàn đời sau người ta vẫn nhớ và nó dẫn đến nguy cơ xung đột sắc tộc thì làm sao. Chúng ta có thể có rất nhiều giải pháđể làm cái hồ đó, nhưng nếu đụng vào vấn đề xung đột sắc tộc thì không giải quyết được, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Cho nên bây giờ vẫn còn kịp.”


Ông Phạm Khanh, một người sắc tộc Chăm, hiện đang ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận lên tiếng cảnh báo nguy cơ xung đột sắc tộc ngữa người Kinh và Chăm nếu các cơ quan chức năng địa phương vẫn tiếp tục thực hiện dự án hồ Ka Pét.


Là một người nghiên cứu, bảo tồn văn hoá Chăm, ông Khanh cho biết trong diện tích hơn 680 ha làm dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét, có khoảng 162 ha rừng đặc dụng. Nếu dự án vẫn thực hiện, theo ông Khanh, khoảng 10 ha khu Thánh tích của người Chăm sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ. Ông nói tiếp:


“Đến khi mình tiếp cận báo cáo về tác động môi trường và các tọa độ thì mình mới biết là tổng thể của 10 ha của khu thánh tích là nằm ngay trong lòng hồ, tức là bị nhấn chìm dưới khoảng bảy mét nước và cộng đồng người Chăm mất hoàn toàn thu thánh tích này. 


Cái đó cũng gây nhiều vấn đề khiến bọn tôi rất là xúc động và bối rối là phải xử lý vấn đề như thế nào.”


Theo phong tục, cứ mỗi bảy năm, bất kể chiến tranh hay trong mọi hoàn cảnh kinh tế nào, cộng đồng người Chăm vẫn sẽ hành hương về khu thánh tích này để thực hiện các nghi lễ thờ tự. Lần hành hương gần nhất được ghi nhận là vào năm 2019. Ông Khanh cho biết thêm:


“Nếu tương lai mà cái khu thánh tích này bị nhấn chìm thì rõ ràng ba huyện của người Chăm hiện tại là Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh coi như không còn con đường để đi hành hương, tức đây là mảnh đất cuối cùng, không có địa điểm để hành hương bởi vì bây giờ nếu hành hương thì đến đâu.


Cả một cộng đồng ai cũng đang rất ngơ ngác rằng bây giờ với một khu cực kỳ linh thiêng như thế, đã có lịch sử chiều dài gần 300 năm ca chúng tôi tự nhiên bị nhấn chìm như vậy mà chính quyền không có một giải pháp cụ thể.” 


Di tích vẫn còn, nhưng…không được thừa nhận 


image027Người Chăm dâng lễ tại Thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: AFP


Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần đánh giá về các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi dự án này, có ghi rằng “Trong vùng ngập lòng hồ không có di tích văn hoá lịch sử, chỉ có khoảng 30 ngôi mộ của đồng bào dân tộc xã Mỹ Thạnh.”


Trên thực tế, ông Khanh cho biết, dù chưa được Nhà nước chính thức công nhận là di tích quốc gia, tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị văn hoá lịch sử của quần thể thánh tích này. Bởi, theo ông, hiện vẫn còn rất nhiều di tích vẫn hiện hữu, vẫn được cộng đồng người Chăm gìn giữ cẩn thận. Ông Khanh nêu cụ thể:


“Ví dụ như khu di tích trồng thuốc Nam. Những cây thuốc đặc biệt của cộng đồng người Chăm ở khu đó bây giờ vẫn còn và một ngôi mộ của ông quan chuyên về ngự y vẫn còn tồn tại ở chỗ đó.


Rồi có những địa danh như suối đá bàn là nơi để luyện binh khí và khu dùng cho các binh sĩ, tướng tá đến ăn uống, nghỉ ngơi…


Tức là di tích vẫn còn tồn tại ở đó chứ không phải hoàn toàn chỉ là rừng mà không tồn tại bất cứ một thứ gì, di tích vẫn còn rất cụ thể.”


Theo ông Khanh, ngay cả phần mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu, mà người Kinh gọi tắt là “Mộ Cậu” hay “Mộ Cậu Hoa”, được xem như là trái tim hành hương của cộng đồng người Chăm và Raglai ở ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh cũng sẽ biến mất nếu Chính phủ tiếp tục dự án này.


Pô Cei Khar Mâh Bingu là một tướng tài trong triều đình của Chăm Pa nhưng do bất đồng quan điểm nên ông mới lui về ở ẩn tại khu vực Nam Bình Thuận. Ông là người đã có công khai khẩn đất hoang ở khu vực ba huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay. Ông Khanh cho biết như vậy và nói thêm rằng vì một số nguyên do như sợ khu mộ bị đột nhập hoặc bị phá hoại nên cộng đồng Chăm chuyển xương cốt của “Cậu Hoa” đến một nơi khác để bảo quản. Đến mỗi dịp hành hương lại đưa về khu mộ thật để làm nghi lễ:


“Khu mộ của Cậu vẫn nằm ở đó. Đặc biệt nhất là khu mộ đó vẫn tồn tại, không phải là mộ gió hoặc tưởng tượng mà trong ngôi mộ đó có xương cốt của ngài. Đặc biệt là đã gần 300 năm rồi mà xương cốt vẫn còn tồn tại, tức là nó giống như một viên xá lợi vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.


Và người Chăm ở tại Tánh Linh vẫn bảo quản cái đó, mỗi khi hành hương thì đưa cái xương cốt của ngài về tới ngay khu mộ đó.”


Ngoài ra, theo nghiên cứu của ông Khanh, Cậu Hoa còn là biểu tượng cho sự giao hảo giữa hai dân tộc Việt - Chăm:


“Đây là biểu tượng cho mối quan hệ giao hảo rất tốt. Người đó hồi xưa đã tạo điều kiện để hai dân tộc cùng tồn tại. Bây giờ anh lớn mạnh rồi anh chôn luôn hệ thống di tích mà chỉ có mỗi một câu nói rất là nhẹ nhàng rằng là mấy ông di di di tích đi chỗ khác, tôi hỗ trợ cho vài cái cây để che “Mộ Cậu”, thế là xong!”


Cần có giải pháp để đồng thuận lòng dân


image029Khu vực rừng bị phá để xây dựng hồ chứa nước ở tỉnh Bình Thuận (hình chụp từ vệ tinh). Ảnh: Planet Labs


Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93 năm 2019, với tổng mức đầu tư hơn 585 tỷ đồng.


Mục tiêu đầu tư là cung cấp hơn 50 triệu mét khối nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt cho người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.


Là một người dân Bình Thuận, ông Khanh thấu hiểu nỗi vất vả vì thiếu nước, Tuy nhiên, theo ông, liệu có nên đánh đổi hơn 160 ha rừng đặc dụng và cả một khu đất thánh linh thiêng của người Chăm để lấy hơn 50 triệu mét khối nước hay không; hay Chính phủ nên chậm lại, tìm các giải pháp khác thay thế tốt hơn. Ông nêu ý kiến:


"Chủ trương của Nhà nước thì chắc chắn là những người dân chúng tôi sẽ ủng hộ một cách nhiệt liệt. Tuy nhiên, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Chăm là vấn đề liên quan đến thánh tích của chúng tôi thì chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng như Chính phủ và Quốc hội cũng phải có cái nhìn lại về khu di tích này.


Không phải chỉ có cộng đồng người Chăm ca chúng tôi không đâu mà cái này nó ảnh hưởng tới cả Bình Thuận 300 năm nữa. Nó cực kỳ quan trọng. Vì vậy, chúng ta có nên đánh đổi cái di tích để lấy 50 triệu mét khối nước hay không.


Tôi là dân cho nên chúng tôi không hiểu tầm chiến lược của các ông lớn. Nếu các ông nói rằng đổi được thì cứ đổi, nhưng nếu đổi thì các ông phải tính được tác hại của nó như thế nào.” 


Theo lời ông Khanh, cho đến nay, chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ một lần duy nhất mời năm chức sắc thuộc cộng đồng người Chăm lên UBND tỉnh để thông báo về việc sắp xếp di dời các di tích nằm trong khu vực thánh tích này, ngoài ra họ không bàn thêm về phương án di dời. Ông Khanh nói tiếp:


“Thực ra thì thảo luận cho đến nay kết quả là một con số 0 to tướng. Bởi vì không thể nào chỉ có năm người đi họp như vậy mà có thể quyết định được rằng có di dời hay không.


Cái quyết định di dời hay không là vấn đề tâm tư nguyện vọng, ảnh hưởng đến cả một cộng đồng của chúng tôi. Ví dụ như bây giờ di dời rồi lỡ gia đình tôi bị nạn hay có vấn đề gì đi nữa thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho dòng họ của tôi.” 


Nếu Nhà nước nhất quyết thực hiện dự án này và buộc di dời các di tích, theo ông Khanh Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể:


“Ví dụ nếu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cảm thấy phải làm hồ Ka Pét đó thì chúng tôi có đề nghị rất rõ ràng cụ thể phải giải quyết triệt để vấn đề đồng thuận của cộng đồng người Chăm; bằng cách phải đề nghị ban phong tục Hàm Thuận Bắc triệu tập các cuộc họđể lấy ý kiến của người dân xem họ đồng ý di dời hay không”.


Điều thứ hai, ông Khanh đề nghị Chính phủ phải trả lại đúng diện tích và hiện trạng của khu thánh tích bị nhấn chìm, ông nói tiếp:


“Ví dụ ở trong này là 10 ha thì phải trả lại cho khu đó 10 ha và chúng ta sẽ di dời tất cả tất cả những di tích như khu mộ…


Di tích cũ nằm trong rừng khi đã bị chìm vào hồ nước rồi thì di tích mới thì phải khang trang và phải đáứng được nhu cầu hành hương tâm linh của cộng đồng người Chăm. 


Tôi nghĩ như thế thì người Chăm sẽ rất là mang ơn Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận.”


image031Vũ điệu dâng nước do một thiếu nữ Chăm trình diễn trong một đại hội Champa tại Quận Cam năm 2000. Ảnh bìa báo Văn Hóa Magazine tháng Giêng, 2000. Tài liệu của Văn Hóa Online.