Ơn lành và Ánh sáng Kính Đức Mẹ Mân Côi đến với Phong trào Giáo dân VN

09 Tháng Mười 20239:41 SA(Xem: 1836)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – THỨ BA 10 OCT 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Ơn lành và Ánh sáng Kính Đức Mẹ Mân Côi đến với Phong trào Giáo dân VN


image003Tân Ban Thường vụ Phong trào Giáo dân VN/hải ngoại.

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

10/10/2023


Kỳ 1


  • Phong trào Giáo dân VN/Hoa Kỳ và ở một số nơi khác trên thế giới.
  • Diễn tiến Đại Hội 8 gm 3 sinh hoạt chính: 1) Hai ngày Đại hội (6 và 7 tháng 10/2023), họp tại Trung tâm Công giáo Orange; 2) Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi Quan Thầy của PTGD, tại Đền các Thánh Tử Đạo VN tại TTCG Orange; 3) Tiếp Tân tại nhà hàng giới thiệu tân Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2023-2027.
  • Kỹ sư Đỗ Như Điện, Chủ tịch Phong trào Giáo dân VN/hải ngoại.
  • Quan khách phát biểu.
  • Kỳ 2 - Phỏng vấn của báo điện tử Văn Hóa Online-California.


Trong ơn lành và ánh sáng tháng Mười, tháng Kính Đức Mẹ Mân Côi, Quan Thầy Phong Trào Giáo Dân Việt Nam (PTGDVN); Kỹ sư Đỗ Như Điện, Chủ tịch PTGDVN và các thành viên trong Ban thường vụ đã đến dự Thánh Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Giáo phận Orange ở Santa Ana vào chiều Thứ Bẩy 07/10/2023 – trước khi khai mạc Đại hội kỳ 8.


Như một ngày hội, ngoài các tín hữu Công giáo, đông đảo quý đồng hương thuộc các tôn giáo khác, đại diện hội đoàn, đảng phái, và viên chức dân cử đến tham dự trong tình thân ái lâu nay đối với PTGDVN.


Điềm lành Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi lan tỏa niềm ấm cúng đến với mọi người trong buổi tiếp tân ở một nhà hàng thuộc thành phố Westminster, Quận Cam nam California. Thành phố có hai dân cử Mỹ gốc Việt là tín hữu Công giáo: Thị trưởng Charlie Nguyễn Mạnh Chí và Dân biểu Tạ Đức Trí tiểu bang California đơn vị 70.


image007Trên bàn tiệc tiếp tân của PTGDVN tối 07/10/2023 tại Tp Westminster, hiện diện có các vị khách quí; ảnh từ phải: Kỹ sư Đỗ Như Điện Chủ tịch PTGDVN, Hòa thượng Thích Minh Tuyên, Giám mục Trần Thanh Vân, Linh mục Bùi Phong, Linh mục Đặng Văn Chín, Dân biểu Trí Tạ, Thị trưởng Westminster Charlie Nguyễn Mạnh Chí và phu nhân.


Nội dung chính của chương trình, phần trình bày về quan điểm chính trị của Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại qua các phát biểu của các chức sắc hàng giáo phẩm Mỹ gốc Việt trong niềm tin kiên định; phần thứ hai ngoài chương trình, những tiết mục văn hóa văn nghệ tự phát đượm tình quê hương khiến buổi tiếp tân ấm cúng kéo dài đến hơn 10 giờ tối.


Một ban liên lạc trong thư mời của PT gồm Nguyễn Việt Hùng và Thái Phương Lan đã khéo léo hướng dẫn địa điểm cho quí thân hữu đến từ San Diego và các nơi khác quy tập về Little Saigon.


Trong lời khai mạc, sau nghi thức chào Quốc kỳ Quốc ca Việt- Mỹ, MC Bùi Đức Thông tỏ ra rất nắm vững chương trình và lưu loát lịch sự giới thiệu các nhân vật và các tiết mục.


Từ những phút đầu tiên, MC Thông đã nhấn mạnh 4 mục tiêu của Phong trào Giáo dân VN/hải ngoại tập trung vào các lãnh vực: Tôn giáo, Văn Hóa, Xã hội và Chính trị.


image009MC Bùi Đức Thông điều khiển chương trình nhấn mạnh đến 4 mục tiêu của PTGD.


Tiếng trống hào hùng của đoàn trống Thiên Ân tạo cảm giác mạnh mẽ cho buổi ra mắt tân Ban thường vụ. Không khí buổi tiếp tân trở nên rộn ràng vui vẻ.


image007Đoàn trống trẻ trung Thiên Ân. Ảnh VHO


MC Bùi Đức Thông mời Kỹ sư chủ tịch Đỗ Như Điện lên sân khấu ngỏ lời chào mừng quan khách.


Chỉ một diễn văn ngắn, Kỹ sư Điện tóm lược quá trình hình thành và thời gian hoạt động của Phong trào Giáo dân Việt Nam tại hải ngoại. (xem toàn văn phổ biến tại 1)


image013Kỹ sư Đỗ Như Điện đọc diễn văn khai mạc buổi tiếp tân ra mắt tân Ban thường vụ Phong trào Giáo dân VN/Hải ngoại chiều tối Thứ Bẩy 07/10/2023.


Ông Đỗ Như Điện đại diện cho Ban tổ chức ngỏ lời chào mừng toàn thể quan khách và giới thiệu một số vị khách quí tiêu biểu. Ngoài ra, ông cũng cảm ơn một số mạnh thường quân đã giúp đỡ và khích lệ Phong trào Giáo dân (PTTGD mạnh dạn tổ chức Đại hội kỳ 8.


Ông Điện nói về bối cảnh PTGD ra đời, về sự đáp trả của những người tín hữu Công giáo dấn thân vào cộng đồng xã hội.


Tuy nhiên, điểm quan trọng ông Điện nhấn mạnh về hoạt động của PTGD là PT là đã làm được gì trong 20 năm đầu? Những công việc này, ông cho biết PT đã in trong tập kỷ yếu 20 năm PT hoạt động ở hải ngoại.


Dưới đây là các công việc PTGD đã thực hiện trong 10 năm qua:


a. In và phát hành quyển sach Công Lý Và Hòa Bình Trên Biển Đông GM Nguyễn Thái Hợp 2013. Bản Tiếng Việt. Dịch ra Anh Ngữ và phát hành.
b. Tái bản quyển Thảm Sát Mậu Thân do PT thực hiện
c. Thiết lập Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền. Đã trao giải:
  • 2010: Tu viện và Dòng Chú Cứu Thế Thái Hà
  • 2011:Ông Nguyễn Văn Lía tín đồ Hòa Hảo  và LM Nguyễn Hữu Giải
  • 2012: Võ Văn Thanh Liêm một tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo và Giáo Điểm Con Cuông thuộc Giáo Phận Vinh ở VN.
  • 2013: Mục sư Phạm Ngọc Thạch và nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh
  • 2017: LM Đặng Hữu Nam và LM Nguyễn Đình Thục (CSVN đã lồng lộn phả ứng diên cuồng. CS Hà Nội đã phản ứng gay gắt PTGD và chụp mũ cho PT này đủ các thứ xấu xa.
  • 7/11/2018: Chánh trị sự Hứa Phi thuộc Cao Đài Giáo Chân Truyền và LM Phan Văn Lợi,
  • 2019 Hòa Thượng Thích Không Tánh và Mục Sư Nguyễn Hồng Quang tổ chức tại Seattle, Washington State.
d. Phát hành Sách TGM Nguyễn Kim Điền
e. Hợp tác với Mạng Lưới Nhân Quyền VN và các tổ chúc đấu tranh khác trong công tác vận động Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo ở VN
f. Cứu trợ nạn nhân chiến tranh Ukraine 2022. Phát động ngay trong tháng 3/2022, kéo dài trong 3 tháng. Thu đươc US$93,000. Toàn bộ số tiền này đã gửi cho Dòng Chúa Cứu Thế ở Ukraine….


Đặc biệt trong buổi tiếp tân của PTGD/VN, đích thân ông Đỗ Như Điện đã giới thiệu từng khuôn mặt mới là ủy viên trong tân Ban thường vụ nhiệm khóa mới mà Đại hội kỳ thứ 8 tín nhiệm.


Những ủy viên mới gồm các quí vị: Đỗ Như Điện (Điều Hợp Viên), Phạm Hồng Lam, Trần Hiếu, Thái Phương Lan, Phạm Định, Nguyễn Chính Kết, Phạm Mỹ Lan, Ngô Thái Văn, Nguyễn Bá Tùng.


Một thông cáo báo chí đã được Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại Tiếp Tân Kết Thúc Đại Hội Kỳ Thứ 8 tại Little Saigon, California đưa ra ngay ngày 07/10/2023 (2)


image015Kỹ sư Đỗ Như Điện (đứng trên sân khấu) lần lượt giới thiệu các ủy viên trong Ban Thường vụ nhiệm khóa 2023 -2027 Phong trào Giáo dân VN/hải ngoại.


Những vị khách quý được mọi người chú ý là các vị chức sắc trong hàng giáo phẩm các tôn giáo. Đức Giám Mục Trần Thanh Vân, lãnh đạo Giáo Hội Lutheran Hoa Kỳ & Việt Nam, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, (ngài là Mục Sư Mỹ gốc Việt đầu tiên được tấn phong Giám Mục); Linh mục Phong Bùi, nguyên là Cha Tuyên úy gắn bó lâu đời với PTGD từ Cộng đoàn Houston Texas, Linh mục Đặng Văn Chín, Hòa thượng Thích Minh Tuyên, Viện chủ Tổ đình Minh Đăng Quang, Thị trưởng Charlie Nguyễn Mạnh Chí, Dân biểu Trí Tạ, khá đông các vị nhân sĩ lão thành trong cộng đồng như nhà văn lão thành Trần Phong Vũ, Giáo sư Lê Tinh Thông, và đại diện giới truyền thông báo chí như đài SBTN, Việt Báo, Người Việt, báo điện tử Văn Hóa Online, …


image017Giám mục Trần Thanh Vân, Giáo hội Lutheran phát biểu cảm tưởng trong buổi tiếp tân của PTGD chiều tối 07/10/2023 ở Tp Westminster.


image019Hòa thượng Thích Minh Tuyên, Viện chủ Tổ đình Minh Đăng Quang phát biểu cảm tưởng trong buổi tiếp tân PTGD 07/10/2023


image021Linh mục Bùi Phong từ Cộng đoàn Giáo xứ Houston Texas phát biểu cảm tưởng trong buổi tiếp tân PTGD 07/10/2023


image023Linh mục Đặng Văn Chín phát biểu cảm tưởng trong buổi tiếp tân PTGD 07/10/2023


image025Thị trưởng Westminster Charlie Nguyễn Mạnh Chí phát biểu cảm tưởng trong buổi tiếp tân của PTGDVN/hải ngoại tổ chức tại nhà hàng Diamond Seafoof Palace Tp Westminster tối 07/10/2023.


image027Dân biểu tiểu bang California đơn vị 70 Tạ Đức Trí phát biểu cảm tưởng trong buổi tiếp tân của PTGDVN/hải ngoại tại nhà hàng Diamond Seafoof Palace Tp Westminster tối 07/10/2023. (3)


(Chú thích: các phần phát biểu nghe từ video trực tiếp của phóng viên Tâm An)


Ngoài ra, nhận thấy có một số nhân vật tham dự buổi tiếp tân thuộc các đoàn thể và đảng phái Quốc gia Việt Nam.


image029Nhà văn lão thành Trần Phong Vũ phát biểu trong tình thân ái với PTGDVN


Kỹ sư Đỗ Như Điện tuy trọng tuổi nhưng vẫn không phai nhạt tấm lòng hào hoa phong nhã. Với chi phí hơn 500 đôla cho một bàn tiệc, ông không ngại tốn kém khi tổ chức một buổi tiếp tân sang trọng, lịch sự và ấm cúng, bao gồm phần ẩm thực 9 món ăn chơi ngon nhất của nhà hàng Diamond Seafood Palace.


Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại là một tập thể tranh đấu liên tục 30 năm qua, PT là đại diện cho tiếng nói chân thật từ hàng ngũ tín hữu đạo Công Giáo. Được biết PTGD khai sinh vào ngày 07/10/1992, đó là ngày lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi và buổi tiếp t6an chiều tối hôm nay, như tựa lớn bài viết của chúng tôi:  Ơn lành và Ánh sáng Kính Đức Mẹ Mân Côi đến với Phong trào Giáo dân VN.


Quan điểm chính trị của Phong trào thật rõ ràng minh bạch, đường lối đấu tranh của Phong trào thể hiện nhân cách của những con người Việt Nam yêu nước, tuy sống lưu vong ở hải ngoại nhưng luôn thiết tha với tiền đồ dân tộc, chứa chan lòng nhân ái, tinh thần nhân văn nhân bản chứ không “thề phanh thây uống máu quân thù” như Cs.  


image031Bức ảnh kỷ niệm: từ trái: Thị trưởng Charlie Nguyễn Mạnh Chí và phu nhân, nhà báo Lý Kiến Trúc (Văn Hóa Online-California), Kỹ sư Đỗ Như Điện, Dân biểu Tạ Đức Trí và các thân hữu.


Lý Kiến Trúc

10/10/2023 – nam California

(xem tiếp Kỳ 2)


(1)

image033

(2)
image035

MOVEMENT OF THE VIETNAMESE LAITY IN DIASPORA

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại


10687 Weatherhill Court. San Diego, CA 92131.  USA


Email: ptgdvn@gmail.com. www.Phongtraogiaodan.org



THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại

Tiếp Tân Kết Thúc Đại Hội Kỳ Thứ 8 tại Little Saigon, California


Đại hội kỳ thứ 8 của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại được kết thúc bằng một buổi tiếp tân tại nhà hàng Diamond Seafood Palace ở Little Saigon, California vào tối thứ bảy 7/10/2023.


Hiện diện trong buổi tiếp tân có nhiều chức sắc tôn giáo gồm Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, Giám mục Anh giáo Trần Thanh Vân, Linh mục Bùi Phong, Linh mục Đặng Văn Chín; các vị dân cử gồm Dân biểu Tạ Đức Trí, Thị trưởng Westminster Nguyễn Mạnh Chí, Ủy viên Học khu Westminster Nguyễn Thế Thủy, Ủy viên Học khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân; một số đại ciện các đoàn thể chính trị và cộng đồng, và gần 200 quan khách.


Đại hội Kỳ thứ 8 của PTGDVN HN kéo dài trong 2 ngày, thứ sáu và thứ bảy, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, quy tụ các thành viên từ các quốc gia Âu Châu (Đức và Bỉ), một số tiểu bang tại Hoa Kỳ (Massachusetts, Texas, Arizona, Maryland, Washington, và California).


Trong hai ngày Đại hội, các tham dự viên đã nghe thuyết trình và thảo luận về tình hình Giáo hội và đất nước, thông qua tu chính nội quy cho phù hợp với tình hình thực tế, và bầu lại Ban Thường Vụ cho nhiệm khóa 2023-2027. Trong dịp nầy các đoàn viên cũng đã mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, là bổn mạng của Phong trào. Trong Thánh Lễ này, ngoài 9 thành viên Tân Ban Thường Vụ đã tuyên hứa; PT còn vui mừng chào đón 9 tân đoàn viên tuyên hưá gia nhập PT nữa.


Từ ngày thành lập đến nay, Phong Trào đã tổ chức đại hội 4 năm một lần ở nhiều thành phố ở Âu Châu và Hoa Kỳ. Kỳ đại hội sau cùng được tổ chức tại thành phố Boston vào năm 2017. Từ đó đến nay PT không thể tổ chức đại hội vì tình trạng dịch bệnh COVID-9.


Đại hội kỳ thứ 8 đã tín nhiệm những đoàn viên sau đây vào Ban Thường Vụ cho nhiệm khóa mới:


- Đỗ Như Điện (Điều Hợp Viên)


- Phạm Hồng Lam


- Trần Hiếu


- Thái Phương Lan


- Phạm Định


- Nguyễn Chính kết


- Phạm Mỹ Lan


- Ngô Tthanh Văn


- Nguyễn Bá Tùng


Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại được thành lập vào ngày 7 tháng 10 năm 1992 tại Roma nhằm đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt hôm nay. Là một phong trào tông đồ giáo dân, dựa trên căn bản thần học của các văn kiện Công Đồng Vaticano II, đặc biệt là tư tưởng hướng dẫn của Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, PT khai triển và ứng dụng Học Thuyết Xã Hội Công Giáo vào bốn môi trường chuyên biệt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và chính trị.


California, ngày 7 tháng 10 năm 2023


(3)


Về phía dân cử, nhận thấy có Thị trưởng thành phố Westminster hiện nay là ông Charlie Nguyễn Mạnh Chí. Chức vụ thị trưởng ở Westminster là do cư dân bỏ phiếu bầu chọn. Westminster được xem là thủ phủ tỵ nạn của người Việt mệnh danh là Little Sài Gòn qua nghị quyết của Thống Đốc California George Deukmejian.


Thành phố với hơn 90 ngàn dân, cử tri gốc Việt chiếm khoảng 40%, 40% là cư dân bản xứ, 20% còn lại là các sắc dân khác, nơi có tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ, nơi thường diễn ra các buổi lễ tưởng niệm “nỗi thống khổ” của chiến tranh Việt Nam mà những người Mỹ gốc Việt nói là rất linh thiêng.


image037Tượng đài Chiến sĩ vô danh Việt Mỹ tại thành phố Westminstre, Quận Cam, nam Califonia.


image039Thứ Sáu ngày 17 Tháng Sáu năm 1988, bảng chỉ dẫn “Little Saigon Next Exit” sẽ được cắm trên Xa lộ 405 và 22 xuất hiện trong cuộc họp báo tại thương xá Phước Lộc Thọ trên đại lộ Bolsa, Tp Westminster. Ảnh từ trái, Luật Sư Trần Thái Văn, Giáo Sư Nguyễn Tư Mô và Thống Đốc California George Deukmejian. (Hình Trần Thái Văn cung cấp).


Theo lời ông Trần Đức Thanh Phong phát biểu ngày 11/11/2018 tại hội trường Westminster:khi chính thức khai sanh bởi ông Thống Đốc George Deukmejian, từ Sacramento xuống cắt băng khánh thành tấm bảng Little Saigon Next Exit vào ngày 17/6/1988 và chính thức công nhận Little Saigon là một đặc khu kinh tế của người Việt đầu tiên trên đất Mỹ.” Trong khi đó, hầu hết tập thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở nam California đều coi Little Sài Gòn không những là thủ phủ chính trị mà còn là một thành trì chống Cộng mạnh mẽ nhất tại hải ngoại.


Tiêu biểu cho tinh thần chống cộng, hàng mấy chục ngàn người đã xuống đường, biểu tình chống biểu tượng và chủ nghĩa cộng sản tại Little Saigon trong “chiến dịch bất ngờ năm 1999” kéo dài liên tục 54 Ngày và Đêm đã đi vào Lịch sử Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10662/vu-hitek-tran-truong-tai-little-saigon-nam-cali-nam-1999


Thị trưởng Westminster tiền nhiệm trước ông Charlie Chí là ông Tạ Đức Trí, thị trưởng gốc Việt đầu tiên, hiện là Dân biểu tiểu bang California địa hạt 70. Ông Trí vốn xuất thân từ một gia đình có giòng dõi văn học, cha là kịch tác gia, mẹ là giáo sư Anh văn ở Hội Việt Mỹ trước năm 1975. Đến Mỹ năm 1992, 19 tuổi, gần 5 năm sau Trí Tạ tốt nghiệp Cử nhân Chính trị học.


Tp Westminster (Little Sài Gòn), Garden Grove, Fountain Valley, Los Alamitos, Stanton nằm trong địa hạt 70, là các khu vực địa lý nhân văn có số lượng cử tri người Mỹ gốc Việt đông đảo. Trong các cuộc bầu cử, số lượng cử tri người Mỹ gốc Việt có khả năng rất lớn mang lại chiến thắng.


Địa hạt 70 là kết quả của các cuộc “tranh chiến” phân chia khu vực bầu cử của các chính trị gia hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Những chính trị gia người Mỹ hay người Mỹ gốc Việt “đầu tư” nhiều công sức vào các khu vực cử tri Mỹ gốc Việt hầu mang lại phiếu ‘đốn ngã’ đối thủ của họ.

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30612)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19223)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17975)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18273)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20332)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19537)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19265)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18407)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19332)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17694)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18894)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22284)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22793)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18802)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20899)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22051)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22268)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19730)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20477)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19596)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.