Phản ứng của bộ máy tuyên truyền CSVN đối với Báo cáo nhân quyền 2022-2023 và Giải Nhân quyền 2023

05 Tháng Mười Hai 20236:27 SA(Xem: 1279)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 – THỨ BA 05 DEC 2023


Phản ứng của bộ máy tuyên truyền CSVN đối với Báo cáo nhân quyền 2022-2023 và Giải Nhân quyền 2023


VHO - Mạng Lưới Nhân Quyền VN công bố 3 Khôi nguyên Nhân quyền 2023


https://www.nhatbaovanhoa.com/p6090a12084/mang-luoi-nhan-quyen-vn-cong-bo-3-khoi-nguyen-nhan-quyen-2023


MLNQVN: HỌP BÁO CÔNG BỐ GIẢI NHÂN QUYỀN VN 2023 & BÁO CÁO NHÂN QUYỀN 2022-2023 (Nov.18th.2023)


TamAn Nguyen


3.62K subscribers


169 views Nov 20, 2023


Little Saigon, California – Sáng thứ bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ với giới truyền thông Việt ngữ và đại điện một số đoàn thể cộng đồng để công công bố Báo Cáo Nhân Quyền tại Việt Nam 2022-2023 và kết quả Giải Nhân quyền Việt Nam 2023.


https://www.youtube.com/watch?v=VXpkI2Wdz_k

image001

VOA - Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam ngày 18/11 công bố báo cáo hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam năm 2022-2023.


https://www.youtube.com/watch?v=0vWXZypaWw4

image004

(Trân trọng cám ơn MLNQ gởi đến VHO ngày 04/12/2023)


Cám ơn quý vị đã quan tâm đến tham dự buổi sinh hoạt công bố Báo cáo Nhân quyền 2022-2023 và Giải Nhân quyền Việt Nam 2023.


Để biết phản ứng của CSVN, xin quý vị đọc một vài bài báo tiêu biểu từ trong nước.


Nguyễn Bá Tùng


VOV - So-called Vietnam Human Rights Award unmasked


Công an Nhân dân - Lại giở trò lố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023”


Việt Nam Thịnh Vượng - Sự thật về cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam"


Tuyên Giáo - Những đòi hỏi phi lý, không thể chấp nhận


Báo Mới - Nhận diện và lật mặt thật những tiếng kêu lạc lõng, sai trái đội lốt bảo vệ quyền con người ở Việt Nam (1): Mặt thật của cái gọi là 'tù nhân lương tâm'

Học Viện An Ninh Nhân Dân - LẠI GIỞ TRÒ LỐ “GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2023”

Bình Phước Online - Giải thưởng “danh giá”


VOV - Sự thật về cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam"


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Dưới đây là báo Công an Nhân dân, cơ quan tiêu biểu của bộ máy tuyên truyền VN


VHO trích:


Công an Nhân dân - Lại giở trò lố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023”


Thứ Hai, 27/11/2023, 07:48


https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/lai-gio-tro-lo-giai-thuong-nhan-quyen-viet-nam-2023-i715081/


Ngày 18/11 vừa qua, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố “Báo cáo nhân quyền 2022-2023”, tiếp tục đưa ra những nội dung xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.


Đồng thời, tổ chức này còn đưa ra cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023” để “tôn vinh” các đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng – những kẻ đang phải chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước.


image006Ngày 12/5/2023, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử và tuyên phạt Trần Văn Bang lĩnh 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Mưu đồ “bình mới, rượu cũ”


Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN) là một tổ chức tự xưng có trụ sở tại bang California (Mỹ), được biết đến là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp thành viên chân rết của tổ chức này để tiến hành các hoạt động chống phá.


Tháng 11/1997, một nhóm người Việt sinh sống ở Mỹ do Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyễn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Hồng Liên… đã tổ chức “hội nghị quốc tế” tại TP Santa Ana, thuộc quận Orange County, bang California, Mỹ và công bố thành lập tổ chức với tên gọi Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Để thu hút sự quan tâm của dư luận, đánh bóng, gây thanh thế trong cộng đồng hải ngoại, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã đưa ra mục tiêu hoạt động “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.


Để thực hiện được mục tiêu trên, tổ chức này đã thiết lập các trang mạng xã hội, website để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video, hình ảnh nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Cùng với đó, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam còn quan hệ, móc nối, vận động sự bảo trợ của một số nghị sĩ của Mỹ có quan điểm thiếu thiện chí với Việt Nam và tăng cường móc nối, quan hệ với các tổ chức thường xuyên có hoạt động vu cáo, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc như Đài Á Châu Tự Do – RFA; tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW), tổ chức Nhà báo không biên giới (Reporters Sán Frontieres – RSF), tổ chức Ủy ban bảo vệ ký giả (Committee to Protect Journalists – CPJ), tổ chức Ân xá quốc tế ( Amnesty International – AI), Ủy ban Tự do tôn giáo cho Việt Nam, tập hợp Thanh niên dân chủ...


Từ khi thành lập đến nay, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam thường xuyên công bố báo cáo nhân quyền, nội dung lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam để xuyên tạc sự thật, phục vụ cho mục đích bôi lem, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực. “Báo cáo nhân quyền Việt Nam 2022-2023” mà tổ chức này đưa ra cũng không nằm ngoài chiêu bài trên khi họ tập hợp, đánh giá với hàng trăm trang nhưng tất cả đều là cách nhìn phiến diện, sai sự thật về thực tiễn tình hình tự do dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam. Trong đó, họ đã cố tình xuyên tạc rằng “Chính phủ Việt Nam ngược đãi, kỳ thị người dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống”; đưa ra những thông tin, tình hình sai lệch về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ… Đồng thời, để cổ vũ cho những kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá đất nước, hằng năm, mạng lưới này còn tổ chức họp, bình chọn, công bố, “vinh danh” cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”.


Từ năm 2002 đến nay, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã trao giải thưởng này cho hơn 60 cá nhân. Những người được tổ chức này “vinh danh” nhận giải thưởng cũng là những thành phần quen thuộc trong các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá đất nước núp dưới danh nghĩa là “tù nhân lương tâm”, “dân oan”, “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân chính trị”, kẻ đã ra tù, kẻ thì đang bị giam giữ hoặc đang bị khởi tố, xét xử. 21 năm qua, “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” đã “vinh danh” những cá nhân chống phá như Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Thích Quảng Độ, Phan Văn Lợi, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Đăng Quế, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải (Hải “Điếu cày”), Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Đôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Đình Mẫn, Phạm Đoan Trang, Lê Công Định, Cấn Thị Thêu, Trịnh  Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Tường Thụy, Lưu Văn Vịnh, Trần Đức Thạch… Đồng thời, một số tổ chức núp bóng dân chủ hoạt động chống phá đất nước cũng được “vinh danh” với giải thưởng này như “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, “Bán nguyệt san Tự do ngôn luận” của khối 8406, “Hội Anh em dân chủ”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”…


Chân dung 3 đối tượng được trao “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023”


Cùng với “Báo cáo nhân quyền Việt Nam 2022-2023” thì ngày 18/11 vừa qua, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cũng đã công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023” để “tôn vinh” các đối tượng Trần Văn Bang (SN 1961), Y Wô Niê (SN 1970) và Lê Trọng Hùng (SN 1979) - những kẻ rêu rao xuyên tạc rằng, họ là những “nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa” đang bị “giam cầm trong nhà tù cộng sản”! Theo thông tin được tổ chức này chia sẻ trên các trang mạng xã hội, trang web và được các trang mạng như Đài RFA, VOA Tiếng Việt chia sẻ thì Mạng lưới nhân quyền Việt Nam sẽ tổ chức trao giải tại TP Toronto, Canada với sự hợp tác của Ủy ban yểm trợ phong trào dân chủ quốc nội – Toronto vào ngày 10/12/2023, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền lần thứ 75. Vậy chân dung của những kẻ vừa được nhận cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023” là ai?


Đối với Trần Văn Bang (SN 1961, quê quán Hải Dương), bị TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên y án 8 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Bang là người đã sử dụng 3 tài khoản facebook gồm “Trần Bang”, “Bang Trần”, “Tran Josh” để soạn thảo, đăng tải 39 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ bảng, nói xấu chính quyền, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, thể hiện thái độ thù ghét, bất mãn đối với Đảng, Nhà nước và các vị lãnh đạo. Không những vậy, y còn có hành vi tàng trữ nhiều tài liệu, sách báo, trong đó có 4 cuốn tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc, nhân dân các nước, kích động bạo lực. Với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, việc Trần Văn Bang bị tòa tuyên phạt 8 năm tù giam là đúng pháp luật.


Với Y Wô Niê (SN 1970, ở buôn Pưk, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), bị TAND cấp cao tại Đắk Lắk tuyên phạt y án sơ thẩm 4 tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Y Wô Niê là người đã từng có 1 tiền án về hành vi phá hoại chính sách đoàn kết và bị TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 9 năm tù giam. Vậy nhưng sau khi chấp hành xong án phạt tù vào tháng 12/2011, Y Wô Niê đã “ngựa quen đường cũ” khi lập tài khoản “Jing” trên mạng xã hội WhatsApp để đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung vu khống, xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và lực lượng Công an trên địa bàn huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk. Với những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, xâm hại đến uy tín của cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương và gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, TAND cấp cao tại Đắk Lắk tuyên phạt y án sơ thẩm 4 năm tù giam với Y Wô Niê về tội danh trên.


Còn với Lê Trọng Hùng, tức Hùng “gàn”, SN 1979, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù giam và 5 năm quản chế kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Lê Trọng Hùng đã thông qua fanpage facebook “CHTV Vietnam” đăng tải các video clip có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong dư luận; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Chỉ điểm qua những hoạt động trên để thấy bản chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023” hay “Báo cáo nhân quyền Việt Nam 2022-2023” cũng là chiêu trò đến hẹn lại lên của tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cũng như những tổ chức, cá nhân khác vốn lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam. Chiêu trò này tuy quá cũ nhưng nó vẫn như cú hích nhằm tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ, đồng thời để cho các đối tượng trong nước bấu víu, tiến hành các hoạt động chống phá đất nước. Phan Dương
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30622)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19230)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17981)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18275)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20344)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19546)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19271)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18418)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19338)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17697)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18897)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22285)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22794)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18807)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20904)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22058)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22273)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19733)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20482)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19600)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.