Tại Sao Trung Quốc Rút Giàn Khoan HD981 Trước Thời Hạn?
Lý Thái Hùng
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận
giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt
Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà
Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của
CSVN.
Sự kiện Bắc Kinh cho rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển
của Việt Nam sớm hơn dự tính 1 tháng cho thấy đây không phải là động thái bình
thường.
Vào ngày 2/5, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo giàn khoan HD 981 sẽ tác
nghiệp trên biển Đông (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt
Nam 135 hải lý) kéo dài từ ngày 3/5 đến 15/8.
Ba tuần lễ liên tiếp sau đó, Trung Quốc đã bị rất nhiều sự chống đối từ dư luận
quần chúng Việt Nam và Thế giới nhất là Hoa Kỳ nên đã nhích giàn khoan ra ngoài
một vài hải lý nhưng vẫn nằm trong lô khai thác dầu khí 143 do CSVN ấn định
nhưng chưa khai thác.
Mặc dù Bắc Kinh không cho biết lý do rút giàn khoan HD 981 sớm hơn thời hạn dự
trù, nhưng theo một số phân tích thì cho là Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
nhằm tránh cơn bão Rammansun đang từ vùng biển Phi Luật Tân hướng về quần đảo
Hoàng Sa với sức gió mạnh khủng khiếp (134-166 cây số/giờ).
Việc Bắc Kinh rút giàn khoan để tránh cơn bão Rammansun chỉ là lý cớ bề nổi, vì
nếu giàn khoan này đang tìm kiếm dầu khí thật sự như Trung Quốc loan báo thì họ
không thể dễ dàng rút giàn khoan khi thời hạn tác nghiệp còn đến một tháng và
đã chi phí hàng ngàn triệu Mỹ Kim cho giàn khoan này hoạt động trong gần 2
tháng vừa qua.
Cơn bão thực sự khiến Trung Quốc phải rút giàn khoan vẫn chính là “cơn bão
dư luận” - cả từ Việt
Thứ nhất là sợ bị cô lập. Hầu hết dư luận thế giới đều lên án hành động bá
quyền của Trung Quốc khi mang giàn khoan HD 981 vào trong vùng lãnh hải của
Việt
Thứ hai là sợ một liên minh chống Trung Quốc hình thành. Vụ giàn khoan đã
vô hình chung tạo lý cớ thuận lợi cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi
Luật Tân, Úc Châu, Nam Hàn, Mã Lai liên kết thành một liên minh chống lại sự
bành trướng của Trung Quốc - không chỉ ở biển Đông mà bao gồm cả vòng đai Á
Châu Thái Bình Dương. Đây có thể nói là cơ hội bất ngờ giúp cho Nhật Bản mở
rộng tiềm năng hoạt động của lực lượng tự vệ cùng với Hoa Kỳ trong vùng mà
không gặp sự chống đối nào của công luận.
Thứ ba là sợ nội bộ lãnh đạo CSVN phân hóa vì Bắc Kinh. Sự phẫn nộ của
người Việt
Tuy nhiên, vì tham vọng chiếm biển Đông bằng mọi giá để chống lại chính sách
xoay trục về Á Châu của Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ không dừng ở việc rút giàn khoan
HD 981 mà còn tiếp tục gia tăng các áp lực mới trên biển Đông trong những ngày
tới. Một số các sự kiện tiên đoán điều này:
- Hai tuần trước khi rút giàn khoan HD 981, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo
là hai giàn khoan Hải Nam 4 và Hải Nam 9 đã được đưa về hoạt động trên biển
Đông, tuy không cho biết rõ vị trí tác nghiệp. Đây là sự rút lui có chuẩn bị
với mục tiêu mà Trung Quốc muốn nhắm đến là bình thường sự hiện diện thường
trực của các giàn khoan trên biển Đông để lâu dần không còn ai chống đối mạnh
mẽ như hiện nay.
- Muốn chiếm biển Đông, Trung Quốc thấy rõ Việt
- Sau khi tung ra hàng loạt giàn khoan trên biển Đông, Trung Quốc sẽ bắt đầu
đưa ra hai quyết định: 1/Thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông;
2/Ra lệnh các tàu bè ngoại quốc lưu thông qua lại trên biển Đông phải xin phép
nhà cầm quyền Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để vừa chính thức hóa chủ quyền
trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, vừa đẩy Hoa Kỳ, Nhật Bản và Phi Luật
Tân ở vào thế khó xử.
Qua những động thái mà Tập Cận Bình đã làm trên biển Hoa Đông đối với Nhật Bản
từ năm 2013 đến nay và nhất là đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam để
thách thức Hoa Kỳ trong 2 tháng vừa qua, chúng ta thấy rõ là Trung Quốc từng
bước đưa ra nhiều phép thử khác nhau. Tuy có gặp sự chống đối mạnh mẽ ở lúc
đầu, nhưng Trung Quốc nghĩ rằng với từng bước tiệm tiến, họ sẽ đạt được mục
tiêu “đặt các nước vào sự đã rồi” qua sự tiếp tay trực tiếp và gián tiếp
của đảng CSVN, và sau cùng sẽ buộc các nước phải chấp nhận chủ quyền của Trung
Quốc.
Nói tóm lại, chúng ta nên coi việc Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 hôm 16/7
vừa qua chỉ là bước lùi chiến thuật tạm thời để làm dịu nguội dư luận. Bắc Kinh
sẽ tiếp tục khống chế lãnh đạo Hà Nội để chuẩn bị cho giai đoạn mà họ sẽ mang
thêm nhiều giàn khoan ra biển Đông và buộc thế giới phải công nhận chủ quyền,
theo kiểu “tầm ăn dâu”.
Do đó, chúng ta phải tiếp tục vận động sự cảnh giác của thế giới và áp lực Bộ
chính trị CSVN phải xúc tiến việc kiện Trung Quốc vì đây là diễn đàn cần thiết
để bảo vệ chủ quyền nước nhà và buộc Trung Quốc phải ngưng những thủ đoạn xâm
chiếm biển Đông nói trên.
Lý Thái Hùng
Ngày 16/7/2014