Bộ trưởng Ngoại giao VN đi Mỹ trấn an 'ổn định chính trị'

27 Tháng Ba 20247:24 SA(Xem: 687)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 - THỨ TƯ 27 MAR 2024


Bộ trưởng Ngoại giao VN đi Mỹ trấn an'ổn định chính trị' (*)


Chủ tịch nước từ chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'


image003Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trấn an phía Mỹ về sự ổn định chính trị và chính sách


BBC 27/3/2024


Hôm thứ Ba (26/3), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn nói rằng việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức sẽ không gây ảnh hưởng tới chính sách kinh tế và đối ngoại của Việt Nam và đề cập tới hệ thống lãnh đạo và hoạch định chính sách mang tính tập thể của đất nước cộng sản, theo bài viết của Reuters.


Ông Sơn đưa ra thông điệp trên trong lúc đang có chuyến công du tại Mỹ.


Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến thăm này nhằm mục đích triển khai tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.


Trấn an Mỹ, thăm Trung Quốc


Trong khuôn khổ chuyến đi, vào hôm thứ Hai (25/3), Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power.


Chuyến đi của ông Sơn diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang có những xáo động về nhân sự cấp cao làm nảy sinh các quan ngại về bất ổn chính trị.


Ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ chức trong thời gian hơn một năm trở lại đây.


Khi được hỏi về việc ông Thưởng từ chức, ông Sơn đã trả lời Viện nghiên cứu Brookings Institution từ Washington rằng Việt Nam đang thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng được cộng đồng quốc tế và các doanh nghiệp hoan nghênh.


“Tôi nghĩ rằng việc thôi chức của chủ tịch nước không ảnh hưởng đến những chính sách phát triển kinh tế và đối ngoại của chúng tôi,” ông nói.


“Nếu quý vị nhìn vào tình hình ở Việt Nam, chúng tôi có hệ thống lãnh đạo tập thể, quyết định chính sách đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế một cách tập thể.”


Ông Sơn viện dẫn việc Đại hội Đảng Cộng sản được tổ chức năm năm một lần, là dịp để các lãnh đạo đảng vạch ra và thống nhất những kế hoạch phát triển kinh tế.


"Và tôi nghĩ [nếu] một hoặc hai nhân vật trong ban lãnh đạo từ chức thì cũng không thay đổi tình hình chung này."


image001Nguồn hình ảnh, Reuters. Cuộc họp ngày 25/3 giữa Việt Nam và Mỹ tại Washington DC để triển khai tuyên bố chung của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden


Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề cập tới việc mong muốn Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.


Mỹ vẫn đang coi Việt Nam là một "nền kinh tế phi thị trường" trong các vụ kiện thương mại, điều có thể dẫn tới sự gia tăng đáng kể của thuế chống bán phá giá.


Việt Nam đã đệ đơn yêu cầu Mỹ xem xét việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường từ tháng 9/2023, viện dẫn những cải cách kinh tế trong các năm qua.


Hiện Washington vẫn đang trong quá trình xem xét và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào khoảng giữa tháng 7/2024.


image006Getty Images. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn kinh tế nhà nước duy trì vai trò chủ đạo


Trước đó trong năm, đại sứ Việt Nam tại Washington từng cảnh báo rằng việc duy trì các mức thuế phạt hệ quả lên hàng hóa Việt Nam sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ song phương đang ngày càng bền chặt giữa hai nước.


Ông Sơn cho rằng Mỹ và Việt Nam nên thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư sau khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng Chín năm ngoái.


“Chúng ta nên tập trung tới khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, tính liên kết của hạ tầng kỹ thuật, nền kinh tế số, năng lượng, nền kinh tế xanh và hậu cần," ông Sơn nói.


Trong một diễn biến liên quan, vào ngày 18/3, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hoài Trung đã lên đường đến thăm Trung Quốc.


Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, ông Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương, Ngoại trưởng Vương Nghị.


Trong các cuộc hội kiến, ông Trung đã đề nghị hai bên cùng nỗ lực thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao và tăng cường tin cậy chính trị, theo báo Nhân dân.


Có thể hiểu là trong chuyến thăm này, đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã cập nhật cho phía Trung Quốc về những diễn biến chính trị gần đây ở trong nước.


Từ ngoài nhìn vào vẫn bấp bênh


Sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức làm dấy lên những câu hỏi về ổn định chính trị của Việt Nam, đặc biệt là việc ông Thưởng chỉ mới nhậm chức vào đầu năm ngoái, sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đột ngột bị miễn nhiệm.


Ổn định chính trị là cực kỳ quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động sản xuất lớn tại Việt Nam, bao gồm cả Apple của Mỹ, tập đoàn có nhiều nhà cung cấp từ nước này.


Yếu tố ổn định chính trị cũng tác động không nhỏ tới quyết định của những nhà đầu tư quan tâm tới nước này.


Được coi là trung tâm sản xuất chế tạo ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lũy kế vượt qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Các nhà phân tích cho rằng sự ổn định này, vốn được đảm bảo qua nhiều thập kỷ bởi một chính phủ chịu kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản, có vẻ đã bắt đầu lung lay.


Đánh giá này được đưa ra ngay cả khi họ đồng ý rằng những thay đổi lãnh đạo mới đây sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách chủ chốt của đất nước, bao gồm cả đường lối “ngoại giao cây tre” nhằm duy trì quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc.


Giờ đây, những nhà đầu tư vốn ca ngợi sự ổn định chính trị của Việt Nam có thể sẽ không an tâm với sự ra đi đột ngột của hai vị chủ tịch nước chỉ trong một thời gian ngắn, theo Reuters.


Việc ông Thưởng bị miễn nhiệm có thể khiến các quyết định chính sách và hành chính càng trễ nải, khi mà các quan chức phụ trách cứ canh cánh nỗi lo liên quan đến diễn biến của chiến dịch chống tham nhũng, theo một cố vấn cho các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.


Trong một cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt ngày 20/3, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định rằng việc sai phạm của ông Thưởng được cho là đã xảy ra từ khoảng 10 năm trước sẽ tạo “tâm lý tương đối là bất an trong hệ thống bộ máy quan liêu của nhà nước”.


“Người ta không thể nào biết được quá trình hồi tố sẽ đẩy tới mức nào, và ai sẽ an toàn, ai sẽ không,” ông nói.


Báo The Guardian cũng trích lời Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang nhận định rằng việc từ chức của hai chủ tịch nước trong vòng chưa đầy hai năm không phải là dấu hiệu tốt đối với một quốc gia thường tự hào về ổn định chính trị.


“Dù khu vực FDI đã phần nào được tách khỏi chiến dịch chống tham nhũng, nhưng sự bất ổn có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn cách chờ đợi và theo dõi thêm giữa bối cảnh chính trị khó lường của Việt Nam,” ông Giang nói.


Ngày 20/3, sau khi ông Thưởng được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi chức, Reuters đã dẫn nhận định của ông Florian Feyerabend, trưởng đại diện tại Việt Nam của Viện KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung), rằng diễn biến gần đây trên chính trường Việt Nam dấy lên những nghi vấn về "tính khó dự báo, độ tin cậy và hoạt động nội bộ của hệ thống” – những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quyết định đầu tư.


Trong bài bình luận trên tờ Bloomberg, bà Karishma Vaswani đánh giá rằng Việt Nam đang trên bờ vực mất đi sức hút từ chiến lược “Trung Quốc + 1” – chiến lược kinh doanh do các tập đoàn đa quốc gia áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các quốc gia khác.


Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, với đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đến 32% trong năm 2023, thu hút gần 36,61 tỷ đô la tiền đầu tư.


Giờ đây, với việc ông Thưởng từ chức, bà Vaswani đánh giá rằng sẽ có lo ngại lan rộng ở Washington, sau khi Mỹ và Việt Nam vừa mới nâng cấp quan hệ chỉ sáu tháng trước.


Bà cho rằng bất kỳ dấu hiệu bất ổn chính trị nào của Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng tới kỳ vọng Mỹ dành cho quốc gia Đông Nam Á.


(*) Tựa của VHO
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30613)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19224)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17975)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18273)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20332)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19537)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19266)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18407)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19332)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17694)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18894)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22284)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22793)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18802)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20900)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22053)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22269)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19731)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20477)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19597)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.