Những ngày cuối cùng của Đảng Cộng sản?

30 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 20447)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 01 DEC 2014

Những ngày cuối cùng của Đảng Cộng sản? (Phần 2)

Micheal J. Totten

Người dịch: Phương Thảo

(VNTB) - Tôi có thể sai, nhưng tôi có cảm giác khá chắc là Việt Nam sẽ khá giống Tusinia khi họ khai phát súng đầu tiên. Việt Nam hiện giờ phồn thịnh và tự do hơn bao giờ hết trong suốt chiều dài lịch sử. Mọi thứ đã trở nên tốt hơn, và đó là những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy sự chuyển giao dân chủ thành công.

image075

Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.

“ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cái từ cộng sản có ý nghĩa khác?”, tôi hỏi một người Việt sống ở Hà nội tên Huy. Ông ta tự gọi mình là Jason khi ông ta nói chuyện với người Mỹ vì dễ phát âm hơn, vì vậy từ đây trở đi tôi sẽ gọi ông ta là Jason.

“Chủ nghĩa cộng sản ngày nay có nghĩa là chúng tôi bị cai trị bởi chính quyền độc đảng.”, Jason nói, “ Một số người than phiền về điều này nhưng mà đó không phải là vấn đề lớn đối với tôi khi mà chính phủ vẫn tạo ra được môi trường kinh doanh và điều kiện sống tốt. Tôi không cần các đảng phái khác tranh giành lẫn nhau và gây ra khủng hoảng như ở Thái lan.”

Quân đội Thái đã lật đổ chính phủ tháng năm 2014.

“Nếu như anh không hài lòng với chính phủ, anh có bày tỏ chính kiến công khai hay không?” Tôi hỏi.

“Không sao cả! Chúng tôi làm như vậy hoài. Chúng ta vẫn đang ở nơi công cộng và tôi đâu có phải hạ giọng đâu. Anh có thể chỉ trích chính quyền bất cứ điều gì bằng lời mà không phải bằng hành động. Chính quyền không cho phép biểu tình nhưng mà gần đây chúng tôi có khá nhiều cuộc biểu tình chống Trung quốc. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có các cuộc biểu tình chống chính phủ ở ngay tại Hà nội này. Chuyện này xảy ra thường xuyên ở Hà nội hơn là ở Sài gòn. Người miền Nam họ không quan tâm tới chuyện này như là người miền Bắc. Nhưng những cuộc biểu tình cũng thường bị giải tán rất nhanh chóng. ”

“ Những người biểu tình có bị gì không? Họ có bị bắt không?”, tôi hỏi.

“Không, cơ quan chức năng chỉ cải huấn họ thôi.”

Một thuật ngữ thật thú vị, “cải huấn ”. Ở Mỹ trại cải huấn là vô tù.

“Cải huấn nghĩa là gì?”, tôi hỏi.

“ Họ nói biểu tình là xấu.”, Jason nói, “ Rằng không được phép biểu tình và nếu vi phạm nữa thì sẽ bị tù. Người ta nghe thấy vậy thì sợ và bỏ không biểu tình nữa. Vậy thôi. Một số những người cực kỳ cực đoan sau khi bị cảnh cáo sẽ bị ghi tên vô sổ đen và nếu tái phạm họ sẽ gặp rắc rối. Nhưng nếu họ đi về nhà và không tái phạm thì họ sẽ an toàn. Không ai bị gì cả. Việt Nam đâu có phải Bắc Triều tiên.”

Đương nhiên là không, Việt Nam không phải Bắc Triều tiên. Việt nam cũng không phải Syria dưới quyền Bashar al-Assad hay Iraq trong thời Saddam Hussein. Việt Nam cũng không phải hà khắc như Trung Quốc. Việt Nam ít hà khắc hơn Miến Điện gần đây và chính quyền Miến Điện đã bắt đầu công cuộc cải tổ của họ. Quá trình cải tổ của họ chưa hoàn thiện và có thể sẽ bị giật lùi nhưng dù sao thì nó cũng đang diễn ra.

“ Việt Nam thay đổi ra sao trong suốt cuộc đời anh?”, tôi hỏi Jason.

“ Việt Nam thay đổi rất nhanh, đặc biệt là Sài gòn. Miền Nam phát triển nhanh hơn miền Bắc”.

“ Tại sao lại như thế?”

“ Bởi vì miền bắc là thủ đô. Mọi thứ ở đây đều bị giới hạn và kiểm tra chặt chẽ nhưng ở miền Nam thì cởi mở hơn. Chính quyền cho phép miền Nam mở cửa để nền kinh tế phát triển, và như thế dòng tiền tệ sẽ lưu thông từ miền Nam ra miền Bắc.”

Tôi thật sự ngạc nhiên khi được biết rằng Hà nội lại chặt chẽ và bảo thủ hơn Sài gòn. Bề ngoài thấy Hà nội không có vẻ bị giới hạn và kiểm soát chặt. Tầm nhìn có thể bị giới hạn là điều dĩ nhiên. Sự cản trở cũng không phải luôn thể hiện rõ. Tôi vốn giỏi đánh hơi các rào cản chính trị nhạy cảm, và tôi có thể nói thật lòng rằng tôi không cảm thấy gì cả. Một trong những lý do khiến tôi nhận biết sự ngăn trở vì người Việt sẵn lòng nói cho tôi nghe ở nơi công cộng. Việt Nam không có khái niệm về sự sợ hãi như nhà bất đồng chính kiến Soviet Natan Sharansky nêu ra, đó là “xã hội sợ hãi” nơi mà người dân sẽ không nói những gì họ thật sự nghĩ nếu họ sợ có ai đó nghe được.

“ Vậy chính quyền kiểm tra cái gì ở đây?”, tôi hỏi Jason, “ Khi tôi quan sát quanh đây tôi không thấy có sự kiểm soát nào cả. Hay đó không phải là cái tôi nhìn thấy?”

“ Quán rượu bị bắt buộc đóng cửa sớm ở Hà nội. Sau nửa đêm sẽ không có dịch vụ giải trí nào được mở cửa. Ở Sài gòn thì họ mở cửa ngày đêm. Ở đây chúng tôi phải đi về nhà và ngủ. Chúng tôi có thể ở ngoài đường sau nửa đêm nhưng chúng tôi không thể tụ tập vì công an sẽ đến và yêu cầu chúng tôi giải tán.”

“ Chỉ có vậy thôi sao?” Tôi hỏi.

“ Chúng tôi gọi đó là luật thủ đô. Chỉ có ở Hà nội thôi. Chúng tôi phải giải tán sau nửa đêm.”

Rõ ràng đồng nghiệp Việt nam của tôi trong giới truyền thông không thể viết về bất cứ điều gì họ muốn.

Tôi hỏi một nhà báo địa phương về hệ thống kiểm duyệt và dường như cô ta đã trả lời cho tôi thật lòng. Tôi sẽ không nêu tên cô ra vì tôi không muốn cô gặp rắc rối. Việt Nam không phải là Bắc Triều tiên nhưng Việt Nam cũng chưa phải là Canada.

“ Chính quyền sở hữa tất cả nhưng không kiểm soát mọi thứ một cách trực tiếp. Tôi thật sự không biết tôi có bao nhiêu quyền tự do báo chí và tôi cũng không biết bao nhiêu lần tôi phải tự kiểm duyệt vì tôi đã quá quen với nó.”

Nhà báo không có đất dụng võ ở đây!

“ Không ai nói với tôi là tôi có thể viết và không thể viết về cái gì. Tôi chỉ nhận biết theo trực giác những gì tôi không nên nói vì tôi lớn lên ở đây. Luật bất thành văn nhưng mà luật lệ có thay đổi. Trong quá khứ chúng tôi không được in chữ dân chủ trong bất kỳ bài nào, nhưng giờ đây chúng tôi được phép. Chỉ trích Trung Quốc cũng từng bị giới hạn nhưng giờ đây cũng được đề cập đến.”

“ Nếu cô phạm luật thì sao?”

“ Thì biên tập viên sẽ không duyệt bài của tôi.”, cô nói. Dĩ nhiên là sẽ không lọt lưới biên tập được. Biên tập viên phải họp với Ban Tuyên huấn một tuần một lần để nhận chỉ thỉ họ được và không được phép đề cập vấn đề gì. “ Nếu lọt lưới biên tập viên bằng cách nào đó thì chính quyền sẽ gọi điện yêu cầu gỡ bỏ bài báo.”

“Chúng tôi được phép đụng tới tham nhũng nhưng chỉ có những người có chức vụ thấp bị nêu danh mà không bao giờ là một vị bộ trưởng hay người có cấp bậc cao hơn”, cô nói, “ Nếu báo chí đề cập tới tham nhũng ở cấp cao thì cả bộ máy chính quyền bị khiển trách tập thể mà không phải một cá nhân riêng biệt nào trong đó.”

Các trang mạng xã hội không còn bị cấm đoán nhưng bị theo dõi. Nếu anh than phiền về chính phủ trên Facebook với mức độ vừa phải thì “được phép”, nhưng anh sẽ bị theo dõi. Nếu anh than phiền theo nhóm thì anh sẽ bị phiền phức. Và nếu anh lập nhóm trên Facebook, than phiền rồi mang xuống đường thì anh sẽ biết anh gặp phải chuyện gì.

Bỏ qua hết những điều này thì Việt nam ít rào cản hơn bất cứ quốc gia độc đảng nào mà tôi đã viếng thăm. Việt nam ít hà khắc hơn nước Cuba cộng sản anh em. Chế độ độc tài Castro siết chặt tất cả mọi thứ trong khi chính quyền Việt Nam chỉ siết chặt những gì cần thiết để duy trì quyền lực và điều này dẫn đến một nghịch lý khác là họ ít kiểm soát đời sống thường nhật của dân chúng hơn.

Tunisia cũng giống như Việt Nam khi Ben Ali còn nắm quyền ngay trước khi mùa xuân Ả Rập xảy ra, khi Christopher Hitchens chỉ ra một cách tính quái rằng “ hệ thống của chính quyền phần nào đó đã kém thông minh hơn và chịu mạo hiểm hơn đại đa số dân chúng.” Bên cạnh chế độ độc tài, mọi việc đã diễn ra khá suôn sẻ ở đó năm 2004 khi tôi đến Tunisia. Chính phủ phải hứng chịu khó khăn nhưng bản thân xã hội lại cởi mở, khoáng đạt, phồn thịnh và phức hợp. Đối với tôi không có gì ngạc nhiên khi Tunisia chuyển từ thống trị độc trị sang chế độ dân chủ một cách trơn tru và không sa vào nội chiến hay phản ứng độc trị ngược như ở Syria, Lybia hay Ai cập.

Tôi có thể sai, nhưng tôi có cảm giác khá chắc là Việt Nam sẽ khá giống Tusinia khi họ khai phát súng đầu tiên. Việt Nam hiện giờ phồn thịnh và tự do hơn bao giờ hết trong suốt chiều dài lịch sử. Mọi thứ đã trở nên tốt hơn, và đó là những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy sự chuyển giao dân chủ thành công.

Khi một bộ phận dân chúng với xuất thân nghèo khổ được gia nhập vào tầng lớp trung lưu trong thời gian này thì họ có xu huớng đề cao thành quả lao động họ đã gặt hái và sống hài lòng với những gì họ có được mà không đòi hỏi gì hơn. Nhưng với thế hệ trẻ được sinh ra sau thời kỳ gian khổ thì việc thiếu tự do về chính trị là không thể chấp nhận được. Thậm chí những công dân thuộc tầng lớp trung lưu đứng tuổi cũng bắt đầu cảm thấy họ có đủ tự tin để đòi hỏi nhiều hơn.

Cho dù sau này có bất cứ chuyện gì xảy ra, thì những gì đang diễn ra ở Việt Nam rất rõ ràng. Công dân Việt Nam và chính quyền đã đạt được một thỏa thuận ngầm tạm thời: nếu anh không làm phiền tôi thì tôi sẽ để cho anh yên. Sự thỏa thuận này là một kết cục đáng buồn cho bất cứ ai có quan tâm tới chính trị và đặc biệt đối với tôi là người chuyên viết về mảng chính trị; nhưng với hầu hết người Việt Nam thì họ thờ ơ phần nào với chính trị. Tôi nghĩ rằng họ phải làm như vậy nhưng cũng có một phần vì nền văn hóa của họ chỉ ưu tiên chú trọng tới phát triển kinh thương.

Tranh luận về chính trị là một trò tiêu khiển ở hầu hết các quốc gia Trung Đông mặc dù chỉ có vài nước có sự thoải mái về chính trị. Công dân của họ không thể bàn luận mãi về chính phủ trung ương nhưng họ được phép và có bàn luận về chính quyền địa phương. Ở Trung Đông tôi luôn cảm thấy tôi ở giữa dòng lịch sử đang được phơi bày ra. Ở Việt Nam tôi không có được cảm giác này nhiều. Hiện tại của Việt Nam chắc chắn có sự chuyển mình, nhưng thiếu sự lôi cuốn và hiếm chuyện diễn ra công khai. Ở Việt nam đó không có chiến tranh, không có cách mạng và không có khủng bố.

Nhưng bánh xe lịch sử không bao giờ ngừng quay ở Đông Nam Á. Trung Quốc lấn chiếm các nước lân cận. Quân đội Thái Lan lật đổ chính quyền. Miến Điện cuối cùng cũng vượt qua chế độ độc tài tàn khốc. Còn bao lâu nữa thì những việc tương tự như vây sẽ xảy ra ở Việt Nam? Thật ngạc nhiên khi Miến Điện đã vượt lên trên trước với một xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều, nhưng nếu nó đã xảy ra ở Miến điện thì nó cũng sẽ có khả năng bám rễ ở Hà Nội hay Sài Gòn.

Sự thiếu vắng của một sự bùng nổ làm đòn bẩy cho Việt nam đã làm cho công việc của tôi khó khăn hơn trên cương vị của một nhà báo, nhưng trên cương vị một người dân thường thì tôi lại thấy đó là một làn gió mới. Trung Đông cũng đã có một khoảng lặng trong lịch sử như Việt Nam giờ đây. Nhưng mà khoảng lặng thì cũng phải có lúc kết thúc và lúc đó chắc hẳn mọi chuyện sẽ xảy ra.

http://www.worldaffairsjournal.org/blog/michael-j-totten/last-days-communist-party

(còn tiếp)
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17811)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16301)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17682)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19534)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17275)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15848)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17978)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17071)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18590)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23239)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20684)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20117)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18935)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18721)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17030)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26292)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17481)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22685)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21519)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.