Bùi tín:Chân Dung Quyền Lực và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

24 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 40423)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 24 FEB 2015


Bùi tín:Chân Dung Quyền Lực và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

image068

Bùi Tín

Mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) xuất hiện từ năm 2011, đến nay được hơn ba năm. CDQL được đặc biệt chú ý từ hơn hai tháng nay, khi cuộc họp Ban chấp hành Trung ương  đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 10/Khóa XI sắp họp để chuẩn bị cho Đại Hội XII, trong cuộc họp này có cuộc bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm của 20 ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Cho đến nay CDQL vẫn là một điều bí hiểm. Nó thuộc lề trái hay lề phải? lề quan hay lề dân? do ai, nhóm nào chủ trương? mặt mũi và tư cách chính trị của họ ra sao? đang sống ở đâu, vùng miền nào, môi trường chính trị nào? và mục đích chính trị của nó thực sự là gì? đã đạt kết quả như mong muốn chưa? CDQL không có thêm bài nào từ ngày 21/1/2015, vậy còn sống hay đã chấm hết?

Thật là bí hiểm, cũng là lý thú để giới theo dõi thời cuộc trong ngoài nước bình luận, tranh luận, chung sức tìm cho ra ngọn nguồn, giải mã một bài toán chính trị hiểm hóc giữa tình hình chính trị khẩn trương của đất nước. Đây cũng là một đề tài sinh động cho những cuộc họp mặt ấm cúng, có hương hoa, bánh chưng xanh, câu đối đỏ, chén rượu hồng những ngày Tết Ất Mùi gần đến.

CDQL không thuộc «lề dân », hay «lề trái» như ta thường hiểu, không giống như các blogger tự do mang tinh thần đối lập phản biện với chính quyền.

Đây là điểm đen của CDQL bị nhiều người bỏ qua nên ngộ nhận về nó. Cần vạch rõ CDQL có cách nhìn bất lương đối với các chiến sỹ dân chủ, các tổ chức trong xã hội dân sự đang lớn mạnh. Trong bài «Chủ tịch Trương Tấn Sang và cú lừa dân chủ của thế kỷ», CDQL cho rằng nhóm sỹ phu «Bắc Hà háo danh» gồm các ông Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Văn Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh… và nhóm Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long …ở miền Nam đều là dân chủ cuội, tay chân của ông Trương Tấn Sang cả. CDQL đã tự làm mất uy tín trước công luận do sự vu cáo trắng trợn này.

CDQL cũng không phải là cơ quan truyền thông thuộc lề đảng, được cơ quan tuyên huấn, báo chí của đảng chỉ đạo. Nó chắc chắn chỉ thuộc về một phe nhóm riêng của đảng cầm quyền, nhưng chưa được nhận diện rõ là phe nhóm nào, nhân vật nào ở đằng sau nó.

Vì trong một phe nhóm cầm quyền nên CDQL mới có trong tay nhiều tài liệu, hồ sơ, tin tức, công văn, hình ảnh, hoá đơn, giấy tờ… chuẩn xác, người ngoài khó có thể có. Có lúc CDQL có vẻ nắm độc quyền nhiều tin tức tuyệt mật, như kết quả thăm dò tín nhiệm tại hội nghị 10, đầy đủ, cụ thể, chuẩn xác trong khi báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam chưa tiết lộ. CDQL cũng là mạng duy nhất phổ biến nhiều hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh nằm chữa bệnh trong bệnh viện ở Hoa Kỳ, cùng với tin về hành trình - đường bay, sân bay, ngày giờ cất, hạ cánh khi trở về nước.

Có những nhận định khác nhau về mạng CDQL. Ban Tuyên huấn Trung ương đảng cho rằng đây là một mạng truyền thông phản động, nhảm nhí, có hại, vô giá trị, nhưng không kết tội, không đề nghị truy tố và phá sóng của nó.

Một số ý kiến cho rằng CDQL phê phán tố cáo nặng nề hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư như các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Hòa Bình, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, và cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Riêng với ông Nguyễn Tấn Dũng có bài phê phán nhẹ nhàng, nhưng lại có bài tâng bốc ông rất đặc biệt, ra ngày 21/1/2015: «Mũi thuyền rẽ sóng - mũi Cà Mau». Do đó CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.

Cũng có ý kiến cho rằng CDQL có tay nghề cao trong săn tin, bài viết có tính chuyên nghiệp, bài bản, văn phong chải chuốt, lập luận chặt chẽ, nhiều tin mật, phải là từ một cơ quan an ninh, phản gián có kinh nghiệm, phải chăng từ Tổng cục an ninh 1 do Trung tướng Nguyễn Chí Thành, một người rất thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nắm giữ, và chỉ có cơ quan an ninh, phản gián này mới có thể vươn xa, nhập sâu để có những tấm ảnh thật và tin tức mật nói trên. Đây là những phán đoán cần có thời gian để xác minh.

Nhân dịp này tôi xin có đôi lời nhắn nhủ chân thành với ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà do làm nhiệm vụ nhà báo tôi đã có hai lần gặp ở Kiên Giang và Hà Nội những năm 1978 và 1984.

Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,

Tôi là một nhà báo tự do sống ở nước ngoài, theo dõi sát tình hình trong nước. Ông là nhân vật có uy tín nhất trong số người lãnh đạo ở trong nuớc, đang ở thế thượng phong trong Ban Chấp hành trung Trung ương đảng cũng như trong Quốc hội.

Con người không có ai hoàn hảo. Do đó thật đáng tiếc là công luận còn phân vân về những thiếu sót ở nơi ông. Sự thiếu hiểu biết sâu sắc về nền chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại và quốc phòng của thế giới của ông theo tôi thấy hình như được bù đắp khá tốt bởi một số cố vấn chuyên gia tin cẩn. Do dó ông đã có những phát ngôn rất chuẩn, đi vào lòng người. Chỉ còn là việc thực hiện trong cuộc sống. Không thể để nó chỉ nằm trên giấy.

Việc rất hệ trọng là xin ông hết sức suy nghĩ về cuộc sống cá nhân, gia đình. Xin được nói thẳng rằng có người đã chê ông là ông còn tệ hơn vài ông trong Bộ Chính trị. Mong ông lấy đó làm tự răn mình. Nếu ông tự nguyện ngay từ hôm nay thực hiện đúng phương châm của người CS «Hy sinh trước thiên hạ, hưởng thụ sau thiên hạ», lấy tự phê bình làm lẽ sống, gương mẫu về liêm khiết, không lấy một đồng của dân, của nước, sống thanh bạch như những ông quan thanh liêm thời trước, không chạy theo tư lợi vật chất và thói hưởng lạc của bọn trọc phú vô văn hoá, từ đó chống tham nhũng quyết liệt và có hiệu quả như ông đã hứa hẹn, thì ông sẽ có cả thiên hạ trong tầm tay. Tôi biết đây là việc khó chỉ có những người có bản lãnh đặc biệt mới vượt qua nổi. Cuộc đời ông theo tôi biết đã vượt qua bao thử thách cam go. Nay là bước thử thách cuối cùng.

Xin ông trong một đêm yên tĩnh, nghĩ đến hàng triệu đồng đội, đồng bào ta đã ngã xuống với hy vọng dân ta có tự do và hạnh phúc. Ông đang có điều kiện là một nhà cứu quốc, cứu dân tuyệt vời trong cơn trầm luân khổ ải mấy chục năm nay. Ông hãy vượt qua chính mình, trong một cuộc tâm sự thần kỳ, tự mình đối diện với chính mình, và quyết chí. Hàng trăm triệu con người Việt Nam sẽ ghi công ơn ông trong lòng, trong trái tim họ.

Xin ông nghĩ cho kỹ, suy cho cùng. Xin ông chớ bỏ qua thời cơ ngàn năm một thuở này. Ông hãy tự nguyện đứng ra với một nhóm nhân tài tâm huyết kiên cường khôn khéo cùng nhân dân đưa Tổ Quốc Việt Nam từ độc đoán toàn trị sang Kỷ nguyên Độc lập, Dân chủ, Tự do và Hạnh phúc thật sự cho mọi người. Được vậy lịch sử sẽ mãi mãi ghi công ơn ông.

Theo tôi nghĩ, ông muốn là ắt được, vì đó cũng là khát vọng cháy bỏng chân chính của toàn dân lúc này.

Kính thư,
Bùi Tín.
Paris ngày 19/2/2015; mồng Một Tết Ất Mùi.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA 19.02.2015 
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18334)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19257)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17630)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18844)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22222)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20838)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21978)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22177)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19666)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20395)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19548)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24358)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23515)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.