"Hà Nội rối loạn ngôn ngữ" / "Quyền chửi là tự do ngôn luận"

21 Tháng Sáu 201511:25 CH(Xem: 16244)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BẨY 20 JUNE 2015

"Hà Nội đang bị rối loạn hành vi ngôn ngữ trầm trọng"

TT - Hà Nội “tuyên chiến” với nạn nói tục. Hà Nội cũng đang lấy ý kiến xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử... Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng.

 Nghe đọc bài: Người Hà Nội đi tìm Hà Nội thanh lịch

 

image013

Cảnh xếp hàng vào nhà viếng đại tướng Võ Nguyên Giáp tạo cảm hứng rất lớn cho sự hồi phục sự thanh lịch của Hà Nội - Ảnh: Ng.Khánh

Tôi sinh ra ở Hà Đông, nhưng từ năm lên một tuổi đã được đưa ra sống tại Hà Nội. Tôi gắn bó với Hà Nội từ những ngày đó, đến tận bây giờ đã gần một thế kỷ.

Tôi đã đi khắp các phố phường, ngõ ngách, có khi ngồi hàng giờ để thực hiện một bộ ảnh về văn hóa ứng xử của những người sống ở Hà Nội hiện nay.

Tôi thấy Hà Nội đang bị rối loạn hành vi ngôn ngữ trầm trọng, nhất là từ năm 1975 đến nay. Tôi hay la cà ở các trường học, thấy học sinh bây giờ văng tục bất cứ đâu. Có vài từ ngữ luôn thường trực trong các câu nói của các bạn trẻ bây giờ là Đ., Đ.M....

Không chỉ nói bậy, chửi tục, cung cách ứng xử của nhiều người đang sống ở Hà Nội hiện nay cũng khác người Hà Nội xưa nhiều lắm. Ngày xưa mẹ tôi rất cặn kẽ lời ăn tiếng nói.

Bà dạy chúng tôi từ việc đi nhẹ, nói khẽ đến việc nói phải tròn vành, rõ nghĩa, dễ hiểu. Hoặc gặp người quen phải chào hỏi lễ phép, gặp người khuyết tật, người già, phụ nữ dắt trẻ nhỏ phải biết nhường đường.

Mẹ tôi cũng là người làm gương, chúng tôi học được những điều ấy từ nhỏ, rồi theo tôi suốt cuộc đời, đến tận bây giờ. Hầu hết gia đình ở Hà Nội xưa đều rất nền nếp và dạy dỗ con cái chỉn chu như vậy. Những chuyện dạy dỗ, răn đe con cái cũng rất kín đáo, nhẹ nhàng.

Vì thế, tính cách tiêu biểu của người Hà Nội thời đó là sự nhường nhịn, khiêm tốn, không bao giờ đao to búa lớn, cũng không ra vẻ ta đây.

Nếu mình có chịu thua thiệt một chút thì cũng bằng lòng. Nếu có lỡ lời một câu với ai đó thì dù xin lỗi họ rồi mình cũng hối hận mãi. Những năm đất nước còn chiến tranh hay khó khăn thời bao cấp, tôi không thấy người ở Hà Nội nói tục, chửi bậy.

Chỉ từ những năm kinh tế khá lên... thì nói tục, chửi bậy cũng nhiều hơn. Nền văn minh lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm cũng bị phá vỡ.

Một nguyên nhân khác cũng vì người Hà Nội gốc còn rất ít trong số 7 triệu dân ở Hà Nội hiện nay. Vì năm 1954, dòng người từ Hà Nội di cư vào Nam.

Sau năm 1975, những người Sài Gòn ra nước ngoài (trong đó có những người từ Hà Nội vào trước đó) nên chúng ta sẽ gặp ở Paris, London, New York, Tokyo... những người Hà Nội gốc, với cách cư xử và tài năng làm dân bản xứ phải kính nể.

Ở Hà Nội đang có hàng triệu người nhập cư, họ phần nhiều là những người bị mất ruộng đất, phải đến Hà Nội tìm kế mưu sinh.

Họ phải ăn ngủ thiếu thốn, làm việc cực nhọc. Khi họ đã quá mải miết cho công cuộc mưu sinh thì sao còn thời gian và tâm trí nghĩ đến những cách ứng xử cho mẫu mực được nữa?

Hiện các trường ĐH của nước ta chưa có khoa khoa học ứng xử, trong khi ở nước ngoài rất nhiều nước có khoa này để mọi người biết cách cư xử phù hợp khi giao tiếp. Nói tục, chửi bậy ở Hà Nội là biểu hiện của sự khủng hoảng văn hóa, rối loạn giá trị đạo đức...

Khi người ta bị áp lực quá mức, luôn bực bội trong người, không biết chia sẻ cùng ai thì việc văng tục, chửi bậy sẽ không có nghĩa lý gì.

Ngôn ngữ không thay đổi, nhưng chúng ta thay đổi quá nhiều về cách sử dụng ngôn ngữ. Ngày xưa, chúng tôi được dạy rằng đi học để biết, học để làm, để chung sống, để tồn tại.

Nhưng bây giờ, cả xã hội đang làm ngược lại là học để hơn người, học để làm giàu, học để có địa vị. Mà học để hơn người là điều rất nguy hiểm./

VŨ VIẾT TUÂN ghi 21/06/2015

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Ý kiến: 'Quyền chửi là tự do ngôn luận'

Vũ Quí Hạo Nhiên Viết cho BBC từ Little Saigon, California

 image014

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong phiên xử năm 2007.

Toàn bài này có thể tóm tắt trong một câu: Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục.

Cấm chửi tục, như Thành phố Hà Nội đã ra quyết định “ kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý,” là cấm người ta bộc lộ hết cảm xúc của mình, và là vi phạm tự do ngôn luận.

Nguyên tắc này được công nhận trong luật Mỹ vào thế kỷ trước, năm 1970. Paul Cohen, một thanh niên 19 tuổi có việc vào tòa án Los Angeles để làm chứng trong một vụ án. Lúc này là lúc chiến tranh tại Việt Nam đang lên cao và thanh niên Mỹ đang bị động viên vào lính. (Thời đó Mỹ vẫn còn bắt lính.) Cohen mặc áo khoác trên đó có dòng chữ “FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân dịch”) và nhiều người trong tòa, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, phải nhìn thấy dòng chữ tục này. Thế là anh bị bắt về tội gây rối trật tự công cộng.

Khi kháng án lên tới Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, luật sư đại diện cho Cohen là Melville Nimmer, một giáo sư luật đại học UCLA. Sau này, các đồng nghiệp cũ của ông kể lại với sinh viên rằng, khi ra tòa, nhiều người dặn ông là đừng dùng từ “F” vì vị chánh thẩm Tối cao Pháp viện, ông Warren Burger, là người rất nghiêm túc.

Mở đầu phiên tòa, Chánh thẩm Burger còn bảo, “Tòa đã rất quen thuộc với những dữ kiện trong vụ án này và ông không cần thiết phải nói nhiều về dữ kiện.” Tuy nhiên, ngay trong phần mở đầu, ông Nimmer kể ngay về người thanh niên với áo khoác mang dòng chữ “Fuck The Draft.”

Sau này, các học giả đánh giá hành động này của Nimmer là một hành động xuất sắc. Giáo sư Geoffrey Stone đại học Chicago cho rằng ngay lúc ông Nimmer nói lên từ “fuck” trong tòa là ông đã thắng. Giáo sư Christopher Fairman đại học Ohio State cho rằng nếu “Nimmer đồng tình với luật cấm kỵ của Burger” thì ông đã thua rồi.

Đúng vậy. Nếu cho rằng Cohen có quyền dùng từ “fuck” mà chính luật sư của Cohen còn ngại không dám dùng, thì có tin được không?

Quả nhiên Nimmer thắng. Trong phán quyết Cohen v. California, với đa số 5-4, Tối cao Pháp viện công nhận rằng ngôn ngữ có hai chức năng song song, không chỉ chuyển tải những “suy nghĩ có thể giải thích tương đối chính xác, tách biệt” mà còn chuyển tải những “cảm xúc không diễn đạt được.”

Những cảm xúc này nhiều khi không thể miêu tả một cách ôn hòa bình tĩnh được.

'Phải chửi'

Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.

Vụ sử dụng hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCS” trên Facebook là một trường hợp như vậy. Như Paul Cohen phản đối chế độ quân dịch, thì cũng nhiều người phản đối chính quyền cộng sản.

Có nhiều điều chính quyền cộng sản làm đáng bị chỉ trích, và những điều này có thể được đưa ra mổ xẻ, phân tích, phản hồi, theo kiểu trí thức. Cũng như có nhiều người ở Mỹ từng đưa vấn đề quân dịch ra mổ xẻ, phân tích, để rồi cuối cùng Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ quân dịch và biến quân đội thành hoàn toàn tình nguyện.

Nhưng có những người như Cohen không thể ôn hòa mà họ cho rằng là phải chửi. Và #ĐMCS cũng vậy, có những người cho rằng họ không có thể ôn tồn bình tĩnh với cộng sản nữa, mà phải chửi thôi. Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.

Tất nhiên, người Hà Nội có nhiều lý do để chửi, không phải lý do nào cũng liên quan đến chính trị hoặc nhà cầm quyền.

Hàng tôm hàng cá chửi là vì họ có lý do của họ. Nhân danh văn hóa, hay giáo dục, hay gì đấy để cấm chửi, là ngăn chặn không cho người ta diễn đạt hết cảm xúc.

Không có người nào giống người nào. Một câu chửi có thể có vẻ chói tai, mất dạy, với người này, nhưng lại là những lời chí lý đối với người khác. Chính Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng thấy điều này khi phán quyết Cohen viết, “one man's vulgarity is another's lyric” - một câu chửi tục đối với người này là lời hát êm tai đối với người khác./

BBC 19/6/15 9 giờ trước
Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm của tác giả.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18837)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22217)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20387)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.