Phạm Chí Dũng: Hiện tình đất nước

19 Tháng Mười Một 20158:21 CH(Xem: 16520)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 20 NOV 2015

 

image050

Phạm Chí Dũng

17.11.2015

Nhân vật “được kỳ vọng” Nguyễn Tấn Dũng? Hay người có hơi hướng trở về đường lối “dân tộc - dân chủ 1946” Trương Tấn Sang? Hoặc Nguyễn Phú Trọng - người đã “kết luận” để nhà nước Việt Nam chấp nhận Công đoàn độc lập? Và cả “ẩn số” Trần Đại Quang?...

Độ trễ 5 năm?

Hai sự kiện chấn động “Bình thường hóa Mỹ - Cuba” cuối 2014 và “Cách mạng dân chủ Myanmar” cuối 2015 có lẽ là khá đủ để giới lãnh đạo Việt Nam không còn mấy tơ tưởng về chuyện trở thành “tiền đồn canh giữ hòa bình thế giới”.

Hoặc mơ mộng độc đảng trừng trị dân chủ như bao năm trước.

Bây giờ là lúc phải tính đến một thay đổi nào đó. Phải thay đổi gấp rút để đánh đổi lấy sự tồn tại không biết được bao lâu.

Mùa thu năm 2015, một tháng trước khi diễn ra trận động đất đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của Aung San Suu Kyi chiến thắng gần như tuyệt đối ở Myanmar, từ “chủ nghĩa xã hội” đã biến mất trong các diễn văn khai mạc và thông báo bế mạc Hội nghị trung ương 12 đảng Cộng sản Việt Nam. Trừ vài tờ báo đảng, đại đa số báo chí nhà nước cho tới nay hầu như không nhắc đến từ ngữ một thời rất phổ biến này.

Nhìn sang thể chế, nếu phải sang năm 2016 Việt Nam mới chịu ban hành hai đạo luật để thực thi quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình như Hiến pháp từ năm 1992 đã quy định, thì Việt Nam sẽ khai mở dân chủ chậm hơn khoảng 5 năm so với Myanmar.

Năm 2011, Thein Sein nhậm chức tổng thống Myanmar và bắt đầu thay đổi. Không chỉ bắt đầu bằng việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có người lãnh án đến hơn 100 năm, ông Thein Sein còn thể chế hóa khung luật pháp về quyền tự do lập hội, tự do biểu tình và tự do báo chí.

Nhưng cả ba thứ luật được coi là “tự do” ấy vẫn còn nguyên vẹn trong mớ bùng nhùng ở Việt Nam. Sau một thời gian đằng đẵng được hứa hẹn quá nhiều, chỉ đến giữa năm 2015 Quốc hội Việt Nam mới ban hành dự thảo Luật về hội như một cử chỉ xoa dịu lòng dân và trí thức, nhưng nội hàm lại đầy rẫy từ ngữ “xin - cho” và “bảo đảm an ninh quốc gia”. Trong khi đó, Luật biểu tình vẫn chưa thấy tăm hơi đâu, còn Luật báo chí vừa siết báo nhà nước nhưng cũng muốn làm lợi cho quyền lực của các nhóm thân hữu chính trị và lợi ích kinh tế.

Nhưng dù sao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã có bước khởi động mang hơi hướng “dân chủ” nhanh hơn một chút so với thông điệp “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ đầu năm 2014. Cũng bởi thế, cuộc đua đến chức vụ tổng bí thư đảng vào đại hội 12 vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ ông Hùng, cho dù độ tuổi của ông sẽ không thể được chấp nhận nếu không có một “quy chế đặc biệt” nào đó.

Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…

Có thể ông Nguyễn Sinh Hùng đang vận động theo hướng thay đổi - một kiểu cách dân chủ theo thuyết “hội tụ” - nằm giữa phương Tây và ý thức hệ bảo thủ của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam.

Thế còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì sao?

Gorbachev của Myanmar

Thực tế trần trụi cần được thừa nhận là dù đưa ra vài phát ngôn có vẻ tiến bộ hay chỉ đơn giản là “nói khác đi một chút”, song ông Dũng chưa làm được gì cho dân chủ Việt Nam, nếu không muốn nói là ngược lại.

Tháng 11/2015, sau khi phần lớn Quốc hội Myanmar thuộc về phong trào dân chủ ở quốc gia này, một số người đã nhắc lại “thành tích” lời khuyên dân chủ cho Myanmar của Thủ tướng Dũng trong cuộc gặp với Tổng thống Thein Sein vài năm trước.

Nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Từ năm 2012, giới quan sát bắt đầu dùng cụm từ “thành tâm chính trị” để đề cập về Thein Sein chứ không phải cho giới lãnh đạo đầu môi chót lưỡi của Việt Nam.

Trong kịch bản Myanmar, “thành tâm chính trị” lại là một tố chất căn bản cho mọi sự thay đổi về thể chế, chưa kể đến lợi ích có được tiếp theo về an toàn gia sản lẫn sinh mạng chính trị.

Thein Sein được ai đó xem là “vĩ đại” cũng có thể có lý. Ở vào thế thượng phong năm 2011 khi chẳng nhất thiết phải giải chế cho Aung San Suu Kyi, ông vẫn có thể giữ nguyên chế độ quân phiệt nhiều năm nữa theo cung cách của Trung Quốc và Việt Nam muốn bám chặt cơ chế độc đảng.

Song ở đây lại nổi lên điều được coi là “tư cách chính trị gia” - theo đúng nghĩa của cụm từ này. Thein Sein đã làm những gì có thể, kể cả chấm dứt dự án đập thủy điện Myitsone gây ô nhiễm môi trường có giá trị tới 3,7 tỷ USD với Trung Quốc. Để kết quả ngày nay dư luận đang tôn vinh ông: Thein Sein xứng đáng là Gorbachev của Myanmar.

Còn Myanmar đã được các nước Đức, Pháp, Na Uy, Nhật Bản và Câu lạc bộ Paris xóa số nợ lên đến 6 tỷ USD. Sau 50 năm cắt bang giao, tổng thống Mỹ đã đặt chân lên đất nước này hai lần năm 2012 và 2014.

Đến giờ phút này, công cuộc chuyển hóa dân chủ ở Myanmar đã khá trọn vẹn: êm thắm, ôn hòa, không đổ máu; còn giới quan chức và quân đội vẫn giữ nguyên được tài sản và sinh mạng.

Đó cũng là những gì mà giới lãnh đạo Việt Nam, dù chẳng ai nói ra, nhưng tất thảy đều ao ước.

Vậy ai sẽ muốn làm Thein Sein ở Việt Nam?

Thein Sein nào cho Việt Nam?

Những ngày cuối năm 2015, bất chấp không khí tranh đấu quyền lực vẫn được ưu tiên đến mức tối đa trước Hội nghị trung ương 13 và chắc chắn tới tận Đại hội đảng 12, có thể một luồng khí khác sẽ dần xâm chiếm đại hội này. Không chỉ quyết định sự thắng thế hay giằng co của các phe phái chính trị, Đại hội 12 còn có thể mở ra một bước ngoặt thay đổi về hệ tư tưởng chính trị, tiếp sau khởi động của thay đổi “xoay trục sang phương Tây” từ giữa năm 2014 đến nay.

Một điều có vẻ khá nghịch lý đang diễn ra: nhân vật từng và vẫn còn bị giới trí thức cải cách lên án là bảo thủ nhất - Nguyễn Phú Trọng - trong thực tế và cho tới nay lại trở thành người tạo ra được nhiều thay đổi nhất về đối ngoại và vài thứ quyền làm người, và do đó có nhiều khả năng nhất đi theo đường hướng dân chủ hóa ở Việt Nam. Một nhà quan sát dè dặt “Nếu ông Trọng tiếp tục tái nhiệm tổng bí thư nửa nhiệm kỳ tới thì cũng không phải là kịch bản quá xấu”.

Trong đảng cũng đang nhen nhóm một hy vọng nhỏ nhoi rằng Nguyễn Phú Trọng muốn và có thể trở thành “Thein Sein Việt Nam”, cho dù sự so sánh này có vẻ khá khập khiễng.

Dù sao và xét cho cùng, nếu người bị xem là cố thủ tư tưởng nhất như Nguyễn Phú Trọng mà còn bắt đầu thay đổi, các ủy viên khác trong Bộ Chính trị đều có thể đổi thay.

Câu hỏi đặt ra là trong tình thế tam mã hoặc tứ mã tranh hùng chức vụ tổng bí thư tại Đại hội 12, hai thế lực đối đầu khác là Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì để cứu vớt hình ảnh dân chủ, dù chỉ trên bề mặt, cho cá nhân mình? Hay chỉ quá thần tượng Putin nước Nga và cách thức làm sao để trở thành “Sa hoàng Việt Nam”?

Cùng lúc, một số dư luận lại đang bàn tán về Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, không chỉ là ẩn số về nhân sự cấp cao cho Đại hội 12 mà cả về hướng đi đối nội lẫn đối ngoại của ông Quang, nếu nhân vật này giành thắng lợi trong cuộc đua sắp tới.

Tất nhiên việc Bộ Chính trị thỏa hiệp cho một tướng lĩnh công an giữ chức vụ cao trong “tứ trụ” không phải là điều hay ho gì cho bộ mặt nhân quyền đối ngoại. Song trong thực tế diễn biến nội bộ, tướng Quang dường như đang có lợi thế, và lịch sử các đại hội đảng ở Việt Nam vẫn thường bị chao đảo bởi tính thỏa hiệp cho một nhân vật “trung lập” giữ chức vụ cao khi không bên nào giành thắng ưu thế vượt trội.

Cũng cần nhắc lại, trước khi trở thành người ghi công dân chủ cho Myanmar, Thein Sein từng là một đại tướng quân đội.

Chỉ có điều, “thành tâm chính trị” của Thein Sein xứng đáng được mọi chính trị gia thiếu “thành tâm” hơn nhiều của Việt Nam “học mà nhớ lấy”.

Học mà nhớ lấy

Khá giống với tình hình Myanmar năm 2010, thể chế Việt Nam hiện thời đang phải đối mặt với bi kịch kinh tế và bế tắc dân chủ. Nhưng còn bi đát hơn Myanmar, nội bộ Việt Nam đang “xa mặt cách lòng” chưa từng có. Thực trạng Bộ Chính trị chỉ còn là một ốc đảo giữa biển khơi cuồn cuộn sóng ngầm đã khiến những người còn sót lại phải cố nhảy lên con thuyền nan hòng “tiến ra biển lớn”.

Tiến ra biển lớn. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

Có thể còn khá lâu mới xuất hiện một Aung San Suu Kyi cho Việt Nam. Nhưng sau sự kiện dân chủ Myanmar cuối 2015, có lẽ toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam đều thừa khôn ngoan để nhận ra rằng chỉ có con đường trở thành Thein Sein, hoặc trở nên một phần của Thein Sein, mới có thể lấy lại phần nào lòng dân và do đó mới là sinh lộ cho họ, gia đình họ lẫn các tập đoàn lợi ích lấy thuyết vụ lợi làm trung tâm phát triển.

Nếu không, rất có thể đến một lúc nào đấy họ sẽ mất trắng…

* Blog của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20042)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21126)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19522)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18320)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22290)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18620)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20656)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19900)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25200)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20132)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18502)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20356)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17692)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20298)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20779)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22092)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18751)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…