Năm 2016, Việt Nam giữa lòng thế giới

20 Tháng Mười Hai 201510:47 CH(Xem: 13898)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 21 DEC 2015

Năm 2016, Việt Nam giữa lòng thế giới

Đào Như

image089

Hai năm cuối vừa qua có những biến động toàn cầu và trong nước chỉ dẫn cho thấy năm 2016 là thời kỳ quyết liệt đòi hỏi các lãnh đạo ở Hà Nội phải chấm dứt từ bỏ chủ nghĩa Mac Lênin và tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo tiến trình tự do dân chủ pháp trị để cứu nguy dân tộc phát triển kinh tế. Thế giới hôm nay không còn co cụm trong một chủ nghĩa cực đoan, trong một ý thức hệ chuyên chính. Thế giới hôm nay thế giới của thị trường tự do, thương mại tự do, con người tự do, một thế giới toàn cầu hóa tự do cạnh tranh lành mạnh, hàng            hóa trao đổi qua lại tự do xuyên qua biên giới quốc gia. Mọi cá nhân đều bình đẳng và hưởng thụ theo khả năng làm ra của cải vật chất. Vào thời điểm này VN phải nhìn nhận quyền tự do cá nhân, quyền tư hữu tài sản vật chất hay tinh thần, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Nền Độc lâp, Tự do và sư phồn vinh kinh tế của quốc gia phải được bắt đầu từ sự Độc lâp, Tự do và sự phồn vinh kinh tế của mỗi cá nhân của mỗi căn hộ. Tự do cá nhân là hạt nhân phát triển kinh tế. Không gian tự do cá nhân càng rộng năng lực cá nhân phát triển càng cao, sức cạnh của sản phẩm càng mạnh. Tự do cá nhân có ba chiều: Tự do kinh tế, tự do văn hóa và tự do chính trị. Cá nhân hoàn có đầy đủ tự chọn lựa thể chế, nơi cư trú, và việc làm thích hợp với khả năng và sở thích của mình.   

Chính phủ của các quốc gia ngày càng nhiều phải chấp nhận những sức ép của những qui tắc quốc tế hiện tại. Họ phải thực thi những qui ước đa quốc gia liên quan đến các vấn đề kỹ thuật và môi trường như bảo vệ khí hậu, không phổ biến vũ khí hủy diệt tập thể, không dùng các băng đảng phi pháp, chống tham nhũng, hội nhập hài hòa các thủ tục hành chánh, tôn trọng giá trị của một nền dân chủ pháp tri đa nguyên. Giá trị tinh thần của chủ nghĩa Tam dân vẫn tồn tại đòi hỏi các chính phủ phải bảo vệ và tôn trọng tinh thần Dân tộc độc lập-Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Muốn được hội nhập vào thế giới vào các tổ chức kinh tế đa quốc gia như Tổ chức Mậu dịch Quốc tế -World Trade Organization-WTO-các quốc gia phải chấp nhận những qui ước chung như chính sách Thị trường tư do. Đó là chưa nói những đòi hỏi cao hơn nữa nếu muốn gia nhâp TPP, Việt Nam phải tôn trọng công nhân được quyền thành lập Công Đoàn tự do, độc lâp với Chính Phủ, Nhà Nước hay bất cứ đảng phái chính trị nào.

 Việt Nam hôm nay đang đứng trước những đòi hỏi của lịch sử: Chúng ta phải mở cửa hay là chết. Trong 3 năm qua, Việt Nam đã ký hơn 16 Hiệp định thương mại tự do-FTA. Việt Nam cũng vừa hòan tất ký kết FTA với 24 nước trong khối Liên minh Châu Âu-E.U. Việt Nam đã và đang trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới tham gia các các thỏa thuận thương mại. Chỉ vì Việt Nam không tự mở cửa lao mình ra ngoài không được. Mãi lực nội địa của Việt Nam quá thắp, Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 1.8% của GDP. Các nước khác mãi lực nội địa của họ manh hơn, họ có thể tự cân đối cán cân mậu dịch. Ngay cả so với Lào, sức tiêu thụ của Việt Nam rất kém. Một hô gia đình Lào ở thành phố có ít nhất một xe hơi (xe ô-tô) nhà ở trên một diện tích ít nhất là 500m2 còn Việt Nam chỉ có một xe gắng máy và diện tích nhà ở tối đa chỉ có 50m2. Như thế khả năng tiêu thụ của Việt Nam chỉ bằng hay dưới 1/10 của Lào. Nhìn vào chỉ số tụt hậu ai ai cũng sợ lo lắng cho tiền đồ kinh tế VN có thể kéo vị thế chính trị VN trên trường quốc tế xuống thắp hơn.

 Thế giới hôm nay, nhất là vào thời khoảng 2 năm qua đầy biến động có nhiều tranh chấp tranh giành vị thế và ảnh hưởng toàn cầu. Mỹ đang tả xung hữu đột: Một mặt Mỹ đang cố kìm hãm con gấu Nga đang vùng dậy. Vladimir Putin, Tổng thống của nước này đang cố gắng làm hết sức mình đễ phục hồi vị thế của LBXV trước năm 1991. Sự kiện Ukraine, Crimea và mặt trân Syria, Nga ủng hộ Bashar al Assad đánh IS và xung đột với Thổ Nhỉ Kỳ trong tuần qua là đặc trưng tham vọng của Nga trong hiện tại. Mặt khác Mỹ đang có vấn đề tranh chấp lờn với TQ, một quốc gia đang trổi dậy với vận tốc thần kỳ trên mọi mặt Kinh tế, Chính trị Quốc phòng đang hâm dọa vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, vị thế bá quyền của Mỹ trên Thái Bình Dương. Tập Cận Bình từng nói với Obama: Thái Bình Dương còa đủ rộng để cho Mỹ và TQ ngồi lại với nhau. Nghĩa là Tập Cận Bình đề nghị muốn khoanh vùng Thái Bình Dương với Mỹ. Đồng Yuan của TQ đang cạnh tranh khốc liệt với đồng Dollars của Mỹ trong rỗ tiền dự trữ của thế giới.  

Vấn nạn Hồi giáo cực đoan đã tạo ra sư kiên Paris Thứ Sáu 13-11-2015 làm chết hơn cả trăm người làm bị thương hơn cả trăm người. Chính tổ chức Hồi giái cực đoan bắn rớt máy bay dân sự của Nga trên bán đải Sinai làm chết toàn bộ hành khàch và phi hành đoàn hơn 200 người. Ankara, Thổ Nhỉ Kỳ cũng là nạn nhân đánh bôm tự sát của nhóm Hồi giáo Cực đoan làm chết hơn cả trăm người Thổ. Gần nhất hôm 2-12-2015 một câp vợ chồng Hồi giáo cực đoan đã xả súng bắn vào đám đông tại một buổi họp làm thiên nguyện giúp người khuyết tật tại San Bernardino-California đã làm cho 14 người chết trong số nạn nhân có một phụ nữ VN. Và làm nhiều người khác bị thương…

Hôm 19-Nov-2015, trong bài viết“Ending Blowback Terrorism” phổ biến trên trang mạng Project-syndicate.org sau khi tố giác nguồn cơn của bạo động Hồi giáo cực đoan , GS TS Jeffrey D.Sachs, cố vấn hàng đầu của ông Ban Ki moon, TTK/LHQ, lên tiếng kêu gọi “Tây phương phải chấm dứt nổi lửa tự thiệu”. Lời kêu gọi của GS Jeffrey D. Sachs gây không ít ngạc nhiên cho nhiều người trên toàn thế giới. Trong lúc đó Đức Giáo Hòang Francis cũng lên tiếng cảnh báo sự kiện Paris thứ Sáu 13-11-2015 là một phần sự thật của Đại Chiến Thế Giới lần thứ III. Ngài kêu gọi nhân loại xóa bỏ sư kỳ thị, tính cực đoan về sắc tộc, màu gia và Tôn giáo. Chính những kẻ cực đoan này chống đối nhau đã gây ra sự chia rẽ thế giới trầm trọng như hôm nay.

Việt Nam một quốc yếu kém về kinh tế, nhưng là một quốc gia hùng cường về quân sự (nếu không kể đến Vũ khí Nguyên tử và vũ khí Vệ tinh), một quốc gia già giặn về chính trị. Tất cả những dữ kiện lịch sử vừa kể ở trân vào cuối năm 2015, đã làm cho Việt Nam khó lao lách có hiệu năng giữa các siêu cường, mặc dầu xưa nay Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại giao thêm bạn bớt thù với nền ngoại giao đa phương đa diện hóa…
image091

Nhưng đối nội ĐCSVN vẫn theo đuổi chính sách độc đảng đọc tôn, chuyên chính bao cấp, tham nhũng bóp chết tự do ngôn luận, tự do báo chí, ngăn chận Internet, thiếu dân chủ…Suốt trong 40 năm sau cuộc chiến” trong vai trò lảnh đạo nhà nước và xã hội, ĐCSVN bám giử thể chế độc tài toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề thiên về bạo lực và dối trá vi phạm nhiều quyền tư do dân chủ và lợi ích chính đáng của người dân tạo thuận lợi cho tham nhũng ức hiếp dân chúng và thao túng các nhóm lợi ích bất chính”. Mặc dầu những người cộng sản VN dư biết chủ nghĩa cộng sản không còn sức sống, thành trì vô sản quốc tế, Mạc Tư Khoa, đã sụp đổ từ năm 1990, nhưng ĐCSVN cứ bám vào Chuyên chính Vô sản để nắm lấy quyền lực thao túng người dân vơ vét tài sản quốc gia. Nếu cần ĐCSVN không ngần ngại dựa vào thế lực ngoại bang  để bảo vệ sư sinh tồn của Đảng. Hội nghị Thành Đô năm 1991 là một điển hình. Năm 2011, trong chuyến viến thăm của Phó Chủ Tịch nhà nước CSTQ, Nguyễn Phú Trọng, TBT của ĐCSVN đã cố gắng ôm chầm Tập Cận Bình để tìm nơi ẩn náu của tập đoàn CSVN sau khi hiến trọn VN như một phần lãnh thổ của TQ. Hình ảnh này tố giác cùng nhân dân và lịch sử VN, những đảng viên ĐCSVN chỉ là những đứa con phản bội lại tổ quốc, sẵn sàng bán đứng tổ quốc vì lợi ích cho bản thân mình vì lợi ích cho ĐCSVN. Còn biết bao hòa ước bán nuớc khác nữa đã diễn ra trong thâm cung bí sử của ĐCSVN trong quan hệ với TQ.

Càng tiến đến gần Đại Hội XII của ĐCSVN càng có nhiều quan chức và giới trí thức trong ĐCSVN lên tiếng đòi hỏi Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương-BCHTU- phải triệt để thay đổi toàn diện. Theo báo mạng BBC, ”trong một động thái đụợc coi là vô tiền khóang hậu, hôm 9/12/2015 có 127 nhân sỹ trí thức trong hàng ngũ ĐCSVN gồm có các nhân vật quan trọng như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nguyên đại sứ Nguyễn Trung, GS Tương Lai, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đẩu, ông Nguyễn Mạnh Can phó ban tổ chức TƯĐ, BS Nguyễn Tấn Mẫm tất cả đều ký tên vào bức thư ngỏ  vớ BCT và BCHTƯ/ ĐCSVN và họ yêu cầu đổi tên đảng (không dùng tên ĐCS) đổi tên nước (không dùng tên nước CHXHCN), từ bỏ chủ nghĩa Mac Lenin và thay đổi triệt để vì tương lai dân tộc…”.

 Bản kiến nghị còn ghi rõ:” Ý chí quyết tâm thay đổi thể chế chính trị của Đại Hội XII của ĐCSVN cần được thể hiện bằng những hành động đổi tên Đảng, đổi tên nước, trả lại tư do cho những người khác chính kiến  đang bị giam giử trấn áp…”    
   

NHẬN ĐỊNH VỀ BẢN KIẾN NGHỊ TRÊN

Tôi tin chắc rằng 127 nhân sỹ trí thức của ĐCSVN đã ký tên vào bản kiến nghị mà BBC London gọi một động thái vô tiền khoáng hậu, quí vị này ai cũng hiểu rằng lối đấu tranh bằng thư ngỏ và dâng kiến nghị này chắc chắn sẽ không gây ảnh hưởng gì lớn lao với nhóm lãnh đạo ở quận Ba Đình. Tại sao biết vậy mà họ vẫn làm? Để tự lừa dối mình? Lừa dối người dân? Họ muốn tạo nên một bộ mặt đối kháng giả dối với nhà nước cộng sản của chính họ? Đọc kỷ bản kiến nghị này chỉ thấy toàn chuyên nội bộ của những người CSVN. Từ GS Hoàng Tụy, Tứơng Nguyễn Trọng Vĩnh, Ts Nguyễn Quang A, nguyên dại sứ Nguyễn Trung…cho đến ông BS Huỳnh Tấn Mẫm cũng chỉ những bộ mặt cũ xì, chỉ biết dâng kiến nghị cho nhau…Bản kiến nghị không ra điều kiện cho biết nếu BCT và BTCTƯ không thể hiện lời yêu cầu của họ thì họ có thái độ thế nào với nhóm lãnh đạo ở quận Ba Đình. Dù cho BCT và BCHTƯ ở buổi Đại Hội XII có đổi tên ĐCSVN thành đảng nào đó và đổi tên nước CHXHCNVN thành một nước nào đó nhưng họ vẫn kiên trì nắm lấy chuyên chính, độc đảng trị dân thì quí vị nhân sỹ trí thức của DCSVN sẻ hành động như thế nào? Bản kiến nghị hoàn toàn vắng bóng những lời cảnh cáo chớ nói chi biện pháp chế tài nếu BCT và BCHTƯ không làm yêu cầu của họ. Thật tình tôi không dám nói các ông nhân sỹ trí thức của DCSVN này là mị dân! Bản kiến nghị gồm có 127 người không ai là không phải đảng viên ĐCSVN. Tại sao vậy? Nếu các ông thực sự yêu nước, các ông phải biết tập hợp các đảng phái khác hay cá nhân khác ngoài ĐCSVN để trực diện đấu tranh. Muốn đòi hỏi đổi mới triệt để và toàn diện thì các ông hãy tổ chức xuống đường trong ngày Đại Hội Đảng lần thứ 12. Tôi tin tin rằng sẽ có hàng triệu người Việt Nam yêu nước từ Sàigòn đến Hà nội sẽ đứng lưng của các ông. Tại sao các ông không dám làm như vậy? Mặt ông nào cũng dính lọ cả sao? 

Các nhân sỹ trí thức của ĐCSVN các ông đã một việc không dứt khoát và lôi theo một ảnh hưởng tai hại cho những ai yêu nước có ý định trực diện đấu tranh với BCT và BCHTU bằng cách tổ chức biểu tinh ngay trong ngày đại hội lần thứ 12.

Hôm 14/12/2015 quân đội và công an VIệt Nam đã tham gia buổi diễn tập qui mô lớn được gọi là phòng chống những kẻ diễn tiến hoà bình. Đích thân phó Tổng tham mưu quân đội đã chỉ đạo cuộc diễn tập này kéo dài hai tiếng đồng hồ. Nội dung của buồi diễn tập có đoạn: “Biểu tình có thể diễn ra nhiều ngày lan rông từ các tỉnh thành và chuyển thành bạo lực chính trị kết hợp với bạo loạn vũ trang….”, Phải chăng bản kiến nghị của các ông nhân sỹ trí thức của ĐCSVN đã vô tình cho DCSVN cơ hội sẵn sàng vùi dập những cuộc biểu tình trong những ngày sắp tới.

Kết luận-

Nhu vậy rất ít hy vọng Đại hội XII sẽ mang lại Việt Nam những thay đổi triệt để như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đòi hỏi, từng mơ ước. Việt Nam có một lịch sử hy sinh rất lớn để có một dân tộc có được danh dự như hôm nay. Nhưng rất tiếc khối dân tộc với 90 triệu đồng bào ấy, hôm nay chỉ là một khối lao động rẽ mạt, kỹ năng lao động vẫn còn quá thắp kém. Về kỹ năng, Thế giới tiến lên theo cấp số nhân Việt Nam tiến lên theo cấp số cộng. Càng tiến lên theo thời gian Việt Nam càng tụt hâu. Bốn mươi năm sau cuộc chiến, ĐCSVN cai trị toàn dân trên hai miền Nam Bắc bằng tay thép, sắt máu, chuyên chính cực đoan không khoan nhượng.  Chính phủ VNCS không hề quan tâm việc tổ chức một hệ thống trao dồi kỹ năng và trí thức cho khối lao đông lớn lao mà họ chiếm đoạt đợc sau ngày 30/4/1975. Hạ tầng cơ sở, nhân sự, Việt Nam hôm nay chưa được hệ thống hóa, chưa được chỉ đạo do những người có trình độ chuyên môn cao.  Cái đuôi định hướng xã hội chũ nghĩa còn quá nặng nề trong tư tưởng lãnh đạo hàng ngũ lãnh đạo Ba Đình. Việt Nam hôm nay là điểm đến lý tưởng của các nhà nhà đầu tư ngoại vì khối lao động rẽ mạt. ĐCSVN tha hồ vung vít ký kết những thỏa thương mại tự do- FTA. Hôm 12 tháng 11-2015 bà đại diện World Bank tại Hà nội, Victoria Kwakwa hỏi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tình trạng eo hẹp của nền kinh tế VN hôm nay, ông dựa trên điều kiện gì mà mà dám hy vọng độ tăng trưởng GDP năm tới sẽ trên 6,7%? Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng trà lời: Tôi mạnh dạn tin tưởng vào sức lao động của 90 triệu đồng bào VN của chúng tôi! Thế mới biết khối 90 triệu đồng bào ta đang sống trong tình trạng một cổ hai tròng giữa các thế lực đầu tư và sự áp đảo của ĐCSVN. Dứt khoát việc“thay đổi thể chế cho bằng được”như Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói, là bước đầu tiên và cần thiết để giải phóng toàn dân Việt Nam, Lao Động chân tay cũng như lao động trí thức ra khỏi sự áp bức của chuyên chính vô sản, sau đó chính họ mới có thể đưa Việt Nam tiến lên cùng nhân loại giũa lòng thế kỷ 21./.

Đào Như

Bác sỹ Đào Trọng Thể

Thetrongdao2000@yahoo.com

Dec 18-2015

GHICHÚ VỀ NGUỒN

Tất cả các dữ kiện trong bài viết trên đều dựa trên những thông tin của những links sau đây

1-ENDING BLOWBACK TERRORISM

https://www.project-syndicate.org/commentary/islamic-state-blowback-terrorism-by-jeffrey-d-sachs-2015-11


2- Managing a world of great Powers

http://www.project-syndicate.org/commentary/world-powers-can-collaborate-on-challenges-by-javier-solana-2015-11


3- Những điều phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu tại Thanh Hóa 27-8-2015

http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/chung-ta-chi--co-n-hai-lu-a-cho-n--mo--cu-a-hay-la--che-t.html


ViệtNam: Kêu gọi lãnh đạo đổi tên Đảng-Dổi tên nước.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151213_vn_party_congress_12_open_letter

 

10 Tháng Hai 2014(Xem: 17799)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16293)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17674)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19522)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17264)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15835)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17964)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17065)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18588)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23228)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20676)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20115)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18920)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18706)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17025)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26280)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17472)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22679)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21515)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.