Thế Đào: Bầu cử Mỹ và cái chết của Thẩm phán Antoni Scalia

16 Tháng Hai 201610:43 CH(Xem: 14128)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 17 FEB  2016

BẦU CỬ MỸ 2016 TRƯỚC CÁI CHẾT BẤT NGỜ CỦA THẨM PHÁN TỐI CAO PHÁP VIỆN ANTONI SCALIA

image040

Thẩm phán Antonin Scalia, phe Bảo thủ, được T.T.Ronald Reagan bổ nhiệm vào năm 1986/Ảnh VOA

 

Thẩm phán Antonin Scalia, một trong chín vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã qua đời tại một trang trại West Texas resort hôm thứ bảy 13-2-2016 thọ 79 tuổi. Thẩm phán Antonin Scalia có quan điểm bảo thủ được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện năm 1986, ông có ảnh hưởng bậc nhất trong lịch sử  Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Thẩm phán Antonin Scalia phục vụ lâu nhất với 30 năm tại Tối Cao Pháp Viện, làm việc với 5 đời Tổng thống Mỹ. Khi được tin thẩm phán Antonin Scalia qua đời, Tổng thống Barack Obama ngợi ca ông Scalia như là một vị Thẩm phán có ảnh hưởng sâu xa tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Ông là người rất am tường và một trí tuệ minh mẩn sâu sắc về luật pháp.

Việc Thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào năm bầu cử tổng thống Mỹ làm dấy lên sự bất đồng về việc bổ nhiệm người thay thế  một trong hai khả năng: -Tổng thống Obama nên bổ nhiệm ngay bây giờ, - Hay phải đợi đến khi Mỹ có Tổng thống mới vào năm 2017.

Tổng thống Obama khẳng định ngay lập tức chính ông sẽ bổ nhiệm thẩm phán mới tại Tối Cao Pháp Viện thế chỗ cố thẩm phán Antonin Scalia.

 

Trong khi đó Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnel và Chủ tịch Ủy ban Tư Pháp Thượng Viện Mỹ Chuck Grassley thuộc đảng Cộng Hòa, đưa ra quan điểm Tổng thống Obama chỉ còn 11 tháng nữa tại nhiệm thì nên để việc này cho Tổng thống mới.  

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Harry Reid thuộc đảng Dân Chủ  lại hậu thuẫn quan điểm chính tổng thống Obama  sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm càng sớm càng tốt.

Tối Cao Pháp Viện Mỹ  chưa từng có tiền lệ khuyết mất một thẩm phán trong vòng một năm.

Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 của hai đảng cũng bị cuốn hút và tranh cãi dữ dội.

Tất cả những thực tế này khiến truyền thông Mỹ cho rằng vì sự qua đời của Thẩm phán Antonin Scalia  gây căng thẳng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Cuộc tranh cử lần này sẽ không chỉ diễn ra ở hai nhánh Bạch Ốc (hành pháp) và Quốc Hội (lập Pháp) mà ngay cả Tối Cao Pháp Viện (tư pháp)

 

Thái độ rào cản tại Thượng viện của hai ông Mitch McConnel và Chuck Grassley khiến việc bổ nhiệm người thay thế cố Thẩm phán Antonin Scalia của Tổng thồng Obama trở nên khó khăn, phức tạp. Tổng thống Obama sẽ phải nỗ lực vận động  có dược ít nhất 60 phiếu ủng hộ  trong khi phe Cộng Hòa chiếm đa số Thượng viện  với 54 ghế, phe dân chủ chỉ có 46 ghế. Đó là cả một vấn đề gian nan cho tham vọng của Tổng thống Obama.

 image041

Chín thành viên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ- Ảnh của VOA tiếngViet

 

Tối Cao Pháp Viện Mỹ luôn luôn có một Chánh án và tám vị Thẩm phán.  Con số này được xác lập từ năm 1869. Trong hiện tại Tối Cao Pháp Viện gồm 1 Chánh Án John Roberts 61 tuổi thuộc phe Bảo Thủ và 8 thẩm phán:

 4 thuộc Dân Chủ: bà Ginsburg 82 tuổi –Bà Sonia Sotomayor 61 t, Ông Stephen Breyer 77 t và bà Elen Kayan 55t

 4 thuộc Công Hòa Bảo thủ: Clarence Thomas 67 t, Anthony Kennedy 79 t, Samuel Alito 65 t, Antonin Scalia 79 t (vừa qua đời hôm 13-2-2016)

Việc bổ nhiệm thường xảy ra  khi một thẩm phán qua đời, từ chức hay về hưu theo nguyện vọng. Các ứng cử viên thường xuất xứ từ hệ thống tòa án(tư pháp) của Mỹ, từ thành viên Chính phủ (hánh pháp) từ Quốc Hội (lập pháp)  hoặc giới trí thức luật.

 

Sau khi được Tổng thống chỉ định, ứng cử viên phải ra điều trần trước Uy ban Tư pháp của Thượng Viện, được Cục điều tra Liên bang Mỹ kiểm tra những quan hệ cá nhân,  được Hội luật sư Mỹ gồm có 15 thẩm phán liên bang thẩm định phẩm chất và năng lực. 

Cuối cùng ứng cử viên phải được Thượng viện bỏ phiếu đồng ý.

Thời gian từ khi tổng thống chỉ định cho tới khi thượng viện bỏ phiếu khỏang một tới vài tháng. Việc Thượng viện phong tỏa bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện ít khi xảy ra. Trong lịch Mỹ có 12 trường hợp chỉ định của tổng thống bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bị Thượng viện phủ quyết.

Khẳng định ý chí của mình và từ chối lời kêu gọi và đề nghị của Thượng viện, Tồng thống Obama ngay lập tức hôm 14-2-2016 liền đưa danh sách  cá c nhân vật mà ông khẳng định bổ nhiệm thay chỗ của cố Thẩm phán Antoni Scalia. Những nhân vật trong danh bổ nhiệm  của T,T Obama  đều là những bộ mặt rát quen thuộc với các giới hành pháp, lập pháp và nhất là Tư pháp, gồm có:

-  Sri Srinivasan-48 t Luật sư Chính phủ  thuộc Tòa Phúc Thẩm  Liên Bang thủ đô Washington

 -  Merrick Garland-Chánh án Toà Phúc Thẩm tại Washington D.C.

-  Loretta Lynch – Chưởng Lý  Attorney General

-  Neal Katyal-GS Luật tại đại học Georgetown-NY

- Jeh Jonson - Bộ Trưởng an ninh nội chính- Homeland Security Secretary

- Don Verrili -  Solicitor General

- Eric Holder- Nguyên Bộ trưởng Tư Pháp của Nội Các Obama.

 

Nhân vật nổi bật hơn tất cả ai cũng thừa nhận Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, người có nhiều triển vọng thế chỗ của cố Thẩm Phán Antonin Scalia. Ông Sri Srinivasan, năm nay 48 t, là luật sư Mỹ tốt ngiệp luật tại Đại học Standford, người Mỹ gốc Ấn Độ, hiện là luật sư của chính phủ thuộc tòa Phúc Thẩm Liên bang thủ đô Washington- Tòa án quyền lực thứ hai  ở Mỹ sau Tòa Tối Cao Pháp Viện. Srinivasan là người gốc Á châu duy nhất  được TT.Obama bổ nhậm và được Thượng viện chấp nhận  với tỷ lệ biểu quyết tuyệt đối  vào tháng 5-2013. Ông Srinivasan cũng từng làm  trợ lý nhóm cố vấn  pháp luật của TT. George W. Bush.  Ngay sau khi ông Sri Srinisavan  được Tổng thống Obama bổ nhiệm  vào làm tại Tòa Phúc Thẩm Liên Bang  thủ đô Washington  đã có đồn đoán rằng  ông sẽ tiến đến  vị trí thẩm phán  của Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ trước khi Tổng thống Obama hết nhiệm kỳ.

 

Nỗi băn khoăn của đảng Cộng Hòa hiện nay: Nếu một trong những nhân vật trong danh sách bổ nhiệm  của Tổng Thống Obama vào được Tối cao Pháp Viện, nhất là Sri Srinivasan, thì chắc chắn cán cân quyền lực tại Tố Cao Pháp Viện sẽ chuyển sang đảng Dân Chủ với tỉ số 5/4 và vị trí Chánh án của Tối Cao Pháp Viện sẽ về tay của đảng Dân Chủ không còn là của riêng của John Roberts đảng Cộng Hòa

Âu đó cũng là chiến lược của Barack Obama, một vị Tổng thống Mỹ, lúc nào cũng theo đuổi lý tưởng của mình làm những cuộc canh tân cách mạng, đổi mới quốc gia trẻ trung có tên gọi Hợp Chủng Quốc./

 

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park,Ill,USA

14-Feb-2016

 

GHI CHÚ NGUỒN

Tất cả dữ kiên và hình ảnh của bài viết trên đều dựa theo những thong của nhữ websites sau đây

1-SUPREME COURT JUSTICE SCALIA DIES

https://www.yahoo.com/politics/supreme-court-justice-scalia-dies-222420293.html


2-OBAMA‘S SHORTLIST FOR NOMINEE REPLACE SCALIA INCLUDES SOME FAMILIAR NAMES

https://www.yahoo.com/politics/who-will-obama-nominee-scalia-supreme-court-213450996.html

 
3-CHỜ ĐẾN 2017 ĐỂ ĐIỀN KHUYẾT GHẾ CỦA THẨM PHÁN SCALIA LÀ QUÁ LÂU

http://www.voatiengviet.com/content/tham-phan-toi-cao-phap-vien-qua-doi/3190363.html

 

18 Tháng Năm 2015(Xem: 16450)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26270)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16703)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18362)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17241)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15309)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17738)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 16025)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15614)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16387)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16946)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17655)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 17088)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15870)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17474)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18408)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17478)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".