Câu chuyện một ngôi đền

30 Tháng Năm 201612:49 SA(Xem: 14292)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 30 MAY  2016

Câu chuyện một ngôi đền

 image024

Lê Phan

 

Một trong những địa điểm mà Tổng Thống Barack Obama chọn ghé qua trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi đến Sài Gòn là Đền Ngọc Hoàng, nay được đổi gọi là Chùa Phước Hải. Nhiều người chỉ trích vì đền này là của người Hoa và tại sao lại viếng đền này, dù chỉ vài phút, khi đất nước Việt Nam có bao nhiêu chùa chiền khác đáng viếng hơn nhiều.

 

Nhưng ngôi Đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao không hẳn chỉ là một ngôi chùa Tàu bình thường.

Xin phép được kể câu chuyện. Hồi nhỏ gia đình tôi sống ở xóm Tân Định, Đa Kao nên đây cũng coi như là quê hương của tôi. Hà Nội thì xa vời quá, còn Nghệ An, Hà Tĩnh thì chưa bao giờ biết đến, Sài Gòn mới là đất nhà. Hồi đó có một giai đoạn tôi đi học kèm ở một căn nhà gần Đền Ngọc Hoàng. Sau khi học xong, mấy đưa thường rủ nhau vào đền kế bên nhà cô giáo chơi vì đền thường vắng mát. Tôi còn nhớ tuy nhỏ nhưng cũng thường tự hỏi sao đền thờ Phật nhưng không có sư mà chỉ có một ông từ trông nom giữ gìn.

Thường chúng tôi chỉ chơi ngoài sân, những nhiều bữa trưa nóng quá, chúng tôi vào chùa ngồi ngắm các pho tượng. Ông từ cũng chả nói gì, để mặc lũ trẻ miễn là chúng đừng phá ồn ào, mất trang nghiêm. Có một hôm chúng tôi mon men vào đến đằng sau khu có mấy pho tượng Phật. Đó, sau này tôi mới biết là khu nội điện. Đã từng theo mẹ đi chùa nhiều lần tôi thấy khu đó khá lạ. Thay vì có tượng hay hình của các vị sư đời trước, ở nơi là bàn thờ chỉ có một tấm bảng lớn mang hai chữ hán. Hồi đó tôi mới vào trung học, mỗi tuần có một giờ Hán văn. Cô giáo Việt văn rất cẩn thận, giữ đúng nguyên tắc và đã cố dạy cho mấy đứa học trò ít chữ hán và tôi nhận được hai chữ trên đó là chữ Thiên và chữ Địa, như câu “Thiên trời, Địa đất” mà tôi mới được học.

 

Rồi bẵng đi tôi cũng chẳng còn nhớ đến chuyện này nữa. Sau này, tình cờ đọc một tài liệu về phong trào Thiên Địa Hội chủ trương phản Thanh phục Minh bên Trung Hoa mới biết thế ra ngôi đền Ngọc Hoàng đó có liên hệ với Thiên Địa Hội. Bởi theo các sử gia, tất cả các ngôi đền của Thiên Địa Hội đều có thờ hai chữ “Thiên Địa” ở nơi đáng lẽ là khu thờ tổ ở nội điện.

 

Khi đọc thấy Tổng Thống Obama sẽ viếng thăm ngôi chùa mà chính lại là Đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao, tôi thắc mắc quá. Tìm vào Wikipedia thì được cho biết “Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế do một người tên Lưu Minh (Pháp danh Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 20. Theo học gia Vương Hồng Sển thì Lưu Minh là người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín.”

 

Càng tò mò hơn tôi giở lại cuốn Nhìn Lại Sử Việt tập 4 của Sử gia Lê Mạnh Hùng và tìm được liên hệ giữa Thiên Địa Hội và Việt Nam xin trích nguyên văn:

“Thiên Địa Hội vốn là một hội kín của Trung Quốc mà đã được thần thoại hóa khá nhiều, nhất là trong những truyện võ hiệp về sau này. Thiên Địa hội được thành lập bởi Trịnh Khai và năm người bạn nữa tại Phúc Kiến vào năm 1761. Thoạt tiên, mục tiêu của hội này không hoàn toàn là nhắm mục đích chống lại nhà Thanh mà có tính cách là một tổ chức cướp bóc như kiểu Lương Sơn Bạc mà thôi. Với mục tiêu cướp của nhà giầu chia cho nhà nghèo, hội tổ chức một cuộc nổi dậy tại Phúc Kiến vào năm 1769, nhưng trước khi hành động đã bị phát hiện và bị Thanh triều dẹp tan. Mặc dầu vậy, Thiên Địa Hội tiếp tục phát triển và lan truyền đi sang nhiều tỉnh khác tại Trung Quốc, và với sự lan truyền, hội cũng tạo ra những thần thoại và những nghi thức kiểu tôn giáo để hấp dẫn những hội viên cũng như tạo một hướng đi cho hội. Huyền thoại thành lập của Thiên Địa Hội nay kể lại rằng Thiên Địa Hội bắt đầu từ chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Sau khi chùa Thiếu Lâm này bị các võ sĩ của nhà Thanh tấn công và đốt cháy (chuyện đốt cháy chùa Thiếu Lâm này đã được kể lại trong bộ truyện võ hiệp Hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự; cũng như trong bộ dã sử Càn Long Du Giang Nam). Nhưng không phải tất cả các vị tăng chùa Thiếu Lâm đều bị giết chết trong vụ này. Có năm nhà sư trốn thoát và chạy được đến Hồng Hoa Đình nơi mà họ gặp được một nhóm người trung thành với nhà Minh giúp đỡ.

 

Thiên Địa Hội được thành lập từ đó với chiêu bài “phản Thanh phục Minh.” Mặc dầu mục đích chính là “phản Thanh phục Minh” nhưng nhằm để đánh lạc hướng những theo dõi của Thanh triều, hoạt động của hội được giữ bí mật với bề ngoài hành động như một tổ chức tương tế và tôn giáo. Các cơ sở của họ thường là những chùa quán bên ngoài thờ Phật Bà Quan Âm và bên trong thờ những trung thần liệt sĩ thời trước như Quan Vân Trường hoặc là Văn Thiên Tường. Trên phương diện này, Thiên Địa hội cũng giống như những tổ chức tôn giáo bí mật của Trung Quốc như là Bạch Liên giáo.

 

Sang đến thế kỷ thứ 19, Thiên Địa hội đã bén rễ vững chắc ở vùng Hoa Nam đặc biệt là ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến cũng như lan truyền trong số những người Hoa sống ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia vân vân... Thoạt đầu, tại miền Nam Việt Nam, những chi hội của Thiên Địa Hội chỉ nhận người Hoa mà thôi. Dần dần hội mở ra cho cả người Việt tham dự. Tuy rằng hội không có một tổ chức như một đảng chính trị, nhưng sinh hoạt của hội này rất chặt chẽ bí mật. Hội viên nhận biết nhau bằng một dấu hiệu riêng và nói với nhau bằng một thứ tiếng lóng riêng.

 

Chính vì hội được che phủ bằng một tấm màn huyền bí như vậy cho nên cả hội viên và người ngoài đều coi hội là một cái gì thiêng liêng ghê gớm. Lời thề của hội và kỷ luật hội được coi như là bất khả xâm phạm. Nhờ vào cái thần bí đó mà hội phát triển rất nhanh. Càng về sau này, với số hội viên người Việt càng ngày càng đông, những người Việt tách ra thành một hội riêng. Các cơ sở của Hội mạnh nhất là ở các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Bến Tre và Châu Đốc. Nhưng một khi Thiên Địa hội trở thành hội của người Việt rồi thì mục tiêu hoạt động của hội cũng không còn là phản Thanh phục Minh nữa mà chuyển sang chống thực dân Pháp cùng bọn tay sai để khôi phục độc lập cho Việt Nam. Một trong những hấp dẫn nhất của Thiên Địa hội đối với nông dân là những hành động “trừ gian diệt bạo” cướp bóc và giết hại những tên cường hào ác bá hoặc là những hạng quan lại tham nhũng. Những chỗ nào Thiên Địa hội phát triển thì những hành động khủng bố cá nhân này thường xuyên xảy ra. Chính vì thế cho nên thực dân Pháp đã tìm cách đàn áp mạnh mẽ các hoạt động của hội này, bắt bớ và giết hại nhiều người mà chúng cho là hội viên.”

 

Và theo tác giả cho biết thì Đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao đã có tên trong hồ sơ của mật thám Pháp.

Rất nhiều người Việt chúng ta đang vô cùng thán phục toán cố vấn của Tổng Thống Obama khi họ đã giúp ông viết một bài diễn văn mà đã thản nhiên nói đến “Trong lịch sử, nhiều lần quý vị không được tự quyết định số phận mình” và đến “Người Việt Nam có bài thơ: Sông Núi nước Nam vua Nam ở -Rành rành định phận tại sách trời.”

Phải chăng những người cố vấn đó và tổng thống Hoa Kỳ đang nhắc nhở cho nhân dân Việt Nam một kinh nghiệm lịch sử khác qua việc đưa tổng thống đến thăm đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao, đền của Thiên Địa Hội?

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18338)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19259)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17633)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18848)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22223)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22748)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20851)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21980)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22184)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19670)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20407)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19549)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24364)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23521)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.