Doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’ TP cưỡng chế chùa Liên Trì?

18 Tháng Bảy 20161:32 SA(Xem: 12919)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  JULY 2016


Doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’ chính quyền TP HCM cưỡng chế chùa Liên Trì?


12.07.2016


 

image047

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo).


Thẳng tay với tự do tôn giáo!


Chỉ hơn một tháng sau khi người đứng đầu nước Mỹ rời Hà Nội, chính quyền TP HCM đã thẳng tay với quyền tự do tôn giáo. “Đối tượng” vẫn là chùa Liên Trì và một vị hòa thượng trụ trì thuộc Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất với lịch sử 3 lần tổng cộng hai chục năm lao tù dưới chế độ cộng sản.


Ngày 8/7/2016, một “phái đoàn” lên đến 30 người là cán bộ, công chức các ban ngành TP HCM và rất có thể cả công an ngụy trang dưới lớp thường phục đã kéo tới chùa Liên Trì đòi gặp Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh. Những quan chức này dùng số đông gây áp lực buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các nhà sư nơi đây phải nghe họ đọc quyết định cưỡng chế, nhận quyết định cưỡng chế di dời chùa và giao đất cho nhà thầu để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lần này, quyết định không cần úp mở: thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày 8/7/2016 đến ngày 20/7/2016.


Nhưng Hòa thượng Thích Không Tánh đã khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi là những người tu hành, tâm nguyện của chúng tôi là được phục vụ tâm linh cho cư dân ở nơi đây. Khu vực này được quy hoạch là khu dân cư, vì vậy nhu cầu phục vụ tâm linh cho cư dân nơi đây là cần thiết. Phật giáo đã gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, ở đâu có cư dân thì ở đó có chùa chiền và các cơ sở tôn giáo. Chúng tôi nhận thức rằng chỉ có niềm tin tôn giáo mới giúp con người tránh xa điều ác và làm những điều thiện để xây dựng xã hội thật sự tốt đẹp. Đó là việc làm vô giá, vì vậy mà chục tỷ, kể cả hàng trăm tỷ chúng tôi cũng không nhận tiền để đánh đổi phải dời chùa đi nơi khác”.


Sau khi Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh không nhận quyết định cưỡng chế, những quan chức địa phương đem quyết định này dán vào cửa sổ của chùa.


Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng?


Từ nhiều năm qua, toàn bộ khu vực Thủ Thiêm đã được chính quyền TP HCM lên kế hoạch biến thành “khu đô thị đẹp nhất Đông Nam Á,” sau đó đã tiến hành giải tỏa trắng nhiều ngàn hộ dân sinh sống nơi đây. Nhưng cũng chính khu vực này đã trở thành một trong những điểm nóng khiếu kiện đông người nhất tại Việt Nam, do giá bồi thường rẻ mạt và thái độ chính quyền quá xem thường kiến thức về luật pháp của người dân. Không những thế, nhiều cuộc cưỡng chế thô bạo của chính quyền đã nhắm thẳng vào những người dân khiếu kiện không chịu nhận tiền di dời.


Theo nguồn tin không chính thức, đã có một số người dân khiếu kiện bị thiệt mạng. Tuy nhiên, báo chí nhà nước và chính quyền không bao giờ công bố những sự kiện đau thương này.


Khi còn là bí thư thành ủy TP HCM, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên hệ cụ thể với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường cho người dân địa phương.


Vài năm qua, sau khi gần hết dân cư trong khu vực Thủ Thiêm bị cưỡng chế di dời, nơi đây chỉ còn hai cơ sở tôn giáo “ngang ngạnh” là chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.


Câu chuyện đe nẹt cũng đã diễn ra từ lâu. Tháng 6/2015, Hòa thượng Thích Không Tánh bức xúc thổ lộ: một số công an đã “khuyên” phật tử đến chùa Liên Trì lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của người thân; những công an này còn đe nẹt "Để VN vào TPP tháng Tám này rồi sẽ xúc chùa Liên Trì".


Chùa Liên Trì đã trở thành tiêu điểm bị mưu tính giải tỏa từ lâu không chỉ để “phục vụ thành phố Hồ Chí Minh xanh, sạch, đẹp,” mà còn có một lý do khác: chùa này là điểm tập trung sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, trong đó có Hội đồng liên tôn Việt Nam. Gần đây, chùa còn thường xuyên trao quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - những người nằm trong hoàn cảnh “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn”. Đó chính là cái gai trong mắt chính quyền khiến chùa Liên Trì luôn phải chịu nguy cơ trấn áp trong thời gian qua.


Tháng 10/2015, chính quyền và công an thành phố TP HCM bất ngờ tổ chức đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm - một cơ sở mà nhà dòng đã chuyển cho nhà nước, nhưng không đòi lại được. Đáng lý ra, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã chỉ còn cái tên gọi, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cộng đồng Công giáo thế giới.


Có thể “cảm thông” với một lý do để chính quyền TP HCM “ra tay” với các cơ sở tôn giáo. Hiện trạng, ngân sách TP HCM bị sụt giảm nặng nề cùng số nợ vay đầu tư hạ tầng cho Thủ Thiêm lên đến 29.000 tỷ đồng, số lãi vay đang phát sinh tới 2,9 tỷ đồng mỗi ngày nhưng chưa biết tìm đâu ra tiền để trả nợ cho giới ngân hàng - địa chỉ đã cho vay tiền để tiến hành dự án khu đô thị Thủ Thiêm - càng đủ tạo ra những lý cớ để chính quyền thành phố này luôn tìm cách “làm cỏ” hai cơ sở tôn giáo ương ngạnh còn lại để lấy được “đất sạch”.


Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng chăng?


Những quan chức và doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’?


Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội, với vụ chính quyền Quận 2 vừa ra quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn.


Vụ Dương Nội đã kéo dài nhiều năm với nhiều hộ dân không chịu di dời do giá bồi thường rẻ mạt. Nơi đây đã xảy ra một trận đàn áp của lực lượng cưỡng chế đối với nông dân mà kết quả là bà Cấn Thị Thêu và sau đó cả chồng của bà Thêu là ông Trịnh Bá Khiêm đã bị chính quyền và công an nhốt vào tù.


Sau khi hết hạn tù giam, vào tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại một lần nữa bị 70 công an xông vào tận nhà riêng bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng’’. Rất nhiều dư luận cho rằng việc bà Thêu bị bắt không ngoài mục đích của chính quyền muốn trấn áp thủ lĩnh dân oan đất đai và phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp muốn chiếm đoạt đất Dương Nội.


Còn ở Sài Gòn, chùa Liên Trì nằm trong “Khu vực Khu đô thị mới Thủ Thiêm” với nhiều doanh nghiệp tham gia “thầu”. Một trong số doanh nghiệp đó và đang thi công sát chùa Liên Trì là Đại Quang Minh - được đồn đoán là “ruột rà” của một quan chức rất cao cấp.


Cũng giống như vụ Dương Nội ở Hà Nội, có khả năng một nhóm lợi ích đứng phía sau để "đạo diễn" cho chính quyền Quận 2 và chính quyền TP HCM tìm mọi cách lấy được đất của chùa. Rất có thể đây là trường hợp trục lợi chính sách và tham nhũng quyền lực mà đảng cầm quyền và Quốc hội Việt Nam luôn lên án nhưng đã chưa từng làm gì để ngăn chặn.


Vào tháng 7/2014, chùa Liên Trì đã nằm trong danh sách được Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo của Liên Hiệp Quốc nêu ra như một bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam xâm phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo.


Chỉ để phục vụ lợi ích doanh nghiệp giành “đất sạch” có giá thị trường chênh lệch đến hàng chục lần so với mức bồi thường, một chùa Liên Trì bị “xúc” hay những bằng chứng xâm hại tôn giáo khác sẽ là quá đủ để Hà Nội bị đặt trở lại vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).


Hiện thời, một dự luật về CPC đang được trình lên Quốc hội Mỹ. Nếu CPC được Quốc hội Mỹ thông qua, chắc chắn Việt Nam sẽ chỉ còn nhận ra Hiệp định TPP như một ảo ảnh ở cuối đường chân trời.


* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


image048
Phạm Chí Dũng


Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. 

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18334)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19257)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17631)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18844)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22223)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20838)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21978)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22178)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19666)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20396)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19548)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24359)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23517)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.