Ts Ngô Vĩnh Long: "VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền"

31 Tháng Bảy 20165:20 CH(Xem: 15817)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 01 AUGUST 2016


image030

Ảnh trên: Giáo sư Ngô Vĩnh Long trong một hội thảo về Biển Đông; Gs Long cho rằng"những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền".


Ts Ngô Vĩnh Long: "VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền"


https://www.facebook.com/ngovinh.long/posts/1142892055771456


July 25 at 8:36am · Bangor, ME


 image032

Tôi quên là có nhiều người trong nước không nhập liên kết của RFI được. Vậy tôi xin phép chép dưới dạng Word sau đây:


Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền " lịch sử " của Trung Quốc ở Biển Đông được gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn. Phán quyết này được đánh giá là hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, và rất có lợi cho Philippines, cũng như các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, mà quan trọng nhất là Việt Nam.


Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phán quyết PCA cũng đặt lại vấn đề các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.


Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Đại Học Maine (Hoa Kỳ) đã cho rằng nếu tôn trọng và khéo khai thác phán quyết, Việt Nam sẽ có thể bảo vệ được các lợi ích thiết yếu của mình tại Biển Đông, ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc.


Đối với Việt Nam, một nước cũng có yêu sách chủ quyền rất rộng tại Biển Đông, trên cả quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa, phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye được cho là có tác dụng phản bác một số tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với rất nhiều thực thể địa lý tại Trường Sa, nhưng lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines hoặc Malaysia, hay là trong các vùng biển quốc tế.


Phán quyết bác bỏ « quyền lịch sử » và quy chế « đảo »


Một số kết luận trong phán quyết của Tòa La Haye được cho là có thể bất lợi cho Việt Nam.


Trước hết là việc định chế trọng tài này không công nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là tại những vùng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Điểm thứ hai là việc Tòa này xác định rằng Itu Aba, thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất Biển Đông, hiện do Đài Loan kiểm soát, không có quy chế đảo (island) mà chỉ là một bãi đá (rock).


Với quy chế « đá », thực thể mà Đài Loan gọi là Thái Bình, và Việt Nam gọi là Ba Bình, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà chỉ được hải phận 12 dặm mà thôi. Nếu thực thể lớn nhất Biển Đông không được xem là đảo, thì rõ ràng là các thực thể còn lại, như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam, cũng lâm vào tình trạng như vậy.


Có lẽ vì đã nhận thấy rõ các điểm bất lợi trên đây mà trong phản ứng đầu tiên về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Việt Nam đã có thái độ rất thận trọng. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 12/07 vừa qua, Việt Nam dĩ nhiên đã lên tiếng « hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016 », nhưng xác định thêm rằng « Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết ».


Giáo sư Ngô Vĩnh Long ghi nhận rằng sau tuyên bố hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài PCA, Việt Nam đã lập lại quan điểm cố hữu của mình từ nhiều năm nay là « ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình... ».


Vấn đề tuy nhiên là trong cùng một tuyên bố Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc một chuyên gia lão làng về Biển Đông của Việt Nam đã nhấn mạnh đến tính chất « lịch sử » trong tuyên bố chủ quyền của Việt Nam khi cho rằng « Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình ».


Đối với giáo sư Long đã cho rằng việc tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa « có thể là sai lầm trên phương diện pháp lý và chính trị » sau một phán quyết của Tòa Án Trọng Tài có khả năng mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích trong mọi lãnh vực, với điều kiện là biết cách khai thác.


Không thể bắt chước Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa


Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Long nhắc lại quan điểm từng được ông nêu lên trước đây, theo đó Việt Nam không thể bắt chước Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa, đặc biệt là đối với các thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia :


Ngô Vĩnh Long : Đây là một vấn đề tôi đã thấy từ lâu, và trong những phỏng vấn tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi… (như) ngày 27/08/2012, tôi đã trình bày một cách chi tiết là việc đòi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa là một bất lợi lớn cho Việt Nam.


Thì tôi nghĩ rằng những ai không không muốn Việt Nam đàm phán với hai nước trên về việc chuyển nhượng những thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo phán quyết, thì có thể nghĩ đây là điểm bất lợi cho Việt Nam.


Một điểm nữa có thể cho là bất lợi là có khoảng 20 bãi ngầm (reefs) hoặc bãi đá nổi trong vùng biển quốc tế, mà tôi nghĩ Việt Nam khó có thể đòi chủ quyền được.


Đối với tôi, bất lợi cho Việt Nam là cố đòi chủ quyền đối với các thực thể này vì việc này mất nhiều công sức và có thể gây căng thẳng không đáng có với Philippines và Malaysia.


Theo giáo sư Long, tiếp tục đòi chủ quyền trên các thực thể quá nhỏ cũng là điều không nên làm trong bối cảnh phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực có khả năng mang lại cho Việt Nam những lợi ích lớn hơn rất nhiều :


Ngô Vĩnh Long : Thực ra, phán quyết của Tòa Án có lợi nhất cho Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là đối với những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền, mà nên đàm phán thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái trong quần đảo Trường Sa nói riêng, và trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Đây là việc có lợi cho tất cả và đặc biệt là có lợi cho Việt Nam.

Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền (trên các thực thể quá nhỏ) bởi vì làm như vậy, Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục đòi chủ quyền. Việt Nam tranh chấp mấy hòn đá nhỏ như vậy với các nước hàng xóm, mà lại đòi Trung Quốc không tranh chấp thì rất khó.

Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam nên xét lại chính sách hiện nay, nếu nó đúng như điều tôi mới vừa trích, vì nó bất lợi, không những cho Việt Nam mà cho tất cả.


Nên tuyên bố chấp nhận toàn bộ phán quyết


Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, nếu Việt Nam biết cách tranh thủ thì phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích :


Ngô Vĩnh Long : Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.

Thành ra, nếu Việt Nam bảo vệ vùng kinh tế 200 hải lý – như là phán quyết nói – không những của Việt Nam mà cả của những nước khác, thì Việt Nam và những nước có lợi ích trực tiếp cần sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới làm áp lực buộc Trung Quốc dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết.

Ví dụ như phán quyết khẳng định rằng đảo Ba Bình (Itu Aba), tức là đảo lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh thôi. Các thực thể nhỏ hơn như bãi đá thì chỉ có 500 mét.


Do đó từ nay trở đi, Việt Nam và các nước trong và ngoài khu vực có thể sử dụng phán quyết như cơ sở pháp lý, đưa Trung Quốc ra công lý quốc tế, nếu Trung Quốc cố tình bất chấp luật pháp như là đe doạ tánh mạng của ngư dân khi đến gần các đảo và đá ngầm mà Trung Quốc đang chiếm ở trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa.


Tóm lại, Giáo sư Long cho rằng Việt Nam nên tuyên bố chấp nhận toàn bộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực và phải biết hy sinh chuyên nhỏ để được chuyện lớn: Đó là “giữ vững quyền lợi của Việt Nam, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình”.


RFI : Phản ứng của Việt Nam về phán quyết Biển Đông có điểm nào đáng chú ý ?


Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là điểm đáng chú ý nhất là câu nói sau đây của ông Lê Hải Bình (phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam) :

“Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.


Tôi thấy rằng đây có thể là sai lầm trên phương diện pháp lý và chính trị sau phán quyết của Toà án Trọng tài, khi nói rằng Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình không những với quần đảo Hoàng Sa mà cả với quần đảo Trường Sa.


Điều làm tôi ngạc nhiên hơn nữa là ý kiến của ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới, trong bài đăng trên báo Giáo Dục Việt Nam ngày 14 tháng Bảy năm 2016, khi ông viết như sau :

“Để không bị lạc vào “mê hồn trận chủ quyền lịch sử” theo bài binh bố trận của Trung Quốc, tôi xin nhắc lại rằng quan điểm pháp lý của Việt Nam về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là :

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng.

Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực.”


Tôi nghĩ, nếu những phát biểu tôi vừa trích ở trên phản ánh chính sách của hiện nay, thì tôi nghĩ Việt Nam không rụt rè mà cố hữu, có thể vì vẫn muốn tiếp tục nắm giữ những hòn đá và bãi ngầm (rocks and reefs) trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay của Malaysia.


RFI : Như vậy, phải chăng lập trường của Việt Nam chẳng khác gì Trung Quốc ?


Ngô Vĩnh Long : Vâng, đây là một vấn đề tôi đã thấy từ lâu, và trong những phỏng vấn tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi… (như) ngày 27/08/2012, tôi đã trình bày một cách chi tiết là việc đòi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa là một bất lợi lớn cho Việt Nam.

Thì tôi nghĩ rằng những ai không không muốn Việt Nam đàm phán với hai nước trên về việc chuyển nhượng những thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo phán quyết, thì có thể nghĩ đây là điểm bất lợi cho Việt Nam.

Một điểm nữa có thể cho là bất lợi là có khoảng 20 bãi ngầm (reefs) hoặc bãi đá nổi trong vùng biển quốc tế, mà tôi nghĩ Việt Nam khó có thể đòi chủ quyền được.

Đối với tôi, bất lợi cho Việt Nam là cố đòi chủ quyền đối với các thực thể này vì việc này mất nhiều công sức và có thể gây căng thẳng không đáng có với Philippines và Malaysia.


RFI : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực như vậy có một số điểm bất lợi cho Việt Nam…


Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là có người diễn dịch là bất lợi, nhưng mà thực ra, phán quyết của Tòa Án có lợi nhất cho Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là đối với những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền, mà nên đàm phán thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái trong quần đảo Trường Sa nói riêng, và trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Đây là việc có lợi cho tất cả và đặc biệt là có lợi cho Việt Nam.

Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền (trên các thực thể quá nhỏ) bởi vì làm như vậy, Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục đòi chủ quyền. Việt Nam tranh chấp mấy hòn đá nhỏ như vậy với các nước hàng xóm, mà lại đòi Trung Quốc không tranh chấp thì rất khó.

Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam nên xét lại chính sách hiện nay, nếu nó đúng như điều tôi mới vừa trích, vì nó bất lợi, không những cho Việt Nam mà cho tất cả.


RFI : Việt Nam cần phải làm gì để tranh thủ phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ?


Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là Việt Nam nên hợp tác với các nước có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông, và với các nước ngoài khu vực.

Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.

Thành ra, nếu Việt Nam bảo vệ vùng kinh tế 200 hải lý – như là phán quyết nói – không những của Việt Nam mà cả của những nước khác, thì Việt Nam và những nước có lợi ích trực tiếp cần sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới làm áp lực buộc Trung Quốc dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết.

Ví dụ như phán quyết khẳng định rằng đảo Ba Bình (Itu Aba), tức là đảo lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh thôi. Các thực thể nhỏ hơn như bãi đá thì chỉ có 500 mét.

Do đó từ nay trở đi, Việt Nam và các nước trong và ngoài khu vực có thể sử dụng phán quyết như cơ sở pháp lý, đưa Trung Quốc ra công lý quốc tế, nếu Trung Quốc cố tình bất chấp luật pháp như là đe doạ tánh mạng của ngư dân khi đến gần các đảo và đá ngầm mà Trung Quốc đang chiếm ở trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa.


RFI: Tóm lại, Việt Nam phải tranh thủ các khía cạnh nêu bật trong phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye ?


Ngô Vĩnh Long : Vâng. Tất nhiên là Việt Nam nên nói rõ rằng mình đồng ý với hết tất cả những gì phán quyết nói, vì tất cả đều có lợi cho Việt Nam, trong mọi lãnh vực.

Cho nên Việt Nam nên hy sinh chuyện nhỏ để được chuyện lớn, không nên bắt cá hai tay; hoặc là bỏ con cá để bắt con tôm. Con cá là gì? Là giữ vững quyền lợi của Việt Nam, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam./


+++++++++++++++++++++++++++++++


Lý Kiến Trúc: Ít dòng về Song Tử Tây và đá Nam


image033

Ảnh trên: Giáo sư Ngô Vĩnh Long trong một hội thảo về Biển Đông; Gs Long cho rằng"những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền".


Ảnh trái: Súng phòng không cổ điển của binh sĩ đồn trú trên đảo đá Nam. Đảo đá Nam nằm phía Bắc quần đảo Trường Sa, tọa độ 11độ 23' 18''N và 114 độ 17' 54''E, cách Song Tử Tây khoảng 2,5 hải lý về phía Tây Nam. Đá Nam đóng một vị trí quan trọng về phương diện quân sự. Nó là căn cứ tiền tiêu bảo vệ mạn sườn, lưng cho đảo Mẹ là Song Tử Tây. Trời êm sóng lặng có thể bơi tay không qua thăm đảo Song Tử Đông.


"Sách Trời kể rằng Mẹ Biển thưở "trời đất nổi cơn gió bụi" sinh đôi ra hai anh em đặt tên là Song Tử Đông-Song Tử Tây; lúc Mẹ sinh nở nằm về hướng Đông nên đặt tên cậu con là cậu Tử Đông, Mẹ trở mình xoay về hướng Tây đặt tên cô con là cô Tử Tây.


Bố Rừng từ lục địa khi nghe tin Mẹ Biển sinh ra cô Tử Tây, hô hoán chim khôn từ núi vượt hàng trăm dặm trùng dương bay về thả nhạc không trung vang lừng sóng bạc, mỏ ngậm giống cây lạ thả xuống trổ bông thơm ngát; Bố Rừng lặng ngắm đứa con từ bờ cát liễu, cô Tây dáng vẻ tuyệt trần giữa màu xanh thẫm bao la, mũm mĩm, giữa bụng có một bồn trũng cỏ mọc xum xuê nước từ nguồn về lai láng ... nhưng thói đời nhỏ nhen, lòng đời bé tị, thỉnh thoảng lên cơn ghen tức thổi luồng gió ác lồng lộn kéo giông bão đến dọa nạt, Mẹ Biển lo quá nên bèn nặn thêm ra hòn đá tảng bên cạnh đặt tên là đá Nam canh gác che chở cho cô ..."      


Đá Nam là một thực thể san hô chìm nổi khi thủy triều thấp cao khoảng 0,3m, dài khoảng 2,3km, rộng khoảng 1,5km, cách đảo Song Tử Tây độ 2,5 hải lý. Một tiểu đội hải quân đóng quân trên đảo. Nhà báo Lý Kiến Trúc đã có dịp đến thăm căn cứ này vào tháng Tư năm 2014. Hầu hết các binh sĩ đóng giữ ở đây đều rất trẻ từ 20 -30.  Phỏng vấn các binh sĩ bám trụ họ đều nói "sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ từng hòn đảo hòn đá của quê hương". (Lý Kiến Trúc)


image035

Đảo Song Tử Tây nhìn từ ngoài khơi nằm ở tọa độ 11 độ 25'54''N và 114 độ 19'48''E, cách đảo Song Tử Đông (hiện do Philippines chiếm giữ) 1,5 hải lý. Đảo Song Tử Tây có hình bầu dục chiều đài khoảng 630 mét, rộng khoảng 275 mét, diện tích phần nổi và thềm san hộ khoảng 0, 22km2, lòng đảo trũng, xung quanh bao bọc gò cao so với mực nước biển cao từ 4m - 6m. Có giếng nước lợ ngọt, có cây ăn trái, rau xanh và động vật nuôi. Ảnh trên nhìn từ ngoài khơi do bổn báo Lý Kiến Trúc chụp trong dịp đi thăm và quan sát đảo vào tháng 4/2014.


image037

Cây trái du đủ.


image039

Cây bàng vuông, một loại cây chỉ có và mọc trên đảo, lá to xèo, đến mùa sinh quả, trái của nó không tròn, không dẹp, nó vuông vuông.


image041

Giếng nước lợ ngọt, tha hồ tắm giặt.


image043

Bổn báo Lý Kiến Trúc đứng bên cạnh bia chủ quyền đảo Song Tử Tây do Hải quân VNCH xây dựng vào ngày 22 tháng 8 năm 1956.


image045

Đá Nam nhìn từ thềm san hô.


image047

Một tiểu đội binh sĩ sống và canh gác ở đá Nam.


image049

Súng phòng không trên đá Nam.

09 Tháng Mười 2014(Xem: 18603)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22804)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27811)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21803)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22228)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24849)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 22086)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20475)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19898)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 20206)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 21133)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 19110)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 20317)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai và một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 17429)
Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 19378)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17530)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19719)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19646)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20673)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17799)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.