Ts Ngô Vĩnh Long: "VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền"

31 Tháng Bảy 20165:20 CH(Xem: 15814)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 01 AUGUST 2016


image030

Ảnh trên: Giáo sư Ngô Vĩnh Long trong một hội thảo về Biển Đông; Gs Long cho rằng"những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền".


Ts Ngô Vĩnh Long: "VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền"


https://www.facebook.com/ngovinh.long/posts/1142892055771456


July 25 at 8:36am · Bangor, ME


 image032

Tôi quên là có nhiều người trong nước không nhập liên kết của RFI được. Vậy tôi xin phép chép dưới dạng Word sau đây:


Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền " lịch sử " của Trung Quốc ở Biển Đông được gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn. Phán quyết này được đánh giá là hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, và rất có lợi cho Philippines, cũng như các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, mà quan trọng nhất là Việt Nam.


Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phán quyết PCA cũng đặt lại vấn đề các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.


Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Đại Học Maine (Hoa Kỳ) đã cho rằng nếu tôn trọng và khéo khai thác phán quyết, Việt Nam sẽ có thể bảo vệ được các lợi ích thiết yếu của mình tại Biển Đông, ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc.


Đối với Việt Nam, một nước cũng có yêu sách chủ quyền rất rộng tại Biển Đông, trên cả quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa, phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye được cho là có tác dụng phản bác một số tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với rất nhiều thực thể địa lý tại Trường Sa, nhưng lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines hoặc Malaysia, hay là trong các vùng biển quốc tế.


Phán quyết bác bỏ « quyền lịch sử » và quy chế « đảo »


Một số kết luận trong phán quyết của Tòa La Haye được cho là có thể bất lợi cho Việt Nam.


Trước hết là việc định chế trọng tài này không công nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là tại những vùng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Điểm thứ hai là việc Tòa này xác định rằng Itu Aba, thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất Biển Đông, hiện do Đài Loan kiểm soát, không có quy chế đảo (island) mà chỉ là một bãi đá (rock).


Với quy chế « đá », thực thể mà Đài Loan gọi là Thái Bình, và Việt Nam gọi là Ba Bình, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà chỉ được hải phận 12 dặm mà thôi. Nếu thực thể lớn nhất Biển Đông không được xem là đảo, thì rõ ràng là các thực thể còn lại, như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam, cũng lâm vào tình trạng như vậy.


Có lẽ vì đã nhận thấy rõ các điểm bất lợi trên đây mà trong phản ứng đầu tiên về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Việt Nam đã có thái độ rất thận trọng. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 12/07 vừa qua, Việt Nam dĩ nhiên đã lên tiếng « hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016 », nhưng xác định thêm rằng « Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết ».


Giáo sư Ngô Vĩnh Long ghi nhận rằng sau tuyên bố hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài PCA, Việt Nam đã lập lại quan điểm cố hữu của mình từ nhiều năm nay là « ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình... ».


Vấn đề tuy nhiên là trong cùng một tuyên bố Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc một chuyên gia lão làng về Biển Đông của Việt Nam đã nhấn mạnh đến tính chất « lịch sử » trong tuyên bố chủ quyền của Việt Nam khi cho rằng « Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình ».


Đối với giáo sư Long đã cho rằng việc tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa « có thể là sai lầm trên phương diện pháp lý và chính trị » sau một phán quyết của Tòa Án Trọng Tài có khả năng mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích trong mọi lãnh vực, với điều kiện là biết cách khai thác.


Không thể bắt chước Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa


Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Long nhắc lại quan điểm từng được ông nêu lên trước đây, theo đó Việt Nam không thể bắt chước Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa, đặc biệt là đối với các thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia :


Ngô Vĩnh Long : Đây là một vấn đề tôi đã thấy từ lâu, và trong những phỏng vấn tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi… (như) ngày 27/08/2012, tôi đã trình bày một cách chi tiết là việc đòi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa là một bất lợi lớn cho Việt Nam.


Thì tôi nghĩ rằng những ai không không muốn Việt Nam đàm phán với hai nước trên về việc chuyển nhượng những thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo phán quyết, thì có thể nghĩ đây là điểm bất lợi cho Việt Nam.


Một điểm nữa có thể cho là bất lợi là có khoảng 20 bãi ngầm (reefs) hoặc bãi đá nổi trong vùng biển quốc tế, mà tôi nghĩ Việt Nam khó có thể đòi chủ quyền được.


Đối với tôi, bất lợi cho Việt Nam là cố đòi chủ quyền đối với các thực thể này vì việc này mất nhiều công sức và có thể gây căng thẳng không đáng có với Philippines và Malaysia.


Theo giáo sư Long, tiếp tục đòi chủ quyền trên các thực thể quá nhỏ cũng là điều không nên làm trong bối cảnh phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực có khả năng mang lại cho Việt Nam những lợi ích lớn hơn rất nhiều :


Ngô Vĩnh Long : Thực ra, phán quyết của Tòa Án có lợi nhất cho Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là đối với những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền, mà nên đàm phán thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái trong quần đảo Trường Sa nói riêng, và trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Đây là việc có lợi cho tất cả và đặc biệt là có lợi cho Việt Nam.

Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền (trên các thực thể quá nhỏ) bởi vì làm như vậy, Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục đòi chủ quyền. Việt Nam tranh chấp mấy hòn đá nhỏ như vậy với các nước hàng xóm, mà lại đòi Trung Quốc không tranh chấp thì rất khó.

Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam nên xét lại chính sách hiện nay, nếu nó đúng như điều tôi mới vừa trích, vì nó bất lợi, không những cho Việt Nam mà cho tất cả.


Nên tuyên bố chấp nhận toàn bộ phán quyết


Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, nếu Việt Nam biết cách tranh thủ thì phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích :


Ngô Vĩnh Long : Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.

Thành ra, nếu Việt Nam bảo vệ vùng kinh tế 200 hải lý – như là phán quyết nói – không những của Việt Nam mà cả của những nước khác, thì Việt Nam và những nước có lợi ích trực tiếp cần sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới làm áp lực buộc Trung Quốc dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết.

Ví dụ như phán quyết khẳng định rằng đảo Ba Bình (Itu Aba), tức là đảo lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh thôi. Các thực thể nhỏ hơn như bãi đá thì chỉ có 500 mét.


Do đó từ nay trở đi, Việt Nam và các nước trong và ngoài khu vực có thể sử dụng phán quyết như cơ sở pháp lý, đưa Trung Quốc ra công lý quốc tế, nếu Trung Quốc cố tình bất chấp luật pháp như là đe doạ tánh mạng của ngư dân khi đến gần các đảo và đá ngầm mà Trung Quốc đang chiếm ở trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa.


Tóm lại, Giáo sư Long cho rằng Việt Nam nên tuyên bố chấp nhận toàn bộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực và phải biết hy sinh chuyên nhỏ để được chuyện lớn: Đó là “giữ vững quyền lợi của Việt Nam, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình”.


RFI : Phản ứng của Việt Nam về phán quyết Biển Đông có điểm nào đáng chú ý ?


Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là điểm đáng chú ý nhất là câu nói sau đây của ông Lê Hải Bình (phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam) :

“Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.


Tôi thấy rằng đây có thể là sai lầm trên phương diện pháp lý và chính trị sau phán quyết của Toà án Trọng tài, khi nói rằng Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình không những với quần đảo Hoàng Sa mà cả với quần đảo Trường Sa.


Điều làm tôi ngạc nhiên hơn nữa là ý kiến của ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới, trong bài đăng trên báo Giáo Dục Việt Nam ngày 14 tháng Bảy năm 2016, khi ông viết như sau :

“Để không bị lạc vào “mê hồn trận chủ quyền lịch sử” theo bài binh bố trận của Trung Quốc, tôi xin nhắc lại rằng quan điểm pháp lý của Việt Nam về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là :

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng.

Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực.”


Tôi nghĩ, nếu những phát biểu tôi vừa trích ở trên phản ánh chính sách của hiện nay, thì tôi nghĩ Việt Nam không rụt rè mà cố hữu, có thể vì vẫn muốn tiếp tục nắm giữ những hòn đá và bãi ngầm (rocks and reefs) trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay của Malaysia.


RFI : Như vậy, phải chăng lập trường của Việt Nam chẳng khác gì Trung Quốc ?


Ngô Vĩnh Long : Vâng, đây là một vấn đề tôi đã thấy từ lâu, và trong những phỏng vấn tôi cũng đã nói về vấn đề này rồi… (như) ngày 27/08/2012, tôi đã trình bày một cách chi tiết là việc đòi chủ quyền trên toàn bộ Trường Sa là một bất lợi lớn cho Việt Nam.

Thì tôi nghĩ rằng những ai không không muốn Việt Nam đàm phán với hai nước trên về việc chuyển nhượng những thực thể trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo phán quyết, thì có thể nghĩ đây là điểm bất lợi cho Việt Nam.

Một điểm nữa có thể cho là bất lợi là có khoảng 20 bãi ngầm (reefs) hoặc bãi đá nổi trong vùng biển quốc tế, mà tôi nghĩ Việt Nam khó có thể đòi chủ quyền được.

Đối với tôi, bất lợi cho Việt Nam là cố đòi chủ quyền đối với các thực thể này vì việc này mất nhiều công sức và có thể gây căng thẳng không đáng có với Philippines và Malaysia.


RFI : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực như vậy có một số điểm bất lợi cho Việt Nam…


Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là có người diễn dịch là bất lợi, nhưng mà thực ra, phán quyết của Tòa Án có lợi nhất cho Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ là đối với những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền, mà nên đàm phán thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái trong quần đảo Trường Sa nói riêng, và trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Đây là việc có lợi cho tất cả và đặc biệt là có lợi cho Việt Nam.

Việt Nam không nên tiếp tục đòi chủ quyền (trên các thực thể quá nhỏ) bởi vì làm như vậy, Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục đòi chủ quyền. Việt Nam tranh chấp mấy hòn đá nhỏ như vậy với các nước hàng xóm, mà lại đòi Trung Quốc không tranh chấp thì rất khó.

Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam nên xét lại chính sách hiện nay, nếu nó đúng như điều tôi mới vừa trích, vì nó bất lợi, không những cho Việt Nam mà cho tất cả.


RFI : Việt Nam cần phải làm gì để tranh thủ phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ?


Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là Việt Nam nên hợp tác với các nước có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông, và với các nước ngoài khu vực.

Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, vì đây là vấn đề lợi nhất cho Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, và địa chính trị.

Thành ra, nếu Việt Nam bảo vệ vùng kinh tế 200 hải lý – như là phán quyết nói – không những của Việt Nam mà cả của những nước khác, thì Việt Nam và những nước có lợi ích trực tiếp cần sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới làm áp lực buộc Trung Quốc dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết.

Ví dụ như phán quyết khẳng định rằng đảo Ba Bình (Itu Aba), tức là đảo lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh thôi. Các thực thể nhỏ hơn như bãi đá thì chỉ có 500 mét.

Do đó từ nay trở đi, Việt Nam và các nước trong và ngoài khu vực có thể sử dụng phán quyết như cơ sở pháp lý, đưa Trung Quốc ra công lý quốc tế, nếu Trung Quốc cố tình bất chấp luật pháp như là đe doạ tánh mạng của ngư dân khi đến gần các đảo và đá ngầm mà Trung Quốc đang chiếm ở trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa.


RFI: Tóm lại, Việt Nam phải tranh thủ các khía cạnh nêu bật trong phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye ?


Ngô Vĩnh Long : Vâng. Tất nhiên là Việt Nam nên nói rõ rằng mình đồng ý với hết tất cả những gì phán quyết nói, vì tất cả đều có lợi cho Việt Nam, trong mọi lãnh vực.

Cho nên Việt Nam nên hy sinh chuyện nhỏ để được chuyện lớn, không nên bắt cá hai tay; hoặc là bỏ con cá để bắt con tôm. Con cá là gì? Là giữ vững quyền lợi của Việt Nam, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam./


+++++++++++++++++++++++++++++++


Lý Kiến Trúc: Ít dòng về Song Tử Tây và đá Nam


image033

Ảnh trên: Giáo sư Ngô Vĩnh Long trong một hội thảo về Biển Đông; Gs Long cho rằng"những thực thể nào quá nhỏ ở Trường Sa, VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền".


Ảnh trái: Súng phòng không cổ điển của binh sĩ đồn trú trên đảo đá Nam. Đảo đá Nam nằm phía Bắc quần đảo Trường Sa, tọa độ 11độ 23' 18''N và 114 độ 17' 54''E, cách Song Tử Tây khoảng 2,5 hải lý về phía Tây Nam. Đá Nam đóng một vị trí quan trọng về phương diện quân sự. Nó là căn cứ tiền tiêu bảo vệ mạn sườn, lưng cho đảo Mẹ là Song Tử Tây. Trời êm sóng lặng có thể bơi tay không qua thăm đảo Song Tử Đông.


"Sách Trời kể rằng Mẹ Biển thưở "trời đất nổi cơn gió bụi" sinh đôi ra hai anh em đặt tên là Song Tử Đông-Song Tử Tây; lúc Mẹ sinh nở nằm về hướng Đông nên đặt tên cậu con là cậu Tử Đông, Mẹ trở mình xoay về hướng Tây đặt tên cô con là cô Tử Tây.


Bố Rừng từ lục địa khi nghe tin Mẹ Biển sinh ra cô Tử Tây, hô hoán chim khôn từ núi vượt hàng trăm dặm trùng dương bay về thả nhạc không trung vang lừng sóng bạc, mỏ ngậm giống cây lạ thả xuống trổ bông thơm ngát; Bố Rừng lặng ngắm đứa con từ bờ cát liễu, cô Tây dáng vẻ tuyệt trần giữa màu xanh thẫm bao la, mũm mĩm, giữa bụng có một bồn trũng cỏ mọc xum xuê nước từ nguồn về lai láng ... nhưng thói đời nhỏ nhen, lòng đời bé tị, thỉnh thoảng lên cơn ghen tức thổi luồng gió ác lồng lộn kéo giông bão đến dọa nạt, Mẹ Biển lo quá nên bèn nặn thêm ra hòn đá tảng bên cạnh đặt tên là đá Nam canh gác che chở cho cô ..."      


Đá Nam là một thực thể san hô chìm nổi khi thủy triều thấp cao khoảng 0,3m, dài khoảng 2,3km, rộng khoảng 1,5km, cách đảo Song Tử Tây độ 2,5 hải lý. Một tiểu đội hải quân đóng quân trên đảo. Nhà báo Lý Kiến Trúc đã có dịp đến thăm căn cứ này vào tháng Tư năm 2014. Hầu hết các binh sĩ đóng giữ ở đây đều rất trẻ từ 20 -30.  Phỏng vấn các binh sĩ bám trụ họ đều nói "sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ từng hòn đảo hòn đá của quê hương". (Lý Kiến Trúc)


image035

Đảo Song Tử Tây nhìn từ ngoài khơi nằm ở tọa độ 11 độ 25'54''N và 114 độ 19'48''E, cách đảo Song Tử Đông (hiện do Philippines chiếm giữ) 1,5 hải lý. Đảo Song Tử Tây có hình bầu dục chiều đài khoảng 630 mét, rộng khoảng 275 mét, diện tích phần nổi và thềm san hộ khoảng 0, 22km2, lòng đảo trũng, xung quanh bao bọc gò cao so với mực nước biển cao từ 4m - 6m. Có giếng nước lợ ngọt, có cây ăn trái, rau xanh và động vật nuôi. Ảnh trên nhìn từ ngoài khơi do bổn báo Lý Kiến Trúc chụp trong dịp đi thăm và quan sát đảo vào tháng 4/2014.


image037

Cây trái du đủ.


image039

Cây bàng vuông, một loại cây chỉ có và mọc trên đảo, lá to xèo, đến mùa sinh quả, trái của nó không tròn, không dẹp, nó vuông vuông.


image041

Giếng nước lợ ngọt, tha hồ tắm giặt.


image043

Bổn báo Lý Kiến Trúc đứng bên cạnh bia chủ quyền đảo Song Tử Tây do Hải quân VNCH xây dựng vào ngày 22 tháng 8 năm 1956.


image045

Đá Nam nhìn từ thềm san hô.


image047

Một tiểu đội binh sĩ sống và canh gác ở đá Nam.


image049

Súng phòng không trên đá Nam.

22 Tháng Ba 2015(Xem: 17496)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16996)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16268)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18766)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17848)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24329)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21523)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40453)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17780)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17282)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16446)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16995)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17854)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20066)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19343)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19210)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18681)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21441)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20148)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…