Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

22 Tháng Ba 20157:41 CH(Xem: 17510)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 23 MAR 2015
Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

Joseph S. Nye  -   Project Syndicate

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự.

Đế quốc Anh đã cai trị một vùng đất rộng lớn thông qua sự phụ thuộc vào quân đội địa phương. Trong số 8,6 triệu lính Anh trong Thế chiến I có gần một phần ba đến từ phần đế chế ở hải ngoại. Điều đó khiến chính quyền London ngày càng khó tuyên chiến nhân danh toàn bộ đế chế  khi những tình cảm dân tộc chủ nghĩa bắt đầu gia tăng.

Đến Thế chiến II, việc bảo vệ đế quốc trở thành một gánh nặng hơn là một việc làm có ích. Việc nước Anh nằm rất gần các cường quốc như Đức và Nga càng làm cho các vấn đề trở nên khó khăn hơn.

Bất chấp tất cả những lời nói không chính xác về một “đế quốc Mỹ,” thực tế là Mỹ không có thuộc địa để phải quản lý, do đó nó tự do hành động hơn so với Anh. Và nhờ việc được bao quanh bởi các nước yếu và hai đại dương, Mỹ dễ tự phòng thủ hơn nhiều.

Điều đó đem đến cho chúng ta một vấn đề khác khi so sánh (Anh và Mỹ) trong vai trò bá chủ toàn cầu: sự mập mờ về ý nghĩa thực sự của khái niệm “bá quyền” (hegemony). Một số nhà quan sát đánh đồng khái niệm này với chủ nghĩa đế quốc (imperialism); nhưng Mỹ là minh chứng rõ ràng rằng bá chủ không nhất thiết phải có một đế chế chính thức. Những người khác thì định nghĩa bá quyền là khả năng thiết lập các quy tắc của hệ thống quốc tế; nhưng một bá chủ phải có chính xác bao nhiêu ảnh hưởng đến quá trình này, so với các cường quốc khác, thì vẫn chưa rõ.

Ngoài ra, có một số người cho rằng bá quyền đồng nghĩa với việc kiểm soát các nguồn lực mạnh nhất. Nhưng nếu xét theo định nghĩa này thì nước Anh trong thế kỷ 19 – khi đang ở đỉnh cao quyền lực của mình vào năm 1870, xếp thứ 3 (sau Mỹ và Nga) về GDP và thứ 3 (sau Nga và Pháp) về chi tiêu quân sự – sẽ không thể được coi là bá chủ, cho dù nó đứng đầu về lực lượng hải quân.

Tương tự, những người nói về bá quyền Mỹ sau năm 1945 đã không lưu ý rằng Liên Xô đã cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ trong hơn 4 thập niên. Dù Mỹ có sức mạnh kinh tế vượt trội, sức mạnh chính trị và quân sự của nó đã bị hạn chế bởi sức mạnh của Liên Xô.

Một số nhà phân tích mô tả giai đoạn sau năm 1945 như một trật tự thứ bậc do Mỹ dẫn đầu với các đặc tính tự do, trong đó Mỹ cung cấp hàng hóa công cộng (public goods) trong khi hoạt động trong một hệ thống lỏng lẻo bao gồm các quy tắc và thể chế đa phương vốn giúp các nước yếu hơn có tiếng nói. Họ chỉ ra rằng việc giữ gìn khuôn khổ thể chế này có thể là hợp lý đối với nhiều nước, ngay cả khi nguồn lực của Mỹ suy giảm. Theo đó, trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu có thể tồn tại lâu hơn ưu thế về các nguồn lực của nó, dù nhiều người khác cho rằng sự xuất hiện của các cường quốc mới báo trước sự sụp đổ của trật tự này.

Tuy nhiên, khi nói đến kỷ nguyên của thứ được cho là bá quyền Mỹ, luôn có rất nhiều giả thuyết lẫn trong sự thật. Nó không hẳn là một trật tự toàn cầu mà giống một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng, chủ yếu là ở châu Mỹ và Tây Âu, bao gồm chưa đến một nửa thế giới. Và ảnh hưởng của nó trên các nước không phải là thành viên – trong đó có cả những cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và khối Xô-viết – không phải là luôn tốt đẹp. Do đó, vị thế của Mỹ trên thế giới có thể được gọi chính xác hơn là “bán bá quyền” (“half-hegemony”).

Tất nhiên, Mỹ đã duy trì sự thống trị kinh tế sau năm 1945: sự tàn phá của Thế chiến II tại nhiều quốc gia đồng nghĩa với việc Mỹ tạo nên gần một nửa GDP toàn cầu. Vị thế đó kéo dài cho đến năm 1970, khi tỷ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu giảm xuống mức trước chiến tranh, còn một phần tư.

Nhưng từ quan điểm chính trị hay quân sự thì thế giới khi đó là lưỡng cực, với Liên Xô cân bằng quyền lực với Mỹ. Thật vậy, trong thời kỳ này, Mỹ thường không thể bảo vệ lợi ích của nó: Liên Xô có được vũ khí hạt nhân; chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc, Cuba, và miền Bắc Việt Nam; chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong bế tắc; và các cuộc khởi nghĩa tại Hungary và Tiệp Khắc bị đàn áp.

Trong bối cảnh này, “ưu thế” (primacy) có vẻ là từ mô tả chính xác hơn cho tỉ trọng vượt trội (và có thể đo lường được) của Mỹ về cả ba loại nguồn lực: quân sự, kinh tế, và quyền lực mềm. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu có phải thời kỳ ưu thế của Mỹ đang đi đến hồi kết thúc?

Do không thể tiên đoán về sự phát triển toàn cầu nên tất nhiên là không thể trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng. Sự gia tăng của các lực lượng xuyên quốc gia và các chủ thể phi nhà nước, chưa kể đến những cường quốc mới nổi như Trung Quốc, cho thấy có sự thay đổi lớn sắp diễn ra.

Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu.

Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ.

Joseph S. Nye là cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, và là giáo sư tại Đại học Harvard. Gần đây nhất, ông là tác giả của cuốn Presidential Leadership and the Creation of the American Era.

Posted on 18/03/2015 by The Observer

http://nghiencuuquocte.net/2015/03/18/my-nam-ba-quyen-hay-chi-chiem-uu-the/

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or Americam Primacy ?” Project Syndicate, 09/03/2015
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17517)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18461)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
17 Tháng Ba 2015(Xem: 17014)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16285)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18780)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17858)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24353)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21532)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40460)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17794)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17301)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16462)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 17008)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17869)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20078)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19356)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19223)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.