'Bất đồng là biểu hiện của lòng yêu nước'

24 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 19154)

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú

Gửi cho BBCVietnamese.com từ San Jose

Cập nhật: 09:20 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013 

viet_kieu_o_my_doi_tra_tu_do_cho_tu_nhan_chinh_tri_viet_nam

Việt Kiều ở Mỹ đòi trả tự do cho tù nhân chính trị Việt Nam

Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.

Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngoài Bắc có vụ Nhân văn Giai phẩm trên mặt trận văn hoá, chính trị; có nông dân nổi loạn chống chính quyền qua khởi nghĩa Quỳnh Lưu, có vụ án Xét lại chống Đảng.

Nhiều người phải đổ máu khi phản đối chính sách cải cách ruộng đất, nhiều văn nghệ sĩ bị trù dập, giam tù vì có suy nghĩ khác hơn tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Đình Huỳnh đã phải vào tù vì bất đồng với nhà nước.

Thời Việt Nam Cộng hoà, trong Nam có nổi loạn Bình Xuyên, có vụ án trí thức Caravelle, có nhà văn Nhất Linh bị giam khiến ông uất ức tự tử và Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu, từ chức để phản đối chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970 có Ngô Kha, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Ngô Lập, Tiêu Dao Bảo Cự và nhiều người khác đã mất mạng hay bị giam tù vì bất đồng với cách cai trị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng có phản kháng bằng bạo lực, như vụ án Vinh Sơn, vụ án Hồ Con Rùa.

Trong khi đó, những phát biểu bất đồng dù trong ôn hoà cũng được nhà nước đáp lại bằng xách nhiễu hay án tù.

Thập niên 1990 có tiếng nói của Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu...

"Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống"

Kế tiếp là Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Đoàn Minh Hạnh...cũng đã phải đối diện với những án tù nhiều năm vì lên tiếng đòi các quyền căn bản cho dân, vì có quan điểm bất đồng với nhà nước.

Hai điều 4 giống mà khác

Khi đất nước còn chia đôi, Đảng Cộng sản với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên mọi tiếng nói đối lập đều bị dập tắt ở miền Bắc.

Tại miền Nam, tuy nhiều thành phần chống chính quyền được hoạt động công khai nhưng không được ủng hộ hay tuyên truyền cho cộng sản.

Ai hoạt động cho cộng sản thường bị an ninh theo dõi và nhiều người đã bị bắt, bị giam tù nhiều năm ở Tam Hiệp, Chí Hoà, Côn Sơn, Phú Quốc.

viet_nam_cong_hoa_chong_lai_chu_nghia_cong_san_duoi_moi_hinh_thuc

Điều 4 của Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hoà ban hành ngày 1-4-1967 ghi:

"Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức"

“Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.”

Điều này loại bỏ sự tham dự của thành phần cộng sản vào sinh hoạt chính trị miền Nam lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, những người ủng hộ cộng sản đã nhân danh quyền tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí ghi trong hiến pháp để xuống đường, để công khai đòi hỏi các quyền căn bản trên các phương tiện truyền thông.

Các vụ án gọi là “tuyên truyền cho cộng sản” hay “làm phương hại đến an ninh quốc gia” của sinh viên, của ký giả đã khiến chánh án khó xử vì họ chỉ tố cáo tham nhũng trong chính quyền, kêu gọi hoà hợp hoà giải, đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi chấm dứt chiến tranh. Tạp chí Đối Diện của linh mục Chân Tín, các nhật báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đã phải ra toà nhiều lần.

Sau ngày đất nước thống nhất, Hiến Pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1980 và 1992, lại cũng có Điều 4, nhưng mang một giá trị pháp lý ngược hẳn với Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà.

Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi:

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Điều này mặc nhiên loại bỏ sự đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước của những thành phần cộng đồng quốc gia, chiếm đại đa số trong dân không phải là đảng viên cộng sản, không theo chủ nghĩa Mác-Lê.

Như thế trong lịch sử dân tộc đã có thời gian những người hoạt động cho cộng sản không được tham gia vào sinh hoạt chính trị của đất nước.

Và ngày nay, với Điều 4 của Hiến pháp 1992, những người không phải đảng viên cộng sản không được tham gia vào việc lãnh đạo đất nước.

Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống. Ai không đồng ý thường bị sách nhiễu, trù dập hay trong nhiều trường hợp phải chịu án tù.

Gần đây nhà nước phát động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng không muốn thay đổi Điều 4.

Đã có nhiều góp ý cho rằng hiến pháp hiện nay lỗi thời và Việt Nam cần có những cải tổ chế độ chính trị cho hợp với xu thế và nhu cầu phát triển thời đại.

Nhưng làm sao để có một hiến pháp mới tổng hợp được nguyện vọng toàn dân. Để có điều này, người dân phải được tham gia vào việc thảo luận về hiến pháp, về các tu chính hay được quyền tham gia chọn một hiến pháp mới, qua trưng cầu dân ý, hay qua một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến với sự tham gia của nhiều khuynh hướng chính trị để soạn một hiến pháp mới cho Việt Nam.

Chưa xứng đáng?

image085

"Có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ?"

Đây là tiến trình dân chủ mà người dân Việt xứng đáng được hưởng sau bao năm đã đổ xương máu giành độc lập và xây dựng đất nước.

Để nguyện vọng của mọi thành phần được phản ánh, người dân cần có quyền phát biểu chính kiến mà không sợ bị giam tù; cần có quyền tự do báo chí để truyền đạt thông tin, quan điểm; cần tự do lập hội và tự do ứng cử để tham gia vào việc lãnh đạo và điều hành đất nước.

Tiến trình này nên được bắt đầu bằng việc bãi bỏ hay sửa đổi điều 79 và 88 luật hình sự để tránh trường hợp bắt giam những người chỉ vì bày tỏ chính kiến bất đồng mà bị ghép tội “chống lại tổ quốc Việt Nam” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.

Một lộ đồ dân chủ hoá cũng cần được đặt ra với việc quốc hội ban hành những đạo luật dân chủ cho dân được ra báo, được hội họp, biểu tình, lập đảng chính trị, tham gia ứng cử.

Thời hạn một hay hai năm để dân chủ hoá đất nước là khoảng thời gian hợp lý để đưa Việt Nam hoà nhập với xu thế thời đại.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn sống đã từng phát biểu:

“Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.”

"Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".

Ông Võ Văn Kiệt đã nói thế trong một cuộc phỏng vấn với BBCVietnamese.com ngày 19-04-2007.

Tôi tâm đắc với phát biểu của ông. Có như thế nhà nước mới tìm được sự đồng thuận của dân, cũng như của Việt kiều, để đóng góp vào việc xây dựng quốc gia.

Vì có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ và chỗ đứng của họ là ở đâu trong sinh hoạt chính trị.

Điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu ra cũng chính là nền tảng cho sự hoà giải dân tộc đang rất cần có trong lúc này.

Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh quan điểm của riêng ông.

12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17860)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16969)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18495)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23139)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20597)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20057)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18832)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18648)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16978)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26215)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17413)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22608)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21452)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18529)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19964)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21039)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19422)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18211)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22193)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.