Tôi thuộc Dân Chủ, nhưng việc Hillary đòi kiểm phiếu khiến tôi bất bình

01 Tháng Mười Hai 20165:59 CH(Xem: 11905)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  02  DEC  2016


 image015


BRYAN DEAN WRIGHT, SĨ QUAN TÌNH BÁO (ĐẢNG DÂN CHỦ), VIỆC HILLARY ĐÒI KIỂM PHIẾU LÀM TÔI LO LẮNG


Tôi thuộc đảng Dân Chủ, nhưng việc Hillary đòi kiểm phiếu đã tạo cho tôi nhiều lo lắng, bất bình.


Hôm thứ Bảy, Bà Hillary Clinton loan báo bà đã tham gia vào cuộc tái kiểm phiếu tại ít nhất là 3 tiểu bang của miền Trung Tây Hoa Kỳ, với thắc mắc rằng "một cuộc đếm phiếu chính xác" có được trình báo lên cho cử tri đoàn hay không. Sự việc này xảy ra chỉ khoảng ngắn sau gót chân của "bài diển văn nhượng bộ", trong đó bà nói với các ủng hộ viên của mình rằng " Chúng ta phải chấp nhận kết quả này… Ông Donald Trump sẽ là tổng thống của chúng ta. Chúng ta phải tiếp nhận ông bằng một tấm lòng cởi mở và trao cho ông cơ hội để lãnh đạo.”


Vài giờ sau khi bà Clinton tuyên bố lời nhận định của bà thì TT Obama tiếp nối lời bà nêu lên cùng một ý nguyện với quốc dân – và với đảng Dân Chủ của tôi. Đây là khoảnh khắc đầy tự hào cho nhiều người dân Mỹ. Chúng ta có thể ăn mừng một cuộc chuyển giao quyền lực rất hòa bình, ngay cả khi chúng ta không mấy hài lòng với kết quả của nó.


Bay giờ rõ ràng là bài diển văn của bà Clinton chẳng thật thà chút nào. Theo như cuộc vận động của bà thì họ đã có nhiều luật sư, nhiều khoa học gia về dữ kiện điện toán và nhiều phân tích gia phối hợp lại để kiểm tra kết quả khởi sự bắt tay làm việc ngay "sau ngày bầu cử" hoặc là sau ngày bà đọc diễn văn nhượng bộ đầy ý nghĩa . Mục tiêu của họ là : Tìm cho ra bằng chứng cho thấy kết quả bầu cử đã bị tin tặc nhúng tay vào sửa đổi, dù cho tổng thống --- và các đồng nghiệp của tôi trong làng tình báo -- nói rõ ràng rằng không có dấu chỉ nào cho thấy có sự xâm phạm từ nước ngoài vào các thùng phiếu.


Tại sao bà Clinton làm điều này nhỉ ? Một số người cho rằng đó là một thủ đoạn trả thù để biến ông Trump thành kẻ bất hợp pháp trước mắt của công chúng Mỹ.. Nhưng tôi nghi ngờ hành động này của bà là cú nghẹn thở cuối cùng đầy lúng túng của một chính trị gia đang tơi tả, không đủ sức chấp nhận thất bại bằng thái độ lịch duyệt.


Là một dảng viên Dân Chủ, tôi cảm thấy lo lắng và xấu hổ. Không như bà Hillary Clinton, Tôi nhận thức rằng lịch sử của nước Mỹ không chỉ được xây dựng bằng những kẻ chiến thắng dũng cảm mà còn bằng những người thua cuộc cao quý.


Bà Clinton không phải là đảng viên Dân Chủ đầu tiên của New York bị mất cơ hội làm tổng thống sau khi đã thắng phiếu của dân. Cái vinh dự biết chịu thua lịch duyệt đó được trao cho ông Samuel Tilden trong cuộc bầu cử đầy tranh đua vào năm 1876. Vào thời đó, Các ủng hộ viên của Tilden đều nắm chắc rằng ông Rutherford B. Hayes (người đắc cử tổng thống) – sẽ mang lại mạt vận cho đất nước. Một cử tri chê ông này đã viết lên câu : “Vĩnh biệt một chính quyền tự do, những cuộc bầu cử tự do, tự do ngôn luận, và tự do báo chí cũng như mọi quyền tự do dân sự.”


Sự đáp ứng của giới truyền thông cũng không kém phần nghẹn thở. Ông thần Báo chí và người bạn trong Đảng Dân Chủ là ông Joseph Pulitzer – một danh nhân của giải Pulitzer– đã kêu gọi 100,000 ủng hộ viên của ông Tilden trang bị vũ khí để phá phách thủ đô Washington D.C.
Cám ơn trời, những đầu óc tỉnh táo đã làm chủ được tình hình. Ông Tilden đã đọc một bài diễn văn nhượng bộ đáng nễ và đã xin từ chức để trở về New York.


Có lẽ trong tâm trí của ông Tilden có một vĩ nhân khác làm gương, đó là đại tưóng General Robert E. Lee, một người thua cuộc vĩ đại khác. Trước khi ông đầu hàng tại Appomattox gần cuối cuộc Nội Chiến, vị sĩ quan chỉ huy pháo binh của tướng Lee là - General Porter Alexander – đã đề nghị rằng quân đội của Miền Nam nên thu nhỏ lại thành từng toán du kích quân để tiếp tục chiến dấu cho đến khi quân miền Bắc kiệt quệ chịu thua. Tướng Lee đã từ chối và giải thích một cách tóm lược tại sao quân miền Nam cần phải chấp nhận thua trận. 


“Ông và tôi đều là người tin Chúa, chúng ta không có quyền chỉ xét về ảnh hưởng của cuộc chiến này lên chúng ta thôi đâu. Chúng ta phải xét đến ảnh hưởng lên toàn bộ đất nước. Đất nước này đã hổn loạn qua 4 năm chiến tranh. Nếu tôi theo lời khuyên của ông, thì mọi người… sẽ phải đi trộm cướp để sống. Họ sẽ trở thành những bọn cướp săn mồi … Chúng ta sẽ đưa đến một tình trạng chụp giựt và tình trạng này sẽ làm cho đất nước mất rất nhiều năm mới phục hồi được.”
Tướng Lee đã đầu hàng ngày hôm sau.


Trong chính trị và chiến tranh, bài học đã rõ: Những người Mỹ yêu nước không phải luôn luôn là người chiến thắng. Hiển nhiên, cách mà chúng ta thua lại là gương mẫu của chiến thắng. Nếu như ông Tilden dẫn quân đến D.C. – ông ta sẽ thắng phiếu của dân. Tướng Lee đã có thể mở cửa Hỏa Ngục và khiên cho phe miền Nam chiến thắng. Nhưng cả hai đều hiểu rằng có một cái gì đó mang lại hậu quả vỉ đại hơn nhiều: Nước Mỹ Cọng Hoà sáng giá hơn cá nhân vị kỷ hoặc tham vọng.


Qua việc bà Clinton ôm vào người kỳ vọng tái kiểm phiếu, thì rõ ràng bà này không thể chấp nhận thất bại với phong độ, hoặc bà không thể đánh giá quốc gia mình theo kiểu của Tilden hoặc Lee. Đó có nghĩa là… các bạn công dân Mỹ của tôi, và đặc biệt là các đồng chí Dân Chủ của tôi phải đứng dậy ngăn cản sự kiêu căng láo xược của bà Clinton. Chúng ta phải nêu rõ là chúng ta không bào chữa cho sự thất bại của chúng ta. Chúng ta sẽ không rượt theo bóng ma của những thằng tin tặc (hackers) ở nước ngoài.. Chúng ta sẽ không bị bôi lọ bởi những âm mưu của FBI, không trách móc ban tham mưu của chiến dịch tranh cử, không than khóc về những bài viết giả tạo trên Facebook hoặc trách móc ai đó là "đám vô lại" cả..


Không, chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta thua vì đất nước này cần sự thay đổi và ứng cử viên của chúng ta có quá nhiều khuyết điểm và không đáng tin cậy để đảm nhiệm chức vụ đó.


Và rồi chúng ta sẽ cộng tác với vị đắc cử tổng thống là ông Trump để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Khi mà những giải pháp ông ta đưa ra có ý nghĩa thiết thực, thì ông ta sẽ được lá phiếu ủng hộ của chúng ta. Khi ông ta lạc đuờng thì chúng ta sẽ buộc ông chịu trách nhiệm


Tóm lại, chúng ta sẽ là phe đối lập trung thực; chúng ta sẽ đưa ra những giải pháp tốt lành hơn. Đó là cách thức nước Mỹ làm việc./


Bryan Dean Wright


(Ông Bryan Dean Wright là một cựu sĩ quan tình báo CIA và là đảng viên Đảng Dân Chủ. Ông thường viết bài về chính trị, an ninh quốc gia và kinh tế / theo NĐC)

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17625)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18841)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18724)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20837)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.