Nguyễn Hưng Quốc - Việt Nam và Mỹ

11 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 22051)

 Nguyễn Hưng Quốc

VOA 29.07.2013

Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Điều đầu tiên cần nhấn mạnh ngay là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được xây dựng trên một nền tảng khá bất bình thường: sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài; và, có lẽ, do ảnh hưởng của nền tảng ấy, nó phát triển khá chậm: Đã 38 năm sau chiến tranh, 18 năm sau ngày bình thường hóa ngoại giao và 16 năm kể từ ngày Tòa Đại sứ Mỹ mở cửa tại Hà Nội, quan hệ giữa hai nước tuy càng ngày càng được mở rộng nhưng nó lại không có chiều sâu gì đặc biệt như hai bên – hoặc ít nhất một số người ở cả hai bên – mong muốn.

Mục đích chuyến đi của Trương Tấn Sang ở Mỹ là để “nâng cấp quan hệ” với Mỹ. Trong các phát biểu đây đó, Trương Tấn Sang luôn luôn nhấn mạnh là Việt Nam xem Mỹ là “đối tác quan trọng hàng đầu”, một “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trong thông báo chung, phía Việt Nam và Mỹ còn dùng chữ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, cho chuyến đi của Trương Tấn Sang được tổ chức một cách vội vã, “chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị”, một thời gian ngắn bất thường trong quan hệ quốc tế. Sự “vội vã” ấy có lẽ xuất phát từ chuyến đi thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua, ở đó, Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy nhu cầu đến gần Mỹ trở thành khẩn thiết hơn.

Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ để cân bằng lực lượng với Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắn tiếng trong bài phát biểu khai mạc trong cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 31/5/2013: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. […] Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương.”

Đó cũng chính là điều Mỹ đang cần. Trong chiến lược trở lại châu Á để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ rất cần đồng minh trong khu vực. Hiện nay, họ đã có một số đồng minh chiến lược rất đáng tin cậy: Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Úc. Để vòng vây thực sự được thắt chặt, họ cần thêm những đồng minh khác nữa: các nước Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á, nước có vị trí quan trọng nhất chính là Việt Nam, nước có biên giới chung với Trung Quốc, hơn nữa, đó cũng là nước có vùng biển đang bị Trung Quốc dòm ngó nhiều nhất.

Trong quan hệ quốc tế, sự gặp gỡ của một nhu cầu chung là yếu tố quan trọng nhất để nối kết hai quốc gia lại với nhau. Người ta hay nói, để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với một nước nào đó, với Mỹ, có ba trụ cột chính: Một, những lợi ích về chiến lược; hai, những lợi ích về kinh tế; và ba, vấn đề nhân quyền hay những giá trị mà Mỹ muốn cổ vũ. Dư luận hay chú ý đến yếu tố thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, một điều hầu như ai cũng biết là Mỹ, cũng như bất cứ quốc gia dân chủ và lớn mạnh nào khác ở Tây phương, rất sẵn sàng bỏ qua yếu tố nhân quyền vì những lợi ích về kinh tế cũng như về chính trị của họ. Lâu nay, ai cũng lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhưng hầu như nước nào cũng bang giao và làm ăn với Trung Quốc. Với Saudi Arabia, Equatorial Guinea, Uzbekistan, Turkmenistan… Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ dù tất cả đều là những quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Việt Nam sẽ được hưởng những sự “ưu đãi” tương tự như vậy chăng?

Có thể. Trong cuộc họp giữa Trương Tấn Sang và Barack Obama ngày 25/7 vừa qua, có lẽ Tổng thống Mỹ chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền một cách nhẹ nhàng dù ông thừa biết trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam bắt bớ những người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn trong cả năm 2012 trước đó. Trong số những người bị gọi là bất đồng chính kiến ấy, có nhiều blogger và những người hoạt động tôn giáo với chủ trương bất bạo động; hơn nữa, cái gọi là “bất đồng” ấy chủ yếu chỉ tập trung trong quan hệ đối với Trung Quốc.

Nhưng được đề cập một cách nhẹ nhàng không có nghĩa là vấn đề không còn sức nặng gì nữa. Thứ nhất là tuy Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược trở về với châu Á của Mỹ nhưng đó không phải là một vai trò không thể thay thế. Thứ hai, chính phủ Mỹ chịu khá nhiều áp lực từ dư luận để không thể thản nhiên gạt bỏ các yêu sách về nhân quyền đối với Việt Nam. Những áp lực ấy đến một phần, thậm chí, phần nhỏ, từ cộng đồng người Việt ở Mỹ; phần khác, quan trọng hơn, từ chính dân chúng Mỹ, những người vẫn còn bị ám ảnh nhiều với chiến tranh Việt Nam trước đây. Chính ký ức chiến tranh này là một yếu tố khiến chính phủ Mỹ không thể bất chấp dư luận được.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nằm ở chỗ khác: Sự tin cậy. Có thể nói ngay: hiện nay hầu như không ai tin ai cả. Việt Nam cần Mỹ nhưng vẫn không tin Mỹ và cũng không muốn Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Lý do đơn giản: từ phía giới cầm quyền Việt Nam, tất cả các ảnh hưởng đến từ Mỹ, vốn gắn liền với xu hướng dân chủ hóa, đều là những đe dọa đối với sự độc quyền và độc tài của họ. Dân chúng Việt Nam, từ lâu, đã khái quát điều đó bằng nhận định: “Đi với Mỹ thì mất đảng”. Còn Mỹ thì dĩ nhiên cũng không tin gì Việt Nam.

Ký ức chiến tranh là một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là sự khuất phục của Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ các lời phát biểu đến cách hành xử, kể cả những sự đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đều gợi lên ấn tượng là với Việt Nam, sự lựa chọn đã rất rõ ràng: một mực đi theo Trung Quốc và sẵn sàng nhân nhượng Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các nước khác, kể cả Mỹ, để cò kè trả giá cho sự nhân nhượng ấy mà thôi.

Không thể có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược nào được xây dựng trên nền tảng những sự nghi ngờ như vậy cả.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

21 Tháng Năm 2014(Xem: 22278)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17267)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17623)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17860)
Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới. Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17813)
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói: "Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17946)
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18171)
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 47546)
Sáng 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 18126)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này. Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 16350)
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16636)
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 15716)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 16753)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16202)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 18409)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17170)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17776)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16260)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17644)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19479)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng