SÁNG KIẾN ĐÁI LỘ: hậu trường của sân khấu Hát bộ Bắc Kinh

28 Tháng Năm 20179:31 CH(Xem: 11028)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN  THỨ  HAI  29  MAY 2017


SÁNG KIẾN ĐÁI LỘ: hậu trường của sân khấu Hát bộ Bắc Kinh


"Thời Sự Ngày Mai", do truyền hình SBTN phát hình tối 23/5


image013


KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG trong tiết mục Thời Sự Ngày Mai của Kim Nhung Show trên hệ thống truyền hình SBTN với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về các chủ đề vượt qua thời sự trước mắt hầu chúng ta cùng hiểu được những gì có thể xảy ra ngày mai. KN xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa.


KN 1: Thưa quý KTG, tuần qua, chúng ta chứng kiến hai biến cố song hành, một tại thủ đô Hoa Kỳ; biến cố kia tại Bắc Kinh của Trung Cộng. Tại thủ đô Washington, trận đánh liên tục giữa truyền thông báo chí thuộc dòng chính chống Chính quyền Donald Trump lên tới cao độ mới, với việc tờ Washington Post tố cáo Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ một bí mật tình báo cho Ngoại trưởng Liên bang Nga. Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kết thúc mỹ mãn thượng đỉnh quốc tế về kế hoạch Con Đường Tơ Lụa của Trung Cộng. Thưa ông Nghĩa, gần như cùng một lúc, thế giới thấy lãnh đạo Hoa Kỳ bị suy yếu vì sự chống đối từ bên trong còn lãnh đạo Bắc Kinh lại chiếm thế thượng phong. Như vậy, thưa ông, thời sự ngày mai sẽ là những gì?


NXN 1: - Ta nên nhìn chuyện nước Mỹ trước. Đầu tiên, truyền thông dòng chính tại Hoa Kỳ với hai nhật báo NYT và WaPo cùng hệ thống CNN, tự trao nhiệm vụ toàn thời là chống lại Tổng thống Donald Trump. Lý do thứ nhất, họ thuộc phe tả, thiên về đảng Dân Chủ. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, họ cần tranh thủ quần chúng theo cùng khuynh hướng để bán báo và lấy quảng cáo. Vì vậy, chẳng nên ngạc nhiên khi tuần nào ngày nào họ cũng khui một chuyện với sự giúp đỡ của chính ông Trump qua thái độ khiêu khích của ông. Donald Trump cũng cần tranh thủ quần chúng đã ủng hộ ông ta và chứng minh truyền thông báo chí là chẳng đáng tin. Đấy là bối cảnh chung của chính trường Mỹ khiến ta nên thận trọng khi theo dõi sự bình luận của hai phe.


- Trong bối cảnh đó ta mới nói đến vụ ông Trump “tiết lộ bí mật tình báo cho Nga”. Đấy là sự lếu láo của tờ Post! Thứ nhất, Tổng thống Hoa Kỳ có toàn quyền gạn lọc hay công bố tin tức tình báo cho từng đối tượng, tùy nhu cầu chính sách. Khi gặp đại diện Nga, ông cho biết quân khủng bố ISIS đã biết kỹ thuật gài bom trong máy vi tính cầm tay để làm nổ các chuyến bay dân sự. Đây không là sự kiện mới vì được báo chí nói tới từ Tháng Ba và là điều ông Trump thấy có lợi khi cho Nga biết vì Tháng 10 năm 2015, bom tự sát của ISIS đã làm nổ một phi cơ dân sự Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 người thiệt mạng. Ông Trump muốn thuyết phục Nga là hãy hợp tác với Hoa Kỳ để chống lại kẻ thù chung là lực lượng khủng bố ISIS. Chi tiết thứ hai được ai đó có ý phá hoại tiết lộ từ cuộc gặp gỡ giữa Nga và Mỹ là Hoa Kỳ biết được thông tin tình báo này từ Israel. Ai đó đã tiết lộ để ly gián quan hệ giữa Mỹ và Israel trước khi ông Trump công du tại Trung Đông và Âu Châu? Đấy mới là chi tiết ta nên chú ý.


KN 2: Nếu như vậy, thưa ông, liệu rằng mâu thuẫn trong nội bộ Hoa Kỳ có dẫn tới nội chiến không, và liệu rằng ông Trump có thể bị đàn hặc và truất phế chăng?


NXN 2: - Đảng Dân Chủ mơ điều ấy nhất là sau khi Thứ trưởng Tư pháp chỉ định một nhân vật có uy tín là cựu Giám đốc FBI Robert Mueller mở cuộc điều tra sâu rộng về mối quan hệ giữa Liên bang Nga và ban tranh cử Donald Trump. Tôi nghĩ việc truất phế không dễ vì FBI và Quốc hội đã điều tra mà chưa tìm ra gì cả và vì đảng Cộng Hòa kiểm soát cả hai viện. Nếu Hạ viện đề nghị truất bãi Tổng thống thì phải có lá phiếu Cộng Hòa, sau đó còn có quyết định của Thượng viện vốn dĩ thận trọng hơn như ta đã thấy trong đề nghị bãi nhiệm Tổng thống Bill Clinton. Ngược lại, cuộc điều tra sâu rộng của ông Mueller có khi lên tới mối quan hệ mờ ám giữa ban tranh cử Hillary Clinton với Liên bang Nga! Lúc ấy tha hồ bán báo.


- Chuyện ly kỳ và là thời sự ngày mai là ta đang chứng kiến một vụ đảo chánh của phần tử ưu tú bên cánh tả nhằm lật đổ một tổng thống do quần chúng bất mãn bầu lên. Đây là lúc ta kiểm lại giá trị của hệ thống hiến chế Mỹ với bản hiến pháp cố tình cột tay Chính quyền bằng ách tắc chính trị để mở rộng không gian sinh hoạt của người dân. Điều đáng tiếc và đáng sợ là sự ách tắc ấy chi phối khả năng đối ngoại của Hoa Kỳ như ta đã thấy trong cuộc chiến Việt Nam.


KN 3: Nói tới khả năng đối ngoại ấy thì trong khi Tổng thống Mỹ lâm vào trận xa luân chiến ở nhà và chưa khai thông được các hồ sơ kinh tế xã hội như ông Nghĩa phân tích kỳ trước thì Trung Cộng lại như diều gặp gió với hội nghị quốc tế về Con Đường Tơ Lụa mà họ gọi là Nhất Đới Nhất Lộ vì có sự tham dự của 20 nguyên thủ quốc gia. Ông nghĩ sao về chuyện này?


NXN 3: - Tôi cho là còn quá sớm để đăng cáo phó về sự nghiệp chính trị của ông Trump và trước mắt thì ta nên theo dõi chín ngày công du của ông để thăm viếng năm nước, mà không chỉ theo dõi qua tường thuật của báo chí có ác ý thâm hiểm! Tại Trung Đông, ông Trump đã đảo ngược chánh sách của Oabma và tới Âu Châu ông huy động các tôn giáo lớn cùng nhìn vào mối nguy khủng bố Hồi giáo và Iran. Dân Mỹ có thể bất đồng với Tổng thống, nhất là một Tổng thống loạn chiêu như ông Trump, nhưng họ chẳng hãnh diện gì khi thấy lãnh đạo bị báo chí bôi nhọ và thế giới khinh thường. Đây là dịp Donald Trump chứng tỏ tư thế của mình tại một khu vực trọng yếu cho an ninh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ là Trung Đông và Âu Châu. Còn chuyện Trung Cộng, với kế hoạch tôi dịch đúng chứ không châm biếm là Sáng Kiến Đái Lộ, “Belt and Road Initiative”, thì xin để qua phần hai!


KN: Trước khi vào chương trình, Kim Nhung được ông Nghĩa tủm tỉm giải thích là kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh gồm có hai phần, trên bộ thì họ gọi là Đới hay Đái, nghĩa là cái đai, và ở ngoài biển thì họ gọi là Lộ và họ đã sửa tên gọi nhiều lần từ năm 2013 để nay chính thức gọi theo Anh ngữ là “Sáng Kiến Đới Lộ”. Ông Nghĩa bèn gọi cho đúng là Đái Lộ, ai hiểu sao cũng được! Sau phần thông tin thương mại, Kim Nhung xin trở lại với đề tài hấp dẫn này….


Thông tin Thương mại


image014


KN: Xin cảm tạ sự theo dõi của quý KTG, và Kim Nhung xin đi ngay vào đề. Sau hai ngày gặp nguyên thủ của 20 quốc gia cùng cả trăm chuyên gia và doanh gia quốc tế, Thứ Hai tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đòi chứng tỏ với thế giới rằng ngày nay Trung Cộng mới thật sự lãnh đạo trào lưu hợp tác toàn cầu cho sự thịnh vượng và hòa bình chung với kế hoạch phối hợp 65 quốc gia để xây dựng các hành lang kinh tế trên bộ và ngoài biển họ gọi là Sáng Kiến Đới Lộ.


KN 4: Thưa ông Nghĩa, ông thường phân tách các hồ sơ từ những giác độ khá bất ngờ, bây giờ, khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thì Bắc Kinh lại phát huy một sáng kiến khác như để trám vào khoảng trống do Mỹ để lại, ông lý giải thế nào về hiện tượng khá mới lạ này?


NXN 4: - Tôi xin đề nghị là nhìn vào hậu trường của Trung Cộng thay vì ngồi vỗ tay tán thưởng trước sân khấu hát bộ Bắc Kinh! Trên toàn cảnh, sáng kiến của họ Tập quy tụ 65 quốc gia với dân số là một tỷ 400 triệu, bằng 62% dân số toàn cầu, mà chỉ sản xuất có chừng 30% sản lượng của thế giới. Tức là đa số các nước còn nghèo lắm trên một khu vực đang bị đại loạn mà chỉ có 20 nguyên thủ tới dự nên có 44 lãnh tụ lánh mặt. Nôm na là sân khấu Bắc Kinh nghèo và ế! Đã thế, khi Bắc Kinh mở rạp làm show thì Bắc Hàn Cộng sản lại bắn hỏa tiễn là Nga lẫn Tầu đều lộn ruột! Còn nhìn vào hậu trường của Trung Quốc thì ta thấy gì?


- Hơn 70% diện tích lãnh thổ Trung Cộng là các tỉnh nghèo nàn lạc hậu nhất vì bị khóa trong lục địa và không thể thông thương ra ngoài. Kế hoạch xây dựng sáu hành lang kinh tế mà họ gọi là “tẩu lang” - chữ của họ, không của tôi - là để giải phóng khu vực này. Nếu không thì dễ bị loạn vì chênh lệch lợi tức lẫn nhận thức quá cao so với các tỉnh trù phú ngoài duyên hải. Khốn nỗi, các tẩu lang ấy lại nối kết nhiều vùng bất ổn nhất của Trung Á với mối nguy khủng bố đã lan vào Tân Cương nơi sắc dân Đột Quyết theo Hồi giáo cư ngụ và đang đòi độc lập. Tập Cận Bình lại học phép Vi Tiểu Bảo mà “thổi da trâu”, tức là nói phét!


KN 5: Quý KTG thấy chuyên gia kinh tế này nói chuyện cứ như đùa! Mà quả thật lãnh thổ của Trung Quốc có khu vực bát ngát cần phát triển và buôn bán với bên ngoài, mà đoạn đường khai thông của các tẩu lang ấy lại là Tây Vực và Trung Á. Khu vực này có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng là vùng đất tung hoành của khủng bố Hồi giáo. Thưa ông Nghĩa, thế đường hàng hải ngoài biển thì sao?


NXN 5: - Từ hậu trường Bắc Kinh nhìn ra thì ba vùng biển cận duyên của họ là Hoàng Hải, Hoa Đông và Hoa Nam lại bị các nước quần đảo bao vây, từ Nhật tới Phi Luật Tân và Nam Dương. Các nước này là đồng minh của Mỹ, một siêu cường quân sự đang kiểm soát và bảo vệ các eo biển từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Vì vậy, Bắc Kinh ly gián và mua chuộc từng nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân, và tìm cách trổ đường tới Ấn Độ Dương. Tẩu lang qua bán đảo Đông Dương và Tẩu lang qua Miến Điện và Bangladesh nhằm thoát khỏi sự phong tỏa của Hoa Kỳ. Chuyện này không dễ vì các lực lượng võ trang thiểu số trên vùng biên giới Miến Điện với Trung Quốc được Bắc Kinh yểm trợ xưa nay lại dở chứng phá phách để đòi tiền. Và bên kia thì Ấn Độ không chịu tham gia mà còn canh chừng rất sát mọi động thái của Bắc Kinh với Pakistan.


- Sau cùng, như ngày xưa, người ta nói rằng “mọi ngả đường đều dẫn tới La Mã”, ngày nay con đường tơ lụa của Trung Cộng đều dẫn tới Âu Châu sau khi vượt qua vạn dậm chướng ngại. Nhưng Âu Châu chẳng còn như xưa và Liên hiệp Âu châu cũng nghi ngờ thực tâm phát triển kinh tế thị trường của Bắc Kinh, với vị trí ưu đãi của hệ thống tập đoàn kinh tế nhà nước trong tay các nhóm lợi ích của Bộ Chính trị. Đại diện nước Đức có nêu vấn đề đó trong hội nghị ở Bắc Kinh.


KN 6: Khi nhìn vào sân sau của Trung Cộng thì quả thật Bắc Kinh cũng có nhiều vấn đề chứ không hẳn như con diều gặp gió trong khi Hoa Kỳ lại bị bận vì chuyện khác. Câu hỏi sau cùng, thưa ông, cũng là câu hỏi đầu tiên là tiền đâu? Bắc Kinh tài trợ ra sao các công trình lớn lao này?


NXN 6: - Tùy nơi nghiên cứu, công trình quy mô này cần từ sáu ngàn đến 26 ngàn tỷ đô la trong vòng mươi 15 năm tới. Bốn năm sau khi khởi xướng với các ngân hàng được họ thành lập, Bắc Kinh chỉ gạn ra được chừng 300 tỷ và các dự án đầu tiên đều bị lỗ lã vì lối làm ăn của họ, khi các tỉnh và các tập đoàn kinh tế lại không nằm dưới sự phối hợp thống nhất của trung ương. Người ta cứ sợ là Bắc Kinh sẽ tung tiền khống chế thiên hạ với Sáng Kiến Đái Lộ này. Điều nên sợ là các nước nghèo yếu vay tiền Trung Cộng thực hiện các dự án hạ tầng ít giá trị kinh tế và sẽ vỡ nợ dây chuyền, trong khi đó, các cường quốc kia, như Nga, Ấn Độ hay Nhật thì quan tâm đến sự bành trướng của Bắc Kinh trong sáng kiến này. Với Việt Nam thì tôi nghĩ đến một thành ngữ: “Tậu voi chung với Đức Ông, vừa phải đánh cồng vừa phải rửa phân”. Chẳng biết khi nào thì rửa cho sạch!


KN: Kim Nhung xin được kết thúc chương trình với nhận xét thâm thúy đó của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa vì thời sự ngày mai của con đường tơ lụa có khi là chuyển rửa ráy từ ngoài biển vào tới đất liền của Việt Nam. Xin kính chào tạm biệt quý KTG và xin hẹn tuần tới cũng vào ngày giờ này của Kim Nhung Show.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19251)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18835)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22216)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22737)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21973)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20386)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19538)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24351)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.