"Đối thoại" hay "Thỏa hiệp" cho yên để chuẩn bị chuyến đi Mỹ cho ông Phúc?

06 Tháng Sáu 20177:20 CH(Xem: 10922)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN - THỨ  TƯ  07 JUNE  2017


Nhìn lại vụ Đồng Tâm 22/4/2017


"Đối thoại" hay "Thỏa hiệp" với Dân cho yên để chuẩn bị chuyến đi Mỹ cho ông Phúc?


image012image014


Cù Huy Hà Vũ: Nhìn lại vụ Đồng Tâm - vì đâu nên nỗi?


TS luật Cù Huy Hà Vũ Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ


image015Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Image caption Các binh sỹ cảnh sát rời khỏi Đồng Tâm sau thời gian bị người dân địa phương nhốt giữ trong vụ việc tranh chấp giữa người dân và chính quyền gây xôn xao dư luận.


Nhìn lại vụ việc ở Đồng Tâm, trước hết về nguồn gốc và diễn biến tranh chấp đất đai, có thể thấy năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã ra quyết định lấy 208 ha đất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (nay là thành phố Hà Nội) trong đó có 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức giao cho Bộ Quốc Phòng để thực hiện dự án sân bay Miếu Môn.


Tuy nhiên dự án này đã không được thực hiện và đây là lý do người dân Đồng Tâm lấy lại đất để canh tác. Năm 2014, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định giao 236,7 ha đất cho Bộ Quốc Phòng với lý do đây là diện tích thuộc dự án sân bay Miếu Môn. Diện tích 28,7 ha tăng thêm vẫn thuộc đất nông nghiệp xã Đồng Tâm càng khiến người dân nơi đây bức xúc, cho rằng đây là một sự tham nhũng đất đai 'trắng trợn' của UBND thành phố Hà Nội. Từ đó đến nay, căn cứ vào Luật khiếu nại, người dân Đồng Tâm đã liên tục khiếu nại với chính quyền các cấp để bảo vệ quyền sử dụng đất của họ đồng thời chống lại việc cưỡng chế thu hồi đất.


Tựu trung có hai thắc mắc: thứ nhất, Chủ tịch Chung có quyền cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Thứ hai, nếu Chủ tịch Chung có quyền này thì liệu không truy cứu trách nhiệm hình sự "toàn thể" có để ngỏ khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự "một số người"?TS. Cù Huy Hà Vũ


Tiếp theo về diễn biến, cách đây hai tháng, ngày 30/3/2017, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng" theo điều 245, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) ra quyết định khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ" theo điều 257 Bộ Luật Hình sự nhằm vào người dân Đồng Tâm.


Ngày 15/4, Công an thành phố Hà Nội đã bắt bốn người dân Đồng Tâm trong đó có cụ Lê Đình Kình, 83 tuổi, về "Tội gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự. Ngay sau đó, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 người gồm hàng chục cảnh sát cơ động và một số cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác tham gia vào việc bắt bốn người dân nói trên để phản đối vụ bắt giữ này. Những ngày sau đó, người dân nơi đây đã thả một số cảnh sát cơ động và một số cán bộ khác.


Ngày 22/4/17, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đã có cuộc đối thoại tại chỗ với người dân Đồng Tâm để họ thả nốt 19 cảnh sát cơ động còn bị bắt giữ. Kết thúc đối thoại, người đứng đầu hành pháp thành phố Hà Nội đã ký Bản cam kết với nội dung sau đây.


image016

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Image caption Hàng chục cán bộ và cảnh sát đã bị người dân Đồng Tâm nhốt giữ trong vụ việc gây chú ý của dư luận Việt Nam, trong và ngoài nước.


"Tôi, Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội xin cam kết như sau: 1- Trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Tâm rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp. Không mập mờ. Đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật. 2- Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Toàn thể Nhân dân xã Đồng Tâm. 3- Chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho Cụ Lê Đình Kình, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".


Ngay sau khi Bản cam kết này được công bố, người dân Đồng Tâm đã thả 19 cảnh sát cơ động còn lại.


Thẩm quyền không truy cứu


Về thẩm quyền không truy cứu trách nhiệm hình sự, trước hết cần khẳng định rằng sở dĩ có cam kết của người đứng đầu thành phố Hà Nội về việc "không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Toàn thể Nhân dân xã Đồng Tâm" là vì người dân Đồng Tâm được làm cho tin rằng việc họ bắt giữ cảnh sát cơ động và một số cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác là phạm tội. Thực vậy, bên cạnh cơ quan công quyền, nhiều luật sư cả quyết rằng việc người dân Đồng Tâm bắt giữ mấy chục cảnh sát cơ động và một số cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác là hành vi "bắt làm con tin", là phạm "Tội chống người thi hành công vụ" quy định tại Điều 257 Bộ Luật hình sự, do đó, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân này. Vì thế, người dân Đồng Tâm khẳng định, nếu chính quyền khởi tố hình sự họ thì họ sẽ chống lại dù có phải đổ máu.


Người đứng đầu cơ quan hành pháp thành phố Hà Nội hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan tư pháp... không khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ cho rằng việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho ai đó sẽ "bảo đảm trật tự, an toàn xã hội" trên địa bàn thành phốTS. Cù Huy Hà Vũ


Nếu như Điều 1 và Điều 3 của Bản cam kết nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của dư luận xã hội thì Điều 2 lại gây ra bão về tính pháp lý của nó. Tựu trung có hai thắc mắc: thứ nhất, Chủ tịch Chung có quyền cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Thứ hai, nếu Chủ tịch Chung có quyền này thì liệu không truy cứu trách nhiệm hình sự "toàn thể" có để ngỏ khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự "một số người"?


Có thể giải đáp ngay thắc mắc thú hai, là sẽ không có việc truy cứu trách nhiệm hình sự một số người dân Đồng Tâm. Thực vậy, "toàn thể" là tất cả cá nhân trong một tập thể hay cộng đồng. Nếu loại trừ một số cá nhân thì "toàn thể" không có nghĩa.


Không ít người, cho rằng Chủ tịch Chung, đại diện cơ quan hành pháp không có quyền đưa ra cam kết như vậy vì thẩm quyền không truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc về cơ quan tư pháp hay các cơ quan tiến hành tố tụng. Vẫn theo ý kiến này, trong trường hợp ông Chung thực hiện được lời cam kết của mình, sự độc lập mang tính nguyên tắc của cơ quan tư pháp sẽ bị phá vỡ trọn vẹn, cơ quan tư pháp lộ rõ chỉ là công cụ của cơ quan hành pháp mà thôi.


Trước hết, nếu căn cứ vào Bộ Luật Tố tụng hình sự thì đúng là Chủ tịch Chung không có thẩm quyền quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ Luật này quy định chỉ Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát mới có quyền ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 43 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Chủ tịch UBND thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn "bảo đảm trật tự, an toàn xã hội" thì Chủ tịch Chung hoàn toàn có quyền đưa ra cam kết nói trên. Thực vậy, tháo gỡ mọi điểm nóng xã hội có thể dẫn tới bạo động là ưu tiên hàng đầu không chỉ đối với chính quyền địa phương mà còn đối với cả chính quyền trung ương.


image017

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Image caption Chính quyền thành phố Hà Nội đã lựa chọn giải pháp đối thoại thay vì sử dụng bạo lực trong vụ việc ở Đồng Tâm cuối tháng 4/2017.


Do đó, người viết bài này khẳng định người đứng đầu cơ quan hành pháp thành phố Hà Nội hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan tư pháp, cụ thể là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thành phố cũng như Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự trung ương không khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ cho rằng việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho ai đó sẽ "bảo đảm trật tự, an toàn xã hội" trên địa bàn thành phố.


Tội chống người thi hành công vụ?


Về vấn đề thế nào là tội chống người thi hành công vụ, ủng hộ cam kết của Chủ tịch Chung về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân Đồng Tâm, nhiều người, trong đó có nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Sĩ Dũng, nhấn mạnh đến việc người dân nơi đây đã hành xử theo Công lý (Justice) chứ không hành xử theo Luật (law) trong khi Công lý là mục tiêu cuối cùng mà xã hội hướng tới.


Để xác định việc người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác có hay không cấu thành "Tội chống người thi hành công vụ", không thể không xác định "công vụ" và tiếp đó "người thi hành công vụ" là gìTS. Cù Huy Hà Vũ


Cũng ủng hộ cam kết của Chủ tịch Chung, Luật sư Trần Thu Nam đặt vấn đề theo hướng khác. Ông nói: "Để giữ được tính tôn nghiêm của pháp luật, vừa giữ được lời hứa của người lãnh đạo trước người dân Đồng Tâm, khi xử lý vụ việc này cơ quan chức năng có thể khởi tố, sau đó vận dụng Khoản 1 điều 25 Bộ luật hình sự để miễn truy trách nhiệm hình sự cho họ". Điều luật này quy định " Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa".


Cả hai luồng ý kiến trên đều có chung một điểm là người dân Đồng Tâm đã phạm "Tội chống người thi hành công vụ" cho dù đề xuất xử lý hình sự có khác nhau.


Mặc dầu vậy, căn cứ Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Tố tụng hình sự theo đó "không được khởi tố vụ án hình sự khi hành vi không cấu thành tội phạm", người viết bài này cho rằng phải xác định trên cơ sở pháp luật việc người dân Đồng Tâm bắt giữ cảnh sát cơ động có hay không cấu thành "Tội chống người thi hành công vụ" cái đã. Chỉ khi nào xác định được những người dân này có hành vi phạm tội thì lúc đó mới có thể đặt vấn đề nên xử lý hình sự họ như thế nào.


Để xác định việc người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác có hay không cấu thành "Tội chống người thi hành công vụ", không thể không xác định "công vụ" và tiếp đó "người thi hành công vụ" là gì.


image018

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Image caption Một biểu ngữ gắn trên tường bên trong xã Đồng Tâm cho hay người dân địa phương 'không chống đối nhà nước'.


Điều 2 Hiến pháp Việt Nam quy định "1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Như vậy, "công vụ" của Nhà nước là phục vụ người dân hay bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là "công vụ" quan trọng nhất của Nhà nước.


Điều 3 Luật Cán bộ, công chức quy định "các nguyên tắc trong thi hành công vụ" như sau: "1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; 2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".


Người dân hay bất cứ ai khác có quyền chống lại người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật. Nói cách khác, phạm "Tội chống người thi hành công vụ" chỉ xảy ra trong trường hợp người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ không trái pháp luậtTS. Cù Huy Hà Vũ


Chiểu theo các quy định của Hiến pháp và Luật Cán bộ, công chức, người nào nhân danh Nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân thì đó là làm trái công vụ. Không những thế, nếu gây thiệt hại cho người dân, người làm trái công vụ còn bị xử lý hình sự theo Điều 281 Bộ Luật Hình sự quy định "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù).


Mặc dầu vậy, có mắc míu là người thi hành quyết định trái pháp luật, tức trái công vụ, có phải là người thi hành công vụ hay không. Có ý kiến cho rằng trường hợp này không phải là người thi hành công vụ.


Ý kiến trên thoạt nghe hợp lý vì người thi hành quyết định trái công vụ không thể là người thi hành công vụ, tựa như người thi hành quyết định sai không thể là người làm điều đúng. Tuy nhiên xét kỹ lại thì ý kiến này không chính xác vì đã đánh đồng chức năng với nhiệm vụ của người thi hành công vụ. Thực vậy, chức năng là thi hành quyết định của cấp trên. Nhiệm vụ là thực hiện một quyết định cụ thể trong khi thực hiện chức năng. Như vậy, người thi hành một nhiệm vụ trái pháp luật hay trái công vụ vẫn là người thi hành công vụ vì chức năng của người này là thi hành quyết đinh của cấp trên.


Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định về "Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ" "cấm cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền yêu cầu người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái quy định của pháp luật". Như vậy, thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật là hành vi trái pháp luật.


image019

Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Image caption Vụ việc được cho là nhạy cảm vì xã Đồng Tâm, thuộc huyện Mỹ Đức là một địa phương nằm gần trung tâm thủ đô Hà Nội của Việt Nam.


Người thi hành công vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật gây thiệt hại cho người dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại đã gây ra. Nếu người này biết rõ mình đang thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật thì tùy theo trường hợp cụ thể mà bị truy cứu về "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" quy định tại Điều 104, "Tội giết người" quy định tại Điều 93, "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" quy định tại Điều 143.... Bộ Luật Hình sự.


Ngược lại, nếu người thi hành công vụ không biết nhiệm vụ được giao là trái pháp luật mà gây thiệt hại cho người dân thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đươc áp dụng tình tiết "vô ý phạm tội" quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ Luật Hình sự (Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó).


Tóm lại, người dân hay bất cứ ai khác có quyền chống lại người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật. Nói cách khác, phạm "Tội chống người thi hành công vụ" chỉ xảy ra trong trường hợp người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ không trái pháp luật.


Vậy câu hỏi được đặt ra là trong trường hợp người dân Đồng Tâm, liệu họ có phạm "Tội chống người thi hành công vụ" hay là không?/( BBC 3/6/2017)


Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một luật gia và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị, gửi cho BBC từ Hoa Kỳ trong bối cảnh Quốc hội Khóa 14 của Việt Nam đang họp kỳ họp thứ 3.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18616)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20053)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21141)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19526)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18321)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22297)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18624)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20660)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19907)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25208)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20137)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18507)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17696)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20365)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20299)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20785)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22093)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18753)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…