Liệu có công thức nào cho sự “đoàn kết” để dân chủ hoá Việt Nam?

10 Tháng Tám 201711:47 CH(Xem: 11810)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  SÁU  11  AUGUST  2017


Liệu có công thức nào cho sự “đoàn kết” để dân chủ hoá Việt Nam?


Nhóm kết nghĩa: công thức đơn giản và hiệu quả để thay đổi đất nước.


image019


Ts. Nguyễn Đình Thắng


09/8/2017


Đoàn kết là sự thể hiện ra ngoài khi một số người áp dụng cùng một công thức để đạt những mục tiêu chung. Công thức ấy phải đơn giản để ai ai cũng có thể bắt tay thực hiện, và thực hiện song song, không cần sự chỉ đạo tập trung. Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố (mục tiêu chung và công thức chung) thì không thể đạt trạng thái mà người ta gọi là “đoàn kết”.


Trong một bài trước tôi đã lấy Ngày Vận Động Cho Việt Nam, sự kiện được tổ chức hằng năm ở Quốc Hội Hoa Kỳ từ 2012 đến nay, làm minh hoạ. Cùng chia sẻ một số mục tiêu cụ thể đã được công bố trước, nhiều trăm người đến từ nhiều chục tiểu bang, phần lớn không quen biết nhau trước, đã cùng lúc vận động cả trăm dân biểu Hạ Viện và nghị sĩ Thượng Viện Hoa Kỳ. Không những vậy, dù mỗi năm thành phần tham gia đều thay đổi ít nhiều, người sau tiếp nối công việc của người trước cho đến khi thành công, và đã thành công.


Câu hỏi đặt ra là, liệu có công thức nào cho sự “đoàn kết” rộng rãi hơn và dài lâu hơn để đưa đất nước đến dân chủ?


Câu trả lời vắn tắt là, có. “Nhóm kết nghĩa” là công thức đó. Nó đủ đơn giản để ai ai cũng có thể bắt tay thực hiện ngay miễn là chung mục đích dân chủ hoá đất nước.


Công thức “nhóm kết nghĩa”


Công thức này gồm 3 bước:


(1)    Lập nhóm: Khởi đầu với 3 nhân sự tin nhau và có thể nói chuyện và làm việc thoải mái với nhau; họ có thể là những người trong gia đình hay trong nhóm bạn thân thiết; từ từ sẽ mời gọi thêm người tham gia. Nhóm khởi đầu sẽ chọn 1 cộng đồng ở trong nước để “kết nghĩa”. Nếu không biết chọn cộng đồng nào, chúng tôi (BPSOS) sẽ giới thiệu.


(2)    Góp sức: Tuỳ theo khả năng, nhóm kết nghĩa sẽ yểm trợ về nhân - tài - vật lực cho cộng đồng ấy, như là trang bị máy điện toán, điện thoại thông minh và các phương tiện cần thiết, hoặc hướng dẫn sử dụng kỹ thuật tin học, hoặc giúp dịch thuật các tài liệu sang Anh ngữ… Sự yểm trợ này hoàn toàn tuỳ theo khả năng của nhóm kết nghĩa – chúng tôi sẽ gom nhiều nhóm kết nghĩa để bổ trợ cho nhau, nếu cần.


(3)    Chuyển thế: Từng bước, nhóm kết nghĩa sẽ được hướng dẫn và huấn luyện để vận động chính quyền của mình (Hoa Kỳ, Canada, các quốc gia Âu Châu, Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan…) và quốc tế can thiệp mỗi khi cộng đồng được kết nghĩa bị vi phạm nhân quyền. Nhóm chỉ làm những gì trong khả năng của mình – chúng tôi có những toán tình nguyện viên sẵn sằng bổ sung.


Những ai chưa tìm ra người để lập nhóm kết nghĩa thì có thể tham gia một nhóm kết nghĩa có sẵn; khi đã có kinh nghiệm và đã tìm đủ người hợp tác thì có thể tách ra và lập riêng nhóm kết nghĩa mới.


Định nghĩa “cộng đồng”


Chúng tôi chỉ áp dụng công thức “nhóm kết nghĩa” với các cộng đồng, được định nghĩa là nhóm người gắn bó với nhau vì chung niềm tin, văn hoá hay ước vọng.  Ví dụ như cộng đồng Phật Giáo Hoà Hảo trong một khu xóm, cộng đồng người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trong một xã, hoặc các gia đình “dân oan” trên cùng khu đất và đang cùng nhau đối phó với lệnh cưỡng chế.  Ngoài niềm tin, văn hoá hay ước vọng chung, họ phải “gắn bó” với nhau trong tinh thần tương thân, tương trợ. Một tổ chức xã hội dân sự cũng được xem là cộng đồng nếu các thành viên chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những giá trị đạo đức và sách lược hành động chung.


Cá nhân, dù là nhân vật nổi bật, không là đối tượng của công thức nhóm kết nghĩa. Lý do dễ hiểu: muốn tạo lực thì phải có số đông và số đông ấy phải có tổ chức chặt chẽ. Một cá nhân không thể phát triển lực và đã không có lực thì cũng chẳng có thế, vì không một tổ chức có quy củ nào hay cơ quan quốc tế nào lại liên kết với những cá nhân rời rẽ.  Trong 2 thập niên qua, chúng tôi (BPSOS) có chương trình can thiệp và bảo vệ các cá nhân hoạt động nhân quyền bị lâm nạn, nhưng chương trình đó khác với kế hoạch dân chủ hoá theo công thức “nhóm kết nghĩa” đang nói ở đây.


Tác dụng của công thức nhóm kết nghĩa


Công thức này tạo điều kiện cho người Việt ở hải ngoại tiếp sức và nâng thế cho từng cộng đồng ở trong nước, một cách trực tiếp và trường kỳ, để chuyển cán cân thế và lực so với chính quyền tại chỗ. Về lực, nhóm kết nghĩa đóng góp nhân-tài-vật lực sẵn có cho cộng đồng ở trong nước. Về thế, nhóm kết nghĩa dùng lợi thế công dân quốc tế của mình để đẩy lùi thế lấn lướt của chế độ -- Việt Nam hiện không xem dân ra gì nhưng ngày càng phải cầu cạnh quốc tế về viện trợ, mậu dịch, đầu tư, quốc phòng… .


Công thức nhóm kết nghĩa không đòi hỏi phải chờ đợi nhau, phải họp bàn tới lui, phải quy tụ đông người, phải có người chỉ đạo, phải ra bản tuyên ngôn chung… Các nhóm kết nghĩa hoạt động song song, “hồn ai nấy giữ”, và cũng chẳng cần biết đến nhau. Thậm chí, nếu có những hệ phái tôn giáo không thân ái với nhau thì hệ phái nào kết nghĩa theo hệ phái nấy; họ chỉ cần áp dụng công thức “nhóm kết nghĩa” để lo cho lợi ích của riêng mình thì vẫn góp phần cho đại cuộc dân chủ hoá đất nước.


Công thức nhóm kết nghĩa hoá giải hội chứng “mất niềm tin”. Dù có mất niềm tin với cả thiên hạ, ít ra mỗi người vẫn có thể tin vào chính mình và tìm ra 2 người nữa đáng tin trên cõi đời. Hãy khởi sự với nhóm nho nhỏ ấy và trực tiếp hỗ trợ cho 1 cộng đồng ở trong nước, không qua tay ai. Nhóm sẽ trực tiếp phối kiểm hiệu quả của sự đóng góp của mình chứ không phải cậy vào ai khác tường trình.


Thực ra, trong tập thể người Việt ở hải ngoại đã có sẵn rất nhiều nhóm kết nghĩa “tiềm năng”. Đó là các hội đồng hương, nhóm ái hữu, hội cựu học sinh, tổ chức cộng đồng, tổ chức tôn giáo… Công thức “nhóm kết nghĩa” tạo cơ hội cho tất cả những tổ chức và hội đoàn đóng góp trực tiếp và một cách chủ động cho tiến trình dân chủ hoá đất nước.


Hỗ trợ có định hướng và phương pháp


Sự yểm trợ của nhóm kết nghĩa không chung chung mà là cho mục đích rất cụ thể: thay đổi mối tương quan lực và thế giữa cộng đồng được kết nghĩa đối với chính quyền ở địa phương. Muốn thế, sự hỗ trợ sẽ phải chiếu theo phương án đã định sẵn, với những mục tiêu và mốc điểm cụ thể. Theo công thức của chúng tôi, một cộng đồng có khả năng tự vệ khi:


(1)    Có một đội ngũ ít ra 10 thành viên biết lấy thông tin thô, theo đúng quy định của Liên Hiệp Quốc, mỗi khi xảy ra hành vi đàn áp nhắm vào cả cộng đồng hay vào một số thành viên của cộng đồng;


(2)    Có ít ra 2 người hoạt động toàn thời để phối hợp đội ngũ kể trên, trau luyện kỹ năng tổ chức và liên kết, thực hiện các khoá huấn luyện cho thành viên của cộng đồng về quyền con người và quyền công dân, viết báo cáo vi phạm dựa trên các thông tin thô, và giữ liên lạc thường xuyên với nhóm kết nghĩa;


(3)    Có khả năng liên lạc thường xuyên với các toà đại sứ của các quốc gia dân chủ, các cơ quan LHQ, và các tổ chức nhân quyền quốc tế.


Trước khi tham gia công thức “nhóm kết nghĩa”, mỗi cộng đồng ở trong nước, với sự hướng dẫn của chúng tôi, tự thẩm định tình trạng nội lực hiện nay và đề ra phương án với từng bước cụ thể và những mốc điểm rõ rang để tiến dần đến các tiêu chí ấy. Trong phạm vi khả năng của mình, nhóm kết nghĩa sẽ chiếu theo đó mà hỗ trợ cho cộng đồng ở trong nước. Chúng tôi bổ sung những phần nào mà nhóm kết nghĩa chưa thực hiện được.


Làm sao tìm đúng cộng đồng để kết nghĩa?


Công thức kết nghĩa đòi hỏi sự hợp tác của nhóm kết nghĩa với một cộng đồng ở trong nước. Câu hỏi thường được đặt ra là, làm cách nào chọn cộng đồng ấy?


Chúng tôi có 2 cách để nhận diện những cộng đồng thích hợp.


Cách thứ nhất là qua sự giới thiệu của chính những thành viên chủ lực của các cộng đồng ấy. Trong gần 10 năm qua, chúng tôi có chương trình bảo vệ pháp lý cho người tị nạn, trong đó có không ít thành viên của các cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc. Họ là nhịp cầu nối kết chúng tôi với cộng đồng của họ đang bị bách hại ở trong nước.


Cách thứ hai là hiện tượng vết dầu loang. Kinh nghiệm tích cực và thành công của một cộng đồng là tấm gương cho các cộng đồng đang trong hoàn cảnh tương tự để noi theo.  Điển hình là Giáo Xứ Đông Yên ở Hà Tĩnh đã noi theo gương của Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng.


Bằng 2 cách này, chúng tôi đến được với nhiều cộng đồng đã có nhân sự gắn bó và đã có thành tích tranh đấu cho quyền của chính họ dù phải đối mặt với tù đày và có khi chết chóc. Đó là những cộng đồng không dễ bị xâm nhập hay khuynh loát bởi chính quyền. Chúng tôi chỉ giúp cho cuộc đấu tranh của họ có hiệu quả hơn và được an toàn hơn qua công thức “nhóm kết nghĩa”.


Số cộng đồng ở trong nước hiện nay đang cần nhóm kết nghĩa nhiều hơn số nhóm kết nghĩa đang có ở hải ngoại. Vận động hình thành thêm nhiều nhóm kết nghĩa là một trong số mục tiêu lớn của chúng tôi cho năm 2017-2018.


Chủ lực cho tiến trình dân chủ hoá đất nước


Với công thức “nhóm kết nghĩa”, người Việt ở trong và ở ngoài nước cùng nhau tác động lên mối tương quan thế và lực để ngày càng nghiêng về người dân. Càng nhiều nhóm kết nghĩa hoạt động song song, hoặc độc lập hoặc có sự hợp tác, thì tiến trình dân chủ hoá càng nhanh và càng vững.


Cho dễ hiểu, tôi ví von công thức “nhóm kết nghĩa” như một cặp song đôi ngoài giương cung và trong lắp tên -- cả 2 vai tròn này đều cần thiết, không thể thiếu một. Cách nhìn này khác với quan niệm cho rằng người dân trong nước là chính, còn người Việt ở hải ngoại chỉ là phụ. Nhìn như vậy, người Việt ở hải ngoại tự đặt mình trong tâm thức chờ đợi người ở trong nước, trong khi người ở trong nước đang kiệt sức, chưa thể đóng vai chủ lực. Cứ thế mà chờ nhau mãi. Công thức “nhóm kết nghĩa” chấm dứt sự chờ đợi loanh quanh ấy.


Khi thực sự gắn bó với nhau, nhóm kết nghĩa ở ngoài và cộng đồng ở trong nước trở thành một, như anh chị em một nhà. Lúc ấy, lực và thế là lực và thế tổng hợp của cả trong lẫn ngoài; mối tương quan thế và lực bắt đầu chuyển nhanh, và có khi chỉ vài tháng đã thấy sự khác biệt. Khi sự khác biệt ấy lan khắp đất nước, thì tiến trình dân chủ hoá bắt đầu.


Tóm lại, công thức “nhóm kết nghĩa”, với những bước đơn giản, là công thức để tạo đoàn kết cho những người ở trong và ngoài nước có cùng mục đích là mưu cầu nền dân chủ đích thực cho dân tộc./
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17794)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16290)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17672)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19518)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17260)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15832)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17962)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 17063)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18586)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23220)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20673)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20113)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18918)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18705)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17024)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26277)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17472)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22675)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21514)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.