Triết gia Trần Đức Thảo: "Con buôn súng quốc tế" và nạn nhân đế quốc / Vài nét về tổ sư CS Karl Marx

06 Tháng Năm 20187:11 CH(Xem: 12629)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 07 MAY 2018


Triết gia Trần Đức Thảo: "Con buôn súng quốc tế" và nạn nhân đế quốc / Vài nét về tổ sư CS Karl Marx


Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04?


BBC 28/4/2018


Triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993) nói trong hồi ký rằng cả Triều Tiên và Việt Nam đều là nạn nhân của các đế quốc như Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc.


image040

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Biên giới Nam và Bắc Hàn là vết cắt ngang bán đảo Triều Tiên từ 1953


Cuối hồi ký 'Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối' do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê biên soạn ghi lại các tâm sự của ông Trần Đức Thảo sau khi ông trở lại Pháp đầu thập niên 1990.


Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra chỉ vài ngày trước kỷ niệm 30/04, BBC Tiếng Việt trích đăng một số đoạn ghi lại lời ông Trần Đức Thảo:


Từ Marx đến Lenin và Liên Xô, ai là nạn nhân?


"Nay chúng ta phải sáng suốt mà phân tích, mà suy nghĩ về hoàn cảnh và các yếu tố chia cắt; chia rẽ này, để thấy rõ chúng ta chỉ là những nạn nhân, đau đớn của những kẻ có trách nhiệm làm lịch sử. Có thể nói họ đã làm hỏng lịch sử. Họ đây chính là lãnh đạo.


Xét riêng về cái ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, do Lenin tuỳ tiện khai triển tư tưởng Marx, chẳng qua đó cũng chỉ là phương cách để duy trì, để tham lam nắm lại toàn bộ di sản đế quốc do thời Sa hoàng để lại, để lại giam hãm các dân tộc chư hầu của thời Sa hoàng vào trong một gông cùm kiểu mới, với cái tên đẹp hơn: "khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em".


Bây giờ thì mọi người đều thấy cái khối Liên Xô ấy, thực chất là một đế quốc đỏ, nó kìm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó..."

Trung Quốc và các dân tộc châu Á

"Chính Liên Xô cũng đã từng đụng độ với một đế quốc đỏ khác là Trung Quốc, chỉ vì quyền lợi quốc gia hẹp hòi, để bảnh trướng đế quốc.


Và Bắc Kinh cũng đối xử với Tây Tạng, với Triều Tiên, với cả ta, theo tâm thức bành trưởng đế quốc như thế, cũng dưới chiêu bài "khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em", giữa hai "láng giềng hữu hảo, môi hở răng lạnh"!


image041

Bản quyền hình ảnh Tran Duc Thao


Riêng tôi khi nghe lời cam kết ấy của Mao mà cảm thấy rợn tóc gáyTrần Đức Thảo


Thực tế là đã hơn một lần, Liên Xô và Trung Quốc đụng độ nhau bằng quân sự..."


"Tôi còn nhớ rõ hồi đấu thập niên 60, nhân dịp được tham gia phái đoàn sang thăm Bắc Kinh, nên đã được nghe Mao Chủ tịch cam kết "năm trăm triệu dân Hoa Nam sẽ là hậu phương lớn để giúp các đồng chí tới khi chiến thắng".


Mọi người mừng rỡ vỗ tay. Riêng tôi khi nghe lời cam kết ấy mà cảm thấy rợn tóc gáy. Bởi tôi không bao giờ quên chỉ vài tháng sau khi chiếm được quyền hành ở Bắc Kinh, Mao đã vội vã xua quân qua chiếm Tây Tạng. Chọn Mao làm đồng chí, làm đồng minh thì tôi lo lắm..."


Quê Từ Sơn, Bắc Ninh, sinh năm 1917, ông Trần Đức Thảo sang Pháp du học năm 1936, và đỗ vào trường École Normale Supérieure (Paris) ba năm sau.


Trần Đức Thảo nổi tiếng qua cuộc tranh luận triết học với Jean-Paul Sartre khi còn trẻ ở Paris.


Năm 1952, ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.


Nhưng theo cuối hồi ký, ông không được trọng dụng, thậm chí bị nghi ngờ, theo dõi, giám sát.


"Tôi đã bị gạt ra bên lề sinh hoạt chính trị ngay từ đầu. Chỉ mới viết hai bài báo đề cập khái quát tới dân chủ thôi, mà đã bị chúng nó xúm vào đấu tố tưởng đã mất mạng. Thế nên mọi suy tư, trải nghiệm là phải giấu kỹ trong đầu.


Mà những gì tôi làm trong đầu, đều toàn là những nghiên cứu dựa trên thực tại thật là sống động, thật là độc lập về mặt triết học thực nghiệm, để hướng về tương lai.


Đây là một công trình nghiên cứu rất cơ bản, rất thực tế. Nếu nói về ảnh hưởng thì có lẽ tôi cũng đã đóng góp được phần nào khi gián tiếp chỉ ra cho chung quanh thấy một số sai trái rất nghiêm trọng, cho họ hiểu là nếu, không chịu thay đổi hẳn tư duy, thấy đổi toàn diện chính sách thì cả nước sẽ không thoát ra được tình trạng bế tắc tư tưởng, hỗn loạn xã hội, phải sống túng thiếu, đói khổ triền miên.


Nhất là từ sau ngày 30 tháng tư 1975. Cái mốc thời gian ấy đã dánh dấu lúc toàn khối xã hội chủ nghĩa, vốn đã rệu rã, đã khánh kiệt, nay đang bắt đầu bước dần tới nguy cơ tan rã."


Trần Đức Thảo nêu ra suy nghĩ rằng khối Đông Âu bắt đầu rạn nứt sau ngày 30/04/1975 ở Việt Nam:


"Bởi sau ngày 30 tháng tư, 1975 đó, Liên Xô và cả khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa không còn cái chiêu bài chính đáng để bắt dân chúng phải tiếp tục hi sinh, thắt lưng buộc bụng nhằm chi viện cho các công cuộc cách mạng đánh đổ đế quốc Mỹ nữa.


image042

Bản quyền hình ảnh Bùi Văn Phú Image caption Sinh hoạt tại Đại học Berkeley 'Sinh viên đồng ca Nối Vòng Tay Lớn' năm 1980. Việt Nam luôn sống với ước mơ thống nhất đất nước về lãnh thổ và lòng người.


Dân chúng bắt đầu bạo dạn và cương quyết xuống đường đòi tự do và bánh mì. Tình trạng khủng hoảng tư tưởng trầm trọng này bắt đầu đưa tới hỗn loạn ở Đông Âu, Hồng quân đã phải trực tiếp nhảy vào can thiệp băng vũ lực, dẫn tới lúc bức tường Bá Linh sụp đổ, đưa tới kết thúc các cuộc cách mạng theo tư tưởng Mác-Lê…


Chính những sự hỗn loạn ấy đã làm cho khối Liên Xô suy sụp ngay từ bên trong. Không phải ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình đã dứt khoát ngả sang phía tư bản.


Ngay cả ở nước ta, nếu không sớm cố vận động, cố chấp nhận mọi điều kiện điều đình, để Mỹ bỏ cấm vận, thì ta cũng sẽ rơi vào hỗn loạn và cùng lắm thì cũng sẽ vẫn cố định trong tình trạng trì trệ, đói khổ, bế tắc xã hội như ở Bắc Triều Tiên hay Cuba thôi."


Không chỉ đánh giá các vấn đề quốc tế, Trần Đức Thảo còn nói vì sao ông từ Paris về Việt Bắc chịu cực khổ, quyết định mà đến lúc chết ông không hối hận:


"...Về quê hương để hiểu rõ thực tại, không được nhìn thẳng vào sự thật, không sống trong sự thật của cuộc cách mạng đầy mâu thuẫn, đầy sai lầm ấy, thì làm sao nhận hiểu ra những sai lầm cơ bản của chính tôi.


image043

Bản quyền hình ảnh TOBIAS SCHWARZ/AFP/Getty Images Image caption Bức tường Berlin đã bị kéo đổ hồi năm 1989


Và cả khi phải ra đi như lần này [sang lại Pháp năm 1991]. Nếu không chấp nhận ra đi, thì tôi không thể đạt tới trình độ tư duy để đạt tới thành quả về mặt triết học như hiện nay.


Những trải nghiệm xuyên qua kiểm nghiệm phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng cách mạng ở quê nhà đã tạo cơ hội cho tôi dầu dần thấy rõ sai trái bắt đầu từ học thuyết, từ ý thức.


Sự bế tắc của cách mạng và của chính tôi là do ý thức giải phóng con người."


Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, ông Trần Đức Thảo nói đến các bàn tay đại cường chia cắt nhiều quốc gia, dân tộc và gây khổ đau dài lâu cho họ:


"Sự chia cắt tàn nhẫn này là một thứ tập tục áp đặt có tính quốc tế, đã có từ lâu trong lịch sử. Chỉ tính từ sau Đệ nhị Thế chiến, thì đã có sự chia cắt vô cùng tàn nhẫn các vùng lãnh thổ, như ở Cận Đông, nó đã gây ra thảm họa Israel-Palestine, như ở vùng Balkan, ở các vùng biên giới giữa Balan và Đức, giữa Balan và Nga, rồi là sự phân chia lãnh thổ của Đông và Tây Đức, sự phân chia đã cấu tạo rất gượng ép các phần lãnh thổ của nước Nam Tư, rồi sự cắt lãnh thổ thành hai ở Triều Tiên, rồi tới quyết định chia cắt lãnh thổ nước ta cũng vậy…


Tất cả những chia cắt trắng trợn ấy, đều có hậu quả lâu dài, cả trăm năm sau nó vẫn còn tác hại, dù nói chỉ là tạm thời! Đấy là những dàn xếp tàn nhẫn, do chủ mưu, mặc cả, chia chác quyền lợi, ảnh hưởng giữa các nước lớn với nhau, để áp đặt, bất chấp nguyện vọng của các dân tộc trong các vùng, tại các nước bị chia cắt.


Các nước lớn đã chơi trò dựng lên những ý thức, những lý tưởng, những tâm lý phân biệt hệ chính trị, phân biệt biên giới địa lý, đi duy trì sự chia rẽ trong đầu thằng dân nhược tiểu một cách lâu dài, để phe này kiên trì cầm súng bắn giết phe kia, để nuôi dưỡng chiến tranh cục bộ.


Bức tường tâm lý có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ nhất chính là bức tường ý thức hệ. Bức tường này đã chia hai thế giới: một bên là ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên tắc mác-xít đấu tranh giai cấp làm động lực, bên kia là ý thức tư sản, tư bản, lấy lý tưởng tự do dân chủ làm động lực.


image044

Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Hình ảnh hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm: lãnh đạo Nam và Bắc Hàn nói về 'một dân tộc' và lên kế hoạch chấm dứt 'mọi hoạt động thù địch'


Tất cả các lãnh thổ bị chia cắt, các dân tộc bị chia rẽ đều do các nước lớn vũ trang, bằng cả tinh thần lẫn vật chất, để trở thành những ngòi nổ của các cuộc chiến tranh cục bộ, thường là rất đẫm máu."


Thế mà lãnh đạo mỗi phe, của mỗi phần lãnh thổ bị chia cắt ấy, cử khoe tài, khoe trí, cam kết sẽ "đưa dân tộc, đất nước tới chiến thẳng!" Đau đớn và mỉa mai nhất là trong lúc các nước nhỏ diễn trò anh em bắn giết nhau, thì lãnh đạo các nước lớn vui vẻ thăm viếng nhau, mở yến tiệc khoản đãi nhau, để tìm cách thông cảm nhau, tránh trực tiếp đụng độ nhau.


Đồng thời họ tiếp tục tuôn vũ khí vào các nước nhỏ để nuôi chiến tranh. Là một nhà triết học như tôi, thì phải tìm hiểu để biết nhìn sâu và xa hơn qua những cuộc chiến tranh cục bộ, huynh đệ như thế. Vì sau khi đã chiến thắng, thì còn lại biết bao đau thương mà người dân, ở cả hai bên chiến tuyến, phải gánh chịu."


Xuất thân là một nhà Marxist, ông Trần Đức Thảo đã đi đến chỗ bác bỏ chủ thuyết cách mạng không tưởng:


"Đấy là một mô hình cách mạng không tưởng, không nền tảng duy vật sử quan!… Không tưởng vì cả tin vào sự đam mê cuồng tín, cả tin vào khả năng giải phóng bằng bạo lực của hận thù.


Cho tới khi bị coi như là một kẻ phản động, bị nghi là "kẻ do địch cài vào hàng ngũ cách mạng" thì từ đó tôi mới nhận ra sự bế tắc ấy là do ý thức, do thái độ cảnh giác, do chính sách thù hận mù quáng của quyền lực chuyên chính.


Sự chuyên chính ấy đã đóng kín mọi chân trời, đã không ngừng đẩy những con người chân thật, không chấp nhận dối trá, sang phía thù địch. Và từ đó tôi nhận ra đấy là những sai lầm tai hại, bế tắc của chính tôi.


image045

Bản quyền hình ảnh Tran Duc Thao Image caption Báo Le Figaro cho hay trước khi qua đời, Trần Đức Thảo quyết định ở lại hẳn bên Pháp


Nhờ được chứng kiến, được sống sát cánh với những con người đau khổ không có ai, không có gì bảo vệ, như đã thấy trong cuồng phong cải cách ruộng đất…


Từ đó, tôi bắt đầu nhận thức rằng giá trị một ý thức hệ không thể so sánh với mạng sống của con người, nhất là đối với con người bị oan ức, con người bị trù dập, bị bóc lột, hoàn toàn bất lực, vô phương tự vệ.


Một ý thức hệ, dù thế nào thì nó chỉ có giá trị của một dụng cụ. Một dụng cụ làm sao nó có thể so sánh với giá trị của một mạng sống? Nhất là một mạng sống trong oan ức, đau khổ? Vì vậy mà tôi thấy là không thể hi sinh con người cho bất cứ một thứ ý thức hệ nào.


Trước nỗi đau của con người tuyệt vọng vì ý thức hệ, thì chính cái ý thức hệ ấy cũng cần phải được rà xét lại, để cải đổi hoặc để đào thải.


Nhờ sự tỉnh thức như vậy, mà bây giờ tôi đã tìm thấy được con đường đưa tới gần chân lý.


Chính những sai lầm cơ bản về tư duy đã đưa tới những hành động gây đau khổ cho con người, đã dẫn tới sự sụp đổ của ý thức hệ, rồi là của khối xã hội chủ nghĩa..."


Ông Trần Đức Thảo qua đời tại Pháp năm 1993. Trong bài tưởng niệm 'Tran Duc Thao, 76, Vietnamese Thinker', trang New York Times nhắc lại cuộc tranh luận nổi tiếng của ông với triết gia hàng đầu của Pháp và châu Âu, Jean-Paul Sartre về chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh. Các báo Pháp và Mỹ năm 1993 đều nói ông bị cấm dạy học và xuất bản ở Việt Nam cho đến năm 1987. Báo Le Figaro cho hay trước khi qua đời, Trần Đức Thảo quyết định ở lại hẳn bên Pháp.


5 điều đáng nhớ về Karl Marx


BBC 7/2/ 2018

image046

Marx chỉ nêu ra niềm tin 'xã hội cộng sản sẽ giải phóng công nhân' mà không nói chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế tư bản như một hình thái xã hội mới.


Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx (1818-1883) có cuộc đời đầy sóng gió và để lại nhiều câu chuyện đáng nhớ.


Karl Max 'ngày càng nhỏ lại ở Bonn


1. Cả nhà cải đạo để tránh truy bức


Sinh năm 1818 ở Trier, Đức trong một gia đình có cha là luật sư, Karl Marx đến năm sáu tuổi mới làm lễ rửa tội theo đạo Tin Lành.


Cha ông, Heinrich Marx, và mẹ, Henriette Pressburg, đều là người Do Thái thuộc dòng dõi giáo sỹ (rabbi) nhưng cải đạo sang Tin Lành để tránh bị phân biệt đối xử.


Ông nội của Karl Marx là giáo sỹ Do Thái nổi tiếng Meier Halevi Marx và cha ông chỉ đổi tên từ Herschel (tiếng Hebrew) sang Heinrich khi đã lớn tuổi.


Karl Marx là anh em họ xa của nhà thơ Đức Heinrich Heine, cũng xuất thân từ một gia đình Do Thái giàu có vùng sông Rhine.


Nguồn gốc gia đình cũng giúp Karl Marx đi theo truyền thống học thuật, và đào sâu các nguồn tri thức triết học.


Cũng có ý kiến nói ý tưởng về xã hội cộng sản tương lai đến với Marx qua ảnh hưởng của thuyết về Thiên đường có cả trong Do Thái và Ki Tô giáo.


2. Suýt chết thời sinh viên


Năm 17 tuổi, Karl Max vào Đại học Bonn, và nhập Hội Thơ của trường, đồng thời làm chủ tịch Hội bia rượu Trier Tavern Club.


Từng bị cảnh sát giam vì say xỉn, Marx thời sinh viên tiêu hoang tới mức cha ông phải đến chuộc nợ cho con trai nhiều lần.


Vì va chạm cá nhân, Karl Marx nhận lời thách đấu súng của một thành viên tổ chức Borussian Korps của Đại học Bonn.


image047

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tên tuổi Karl Marx vẫn được nhắc đến nhiều nhất trên Internet, theo một điều tra năm 2013


Vụ đấu súng diễn ra nhưng Marx bị trúng đạn mà không chết, chỉ bị thương nhẹ, chảy máu mắt.


Cha ông đã lôi cậu con ra khỏi trường và bắt lên Berlin học để xa khỏi môi trường Bonn.


Chính tại đại học ở Berlin, Marx đâm ra say mê triết học của Hegel.


3. Nợ đầm đìa nhưng được bạn giúp


Làm nghề viết báo và bỏ công sức ra viết sách, Marx chưa bao giờ đủ tiền nuôi bà vợ quý tộc không biết làm gì và sáu người con.


Năm 1846, Marx cưới nữ nam tước Jenny von Westphalen, con gái một gia đình quý tộc cao cấp.


Cha của Jenny là Ludwig, người đã giới thiệu cho Marx đọc sách và tư tưởng xã hội chủ nghĩa và anh của bà là Ferdinand, Bộ trưởng Nội vụ của Phổ.


Nhưng cuộc đời Jenny von Westphalen khi làm vợ Marx là các cuộc chuyển nhà từ nơi này sang nơi khác, sống trong nghèo túng.


Người giúp nhiều nhất cho gia đình Marx là Frederick Engels, một nhà tư bản giàu có.


Khi họ sang Anh, Engels có nhà máy ở Manchester, không chỉ mua nhà cho Marx ở London mà còn trợ cấp 5 bảng Anh một tháng cho cả gia đình.


Marx chỉ nêu ra niềm tin 'xã hội cộng sản sẽ giải phóng công nhân' mà không nói chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế tư bản như một hình thái xã hội mới


Trước khi chết năm 1895, Engels để lại trong di chúc cho các con gái của Marx một phần tài sản trị giá 4,8 triệu đô la, bằng 128 triệu đô la Mỹ năm 2015.


4. Viết nhanh và khoẻ


Tác phẩm nổi tiếng nhất của Karl Marx là bản Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản, được ông hoàn tất chỉ trong 6 tuần.


Riêng cuốn Tư Bản Luận thì đến lúc qua đời ông vẫn chưa viết xong.


Cả tập hai và tập ba của Tư Bản Luận đều do Engels chỉnh sửa và in vào các năm 1885 và 1894, sau khi Marx đã qua đời.


Marx chỉ nêu ra niềm tin 'xã hội cộng sản sẽ giải phóng công nhân' mà không nói chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế tư bản như một hình thái xã hội mới.


image048

Bản quyền hình ảnh Hulton Archive Image caption Karl Marx và con gái lớn Jenny Caroline Marx


Phần 'chủ nghĩa cộng sản nhất định thắng thế' như một 'quy luật lịch sử' được cho là ý tưởng của Engels diễn giản ý Marx vì nhu cầu vận động cách mạng.


5. Suốt đời ốm yếu nhưng di sản thọ lâu


Sau vụ đấu súng thoát chết hồi trẻ, Marx bị bệnh tâm lý ám ảnh, và năm 1877 đã bị suy sụp tinh thần lần đầu.


Từ đó, ông thường xuyên phải dùng thuốc an thần có ma tuý (narcotics) để chống bệnh mất ngủ.


Marx cũng luôn đau đớn vì các bệnh gan, thấp khớp, đau đầu, đau răng.


Về sau, ông bị thêm bệnh ngoài da (hidradenitis suppurativa) và lối sống uống nhiều rượu, hút thuốc triền miên không giúp cho việc cải thiện sức khoẻ.


Sau khi Jenny chết vì ung thư gan năm 1881, thọ 67 tuổi, Marx bị sưng màng nhầy trong cổ và viêm xoang.


Hai năm sau, ông chết vì viêm phổi.


Ông được mai táng tại nghĩa địa Highgate, London cùng vợ.


Phải đến năm 1956, một nhóm tư nhân đặt nghệ sĩ Laurence Bradshaw bức tượng đầu Marx như ta thấy hiện nay.


image049

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một nhóm sinh viên thiên tả từ Đức đến làm phim ở mộ Karl Marx trong nghĩa địa Highgate, London năm 2004. Bộ phim nói một điều tra dư luận tại Đức coi Marx là 'người Đức vĩ đại thứ ba trong lịch sử'.


Ngôi mộ mới gồm hài cốt của Marx, bà Jenny von Westphalen, cháu trai Henry Longuet, Helene Demuth, và con gái Eileen Marx.


Dù cuộc đời đầy vấn đề và các tác phẩm để lại gây nhiều tranh cãi, vừa được tôn thờ, vừa bị phỉ báng, Marx vẫn là nhân vật có ảnh hưởng lớn đến thế giới hôm nay.


Ở Đức, dù hệ thống cộng sản không còn được ủng hộ, vẫn có điều tra dư luận hồi 2004 cho rằng ông là 'người Đức vĩ đại thứ ba trong lịch sử'.


Năm 2013, một nhóm nhà khoa học săn tìm học giả có ảnh hưởng nhất thế giới từ xưa đến nay.


Họ tìm trên Internet để tìm xem ai là người thường được nhắc tới nhất và các phân tích phức tạp đem lại kết quả: người thắng cuộc là Karl Marx./


Những điều có lẽ chúng ta phải biết ơn Marx

BBC 04/5/2018

image050

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chúng ta có lẽ phải biết ơn Marx nhiều hơn ta tưởng.


Bạn có thích nghỉ cuối tuần không?


Có thích lái xe trên đường công cộng hay vào thư viện công cộng không?


Bạn là một trong số những người muốn chấm dứt bất công, bất bình đẳng và bóc lột?


Nếu vậy, có lẽ bạn muốn kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx hôm 5/5, vì ông là người đấu tranh cho những điều đó.


Hầu hết những ai có chút hiểu biết về lịch sử của thế kỷ 20 đều đồng tình rằng học thuyết chính trị cách mạng Mác xít để lại di sản khó khăn.


Tư tưởng của ông đã được coi là nguồn cảm hứng cho các cuộc kiến thiết lại xã hội mạnh mẽ, thường là để lại những hậu quả thê thảm.


Sau khi những học thuyêt của ông được gắn với chế độ chuyên chế, thiếu dân chủ và giết người hàng loạt, không ngạc nhiên khi ông Marx tiếp tục là một nhân vật gây chia rẽ ý kiến mạnh mẽ.


Nhưng có một bộ mặt khác, nhân bản sâu sắc của ông Marx, và tư tưởng của ông đã góp phần làm thay đổi thế giới theo xu hướng tốt đẹp hơn.


image051

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tư tưởng của Marx được gắn liền với đất nước Liên Xô cũ.


Hóa ra ông Karl Marx cũng có một số điều đúng: một nhóm người siêu giàu đã lên thống trị kinh tế thế giới, hệ thống tư bản vẫn bất ổn và làm chúng ta sợ đến chết với những cuộc khủng hoảng tài chính theo chu kỳ, và công nghiệp hóa đã thay đổi các mối quan hệ con người mãi mãi.


Bạn vẫn chưa chắc là Karl Marx đã làm được gì cho chúng ta? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu vì sao ông vẫn có ý nghĩa trong thế kỷ thứ 21.


1. Ông Marx muốn cho trẻ em đi học, không phải đi làm


Một thông điệp quá rõ đối với nhiều người. Nhưng vào năm 1848, tại thời điểm ông Karl Marx đang viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, lao động trẻ em là phổ biến.


Kể tới ngày nay, một trong 10 trẻ em trên thế giới đang phải lao động, theo số liệu năm 2016 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO.


image052

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ngày nay, ước tính vẫn có 10% trẻ em trên thế giới phải lao động.


Nhưng sự thật là rất nhiều trẻ em đã được ra khỏi nhà máy và vào lớp học là nhờ các tác phẩm của Marx.


Linda Yueh, tác giả cuốn Các nhà kinh tế học vĩ đại: Tư tưởng của họ giúp gì được chúng ta hôm nay, nói: "Một trong 10 điểm trong Tuyên ngôn Cộng sản của Marx và Engels năm 1848 là giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em trong các trường học công và xóa bỏ lao động trẻ em trong các nhà máy."


Marx và Engels không phải là những người đầu tiên cổ súy cho quyền này của trẻ em, nhưng chủ nghĩa Marx đã thêm tiếng nói vào bản đồng ca trong giai đoạn cuối thế kỷ thứ 19, khi giáo dục cho trẻ em được coi là bắt buộc và trẻ em không còn được phép làm việc trong các nhà máy," ông Yueh nói.


2. Ông Marx muốn bạn có thêm thời gian rỗi - và là người quyết định sẽ dùng thời gian rỗi như thế nào


Vậy bạn không thích làm việc 24 giờ/ngày, bảy ngày một tuần? Bạn có muốn nghỉ ăn trưa không? Bạn có muốn có thể nghỉ hưu và có lương hưu lúc về già không?


Nếu câu trả lời là có cho một trong các câu hỏi trên, bạn có thể cảm ơn Karl Marx.


image053

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Marx muốn người lao động phải làm chủ thời gian của họ và không bị công việc chi phối.


Giáo sư Mike Savage từ Trường kinh tế London (LSE) nói, "Khi bạn bị ép làm việc nhiều tiếng, thời gian của bạn không còn là thời gian của riêng bạn. Bạn không chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình."


Marx viết về hầu hết người dân trong xã hội tư bản buộc phải bán điều duy nhất họ có - sức lao động - để đổi lấy tiền.


Đây thường là giao dịch không bình đẳng, theo lời Marx, và có thể dẫn tới bóc lột, khiến người lao động bị có cảm giác lạc lõng, mất liên hệ với bản tính của họ.


Marx muốn những người lao động được hưởng nhiều hơn, ông muốn chúng ta được độc lập, sáng tạo và hơn hết, làm chủ thời gian của chính chúng ta.


"Về cơ bản, Marx nói chúng ta phải sống một cuộc sống không định hình bằng công việc. Một cuộc sống mà chúng ta có độ tự quyết nhất định, nơi chúng ta quyết định ta muốn sống ra sao. Ngày nay khái niệm này đã trở thành điều mà hầu hết mọi người mong muốn," GS Savage nói.


"Marx có một câu nói nổi tiếng, trong đó ông nói chúng ta có thể "đi săn vào buổi sáng, câu cá vào buổi chiều, nuôi súc vật vào buổi tối và phê phán sau bữa tối. " Ông tin tưởng mạnh mẽ vào tự do, vào giải phóng và nhu cầu chống bị cô lập hóa," ông nói thêm.


Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04?


3. Marx muốn bạn có sự hài lòng về công việc


Công việc của bạn có thể là một nguồn vui lớn nếu mọi người "có thể thấy họ trong những vật mà họ tạo ra".


Công việc sẽ cho chúng ta cơ hội sáng tạo và thể hiện những gì tốt đẹp về bản thân chúng ta: cho dù đó là nhân bản, trí thông minh hay kỹ năng của chúng ta.


image054

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đối với Marx, sự hài lòng trong công việc có được từ lòng tự hào về những gì bạn làm ra

Nhưng nếu bạn có một công việc tồi tệ, bạn sẽ cảm thấy bị chối bỏ và trầm cảm. Thậm chí còn cô lập.


Đó không phải là lời của những diễn giả chuyên nói về động lực làm việc ở Thung lũng Silicon, mà là lời của nhà tư tưởng từ thế kỷ thứ 19.


Trong một cuốn sách của mình, cuốn Bản thảo Kinh tế Triết học năm 1844, Marx là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên liên hệ sự hài lòng trong công việc với sức khỏe.


Ông lý giải vì chúng ta dành nhiều thời gian ở nơi làm việc, chúng ta phải tìm được niềm vui nhất định trong công việc.


Tìm thấy cái đẹp trong những gì bạn tạo ra hay tự hào về những gì bạn sản xuất sẽ khiến bạn có sự hài lòng trong công việc mà bạn cần để cảm thấy hạnh phúc, theo Marx.


Marx cũng quan sát chủ nghĩa tư bản đã khiến lao động trở thành chuyên môn hóa cao như thế nào, trong quá trình tìm kiếm sản lượng và lợi nhuận tăng cao.


Và nếu công việc của bạn chỉ là khắc ba cái rãnh trên ốc vít, làm đi làm lại hàng ngàn lần một ngày, hết ngày này đến ngày khác..


Bạn sẽ thấy khó mà vui với công việc được.


4. Ông Marx muốn mọi người là động lực thay đổi


Nếu có điều gì sai trong xã hội của bạn - nếu bạn thấy có bất công hay bất bình đẳng - bạn hãy lên tiếng, hãy tổ chức, phản đối và phấn đấu để thay đổi.


Tuy nhiên, ở Anh quốc hồi thế kỷ thứ 19, xã hội tư bản mới có vẻ là một khối đã vững chắc không suy suyển đối với một người lao động không có quyền lực.


Nhưng Karl Marx tin vào thay đổi, và khuyến khích những người khác tin vào điều đó. Tư tưởng này lan rộng.


image055

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Marx là người ủng hộ mạnh vận động xã hội làm động cơ để thay đổi.


Các cuộc biểu tình có tổ chức đã dẫn đến thay đổi về xã hội lớn ở nhiều nước: các điều luật chống phân biệt chủng tộc, chống nạn phân biệt, sợ đồng tính luyến ái, chống phân biệt giai cấp.


Theo ông Lewis Nielsen, một trong những người tổ chức Lễ hội Chủ nghĩa Marx ở London, "Bạn cần một cuộc cách mạng để thay đổi xã hội; chúng ta phản đối để cải thiện xã hội. Nhờ thế mà người dân Anh có được Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS và có ngày làm việc tám tiếng."


Marx thường được mô tả là nhà triết học, nhưng ông Nielsen không đồng tình: "Tên gọi đó làm ta tưởng ông ấy chỉ làm mỗi việc triết lý và viết các học thuyết. Nhưng nếu bạn xem những gì ông Marx đã làm trong cuộc đời, ông ấy còn là một nhà hoạt động nữa. Ông thành lập Hiệp hội Người lao động Quốc tế, ông tham gia vào các chiến dịch ủng hộ người lao động nghèo đang đình công.


"Khẩu hiệu 'Người lao động toàn thế giới đoàn kết lại' thực ra là lời kêu gọi nổi dậy. Di sản thực sự của Marx là truyền thống đầu tranh cho xã hội tốt hơn. Đó là điều dựa trên học thuyết của Marx, cho dù những người biểu tình có tự coi mình là những người Mac xit hay không," ông Nielsen nói.


"Vậy phụ nữ đã dành được quyền bầu cử như thế nào?" ông Nielsen nói.


"Đó không phải là vì những ông nghị trong quốc hội thấy thương hại họ, nó là vì phụ nữ đã tập hợp và đấu tranh. Làm sao chúng ta có được những ngày nghỉ cuối tuần? Đó là vì các nghiệp đoàn đình công để đấu tranh. Làm thế nào chúng ta giành được bất kỳ điều gì để cải thiện cuộc sống của người dân thường?"


Dường như đấu tranh theo chủ nghĩa Marx là một động cơ cho cải cách xã hội thực sự diễn ra, hính trị gia người Anh Quintin Hogg nhận xét năm 1943: "Chúng ta phải cho họ cải cách nếu không họ sẽ cho chúng ta cuộc cách mạng."


5. Marx cảnh báo bạn về nhà nước và doanh nghiệp lớn trở nên thân thiết ... và dặn bạn hãy coi chừng truyền thông


Bạn nghĩ sao về mối liên hệ gần gũi giữa các nhà nước và công ty lớn?


Bạn có cảm thấy không thoải mái là Google đã cho Trung Quốc đi cửa sau?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Marx hoài nghi về quan hệ giữa các công ty lớn và các chính phủ


Còn về việc Facebook cho một hãng tiếp cận thông tin người dùng để xây dựng các hệ thống gây ảnh hưởng đến quan điểm của cử tri?


Marx và Engels đã bày tỏ những mối lo ngại tương tự từ thế kỷ thứ 19.


Theo Valeria Vegh Weis, Giáo sư về Tội phạm học ở Đại học Buenos Aires và Nghiên cứu sinh ở NYU, họ là những người đầu tiên nhận ra những mối nguy này và phân tích chúng.


"Họ [Marx và Engels] nghiên cứu rất cẩn thận mạng lưới lúc đó giữa các chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp và các yếu tố chính của chính sách thuộc địa hóa," bà Vegh Weis nói.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Marx cảnh báo về quyền lực của truyền thông đối với ý kiến công chúng


Kết luận của họ? Nếu một tập quán, cho dù tốt hay xấu, được chứng tỏ là tốt cho các doanh nghiệp và nhà nước - chẳng hạn bắt người làm nô lệ để thúc đẩy thuộc địa - luật pháp sẽ hỗ trợ tập quán đó, theo bà Vegh Weis.


Quan sát sắc sảo của Marx về quyền lực của truyền thông là điều khác khiến tư tưởng của ông vẫn mới mẻ trong thế kỷ thứ 21.


"Marx hiểu tầm quan trọng của truyền thông trong việc ảnh hưởng ý kiến của công chúng. Ngày nay chúng ta nói về tin giả, cơn sốt truyền thông...nhưng Marx đã nói đến những điều này rồi," bà Vegh Weis nhấn mạnh.


"Ông đã nghiên cứu các bài báo được xuất bản thời đó và đi đến kết luận: tội phạm nhỏ và phạm tội của những người nghèo được đưa tin quá nhiều và thổi phồng, còn tội phạm của những nhân viên cổ cồn trằng và các vụ scandal chính trị thường ít được đưa tin hơn,"


Báo chí cũng là một công cụ hữu dụng để gây chia rẽ xã hội.


"Đưa tin rằng người Ireland lấy mất việc làm của người Anh, chia rẽ người da đen và người da trắng, đàn ông và phụ nữ, người nhập cư và người địa phương...trong khi những thành phần nghèo hơn của xã hội đang bận chống lại nhau, những người có quyền lực tiếp tục mà không bị kiểm soát," bà Vegh Weis nói thêm.


Và còn một điều nữa, chủ nghĩa Marx thực ra có trước chủ nghĩa tư bản. Trước khi thế giớ biết đến chủ nghĩa tư bản, họ đã biết đến chủ nghĩa Marx rồi.


Ông Yueh nói thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản" không phải do Adam Smith, được coi là ông tổ của kinh tế học, đặt ra, mà lần đầu tiên nó xuất hiện là trong cuốn tiểu thuyết của William Makepeace Thackeray, tác giả cuốn Hội chợ Phù hoa, năm 1854.


"Thackeray dùng thuật ngữ chủ nghĩa tư bản để diễn tả "người sở hữu vốn'", GS Yueh nói.


"Vậy thì có lẽ người đầu tiên dùng từ chủ nghĩa tư bản theo nghĩa kinh tế học là Karl Marx, người nói đến chủ nghĩa tư bản trong cuốn Tư bản luận (Das Kapital) năm 1867. Kể từ đó nó thường được dùng như từ trái nghĩa với chủ nghĩa Marx. Theo một khía cạnh nào đó, chủ nghĩa Marx có trước chủ nghĩa tư bản."/