Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?

22 Tháng Năm 20186:38 CH(Xem: 10718)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 23 MAY 2018


Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?


Nguyễn Hoàng BBC Vietnamese, Hà Nội


image003

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hợp tác giữa các quốc gia ở khu vực Mekong - Lan Thương được các quốc gia hữu quan trong khu vực ngày một quan tâm


Một hội thảo tại Hà Nội mới đây cho thấy Bắc Kinh rất chủ động triển khai cái gọi là ‘Hợp tác Mekong – Lan Thương’ vì mục đích kinh tế và chính trị.


Hợp tác Mekong-Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong - Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.


Lan Thương là cách Trung Quốc gọi tên cho phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ của mình.


Bước đi 'bài bản'


Mặc dù đã có tới khoảng hơn 10 cơ chế hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong với nhau và với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ADB, World Bank, các cơ chế hợp tác này được xem là khá "rời rạc".


Thực trạng cam kết chưa rõ ràng và thiếu điểm nhấn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là một trong các nguyên nhân khiến Trung Quốc dường như tìm được kẽ hở ở "sân sau" và đang thành công trong nỗ lực đẩy mạnh cơ chế hợp tác.


Trung Quốc từ trước tới nay chỉ tham gia ở mức cấp tỉnh trong cơ chế hợp tác tại sông Mekong.


Tuy nhiên chỉ sau hai năm thành lập, về cơ bản Bắc Kinh đã hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác cấp chính phủ và đang bắt đầu cho giai đoạn triển khai cụ thể các dự án cho Bắc Kinh cấp vốn.


Hơn phân nửa các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mekong với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp.


Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam, cho rằng Hợp tác Mekong-Lan Thương (sau đây gọi tắt là 'MLC') được triển khai mạnh như một phần của 'Sáng kiến Vành đai - Con đường' của Bắc Kinh.


'Các đề xuất MLC trùng hợp với đề xuất kết nối Vàng đai - Con đường của Trung Quốc', ông Trường nói. 'Việt Nam cũng có lợi trong việc gia tăng kết nối với các nước về hạ tầng, tuy không có lợi lắm so với Lào và Myanmar bởi Trung Quốc hiện chỉ đẩy mạnh trục Bắc - Nam'.


image003

Image caption Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư


Sáng kiến Vành đai - Con đường được xem là chiến lược định hình chính sách đối ngoại mới và tạo lập phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.


Điểm đáng chú ý là các tất cả các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai - Con đường đều không có tên Việt Nam trong đó.


Bắc Kinh thành công trong việc đưa hợp tác MLC ở mức cấp bộ trưởng và cao hơn là họp thượng đỉnh với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ các nước, giống như các cơ chế hợp tác của Asean, Apec…


Điều này nảy sinh quan ngại rằng Bắc Kinh đã và đang thể chế hóa cơ chế hợp tác chính thức với 5 năm nước thuộc Asean và không loại trừ khả năng bào mòn cơ chế hợp tác của Asean vốn mang nặng tính hình thức và thiếu thực chất, theo giới quan sát.


"Ý nghĩa quan trọng của MLC không chỉ là về đầu tư bởi vẫn còn nhỏ theo qui mô của Trung Quốc. MLC là cơ chế hợp tác tại Đông Nam Á đầu tiên được Trung Quốc gây dựng. Một siêu cường đang lên cần đóng vai trò áp đảo tại các cơ chế hợp tác hiện tại hoặc tự tạo ra cơ chế của mình," Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trong bài 'Trung Quốc đang kết bạn ở Mekong' đăng trên eastasiaforum.


Trong khi đó ông Mark Stanitzkim từ Viện Friedrich Naumann vì Tự do nói với BBC rằng các nước tham gia MLC đều là láng giềng của Trung Quốc và cách tốt nhất là hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.


Tranh chấp Mekong có thể như Biển Đông?


image004

Image caption Hội thảo nằm trong chuỗi seminar nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc


Một diễn giả trong hội thảo mô tả điều được coi là Việt Nam đang vừa hợp tác vừa đấu tranh trên 'cả nước mặn và nước ngọt', khi nói tới tới tranh chấp trên Biển Đông và quan ngại về an ninh nguồn nước với các con đập thủy điện trên dòng Mekong.


Trung Quốc đã xây ít nhất 6 đập thủy điện ở thượng nguồn, tạo ra một số quan ngại về an ninh nguồn nước.


Trong khi đó Lào, nơi chiếm 35% nguồn nước sông Mekong, đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện, điển hình là đập Xayaburi gây nhiều tranh cãi.


Trong khi giới quan sát đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra hạn hán lớn, điển hình là trường hợp ở Việt Nam hồi năm 2016, thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam nói tại chính lãnh thổ Việt Nam đã xây nhiều đập thủy điện.


Được biết một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam còn đầu tư sang Lào cho một dự án đập thủy điện, khiến dẫn đến việc "khó nói" khi Việt Nam muốn đấu tranh với Lào trong việc muốn Lào ngưng triển khai các dự án đập thủy điện.


Một diễn giả muốn ẩn danh nói chính phủ Việt Nam nên có cách quản lý tốt việc đầu tư ra nước ngoài để tránh điều mà ông gọi là 'chân phải giẫm vào chân trái', khi dẫn chiếu về tập đoàn kinh tế này.


Một diễn giả khác tại hội thảo mô tả các con đập thủy điện là vấn đề nhức nhối nhất và ví tranh chấp tiềm năng ở vùng Mekong với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông./ (BBC 22/5/180
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20043)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21128)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19524)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18321)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22290)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18620)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20656)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19902)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25200)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20132)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18502)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20356)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17692)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20298)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20783)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22092)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18751)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…