40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt / BBC Nguyễn Giang và Truyền thông Trung quốc

12 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 17849)

40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt

 image062-content

Nhà báo Bùi Tín 2004. Ảnh VH
Bùi Tín
(Nguồn: VOA)


Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.

Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.

Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.

Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.

Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ.” Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc.

Hiện nay đang có những việc làm đầy ý nghĩa rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi. Như nhà báo Huy Đức đã sưu tầm đầy đủ lai lịch về 74 liệt sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận đánh oai hùng này. Anh đã tìm đến gặp một số gia đình liệt sĩ, và có sáng kiến cùng một số bạn có tâm huyết dựng lên “Nhịp cầu Hoàng Sa,” nhằm quyên góp để giúp một số gia đình liệt sĩ Hoàng Sa đang lâm vào cảnh túng thiếu, đặc biệt là bà Huỳnh Thị Sinh, vợ Trung Tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, và bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ Đại Úy Hải Quân Nguyễn Thành Trí.

Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục-Đào Tạo, Bộ Văn Hóa, Hội Lịch Sử Việt Nam... nhân dịp này hãy cùng phối hợp tổ chức một số cuộc gặp mặt với những người từng dự trận hải chiến lịch sử đó. Hiện có người đang ở Hoa Kỳ như hạm trưởng Vũ Hữu San, ở Pháp như cựu chiến binh Vương Văn Hà, và ở trong nước còn có gần một chục người, hiện ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nhà báo Huy Đức và ông Lữ Công Bảy, một cựu chiến binh trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, chắc chắn có đầy đủ các địa chỉ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc họp rất có ý nghĩa và gây nhiều xúc động.

Trong những cuộc gặp mặt giao lưu như thế, trên tinh thần bình đẳng tôn trọng nhau, anh em ruột thịt, sẽ xóa bỏ triệt để trên thực tế sự đối lập địch ta, mọi người sẽ thấm thía rằng trong 30 năm chiến tranh, người Việt ta bắn giết người Việt ta là nhiều nhất, hăng say nhất. Đã đến lúc phải nhận ra sâu sắc điều đau đớn ấy để cùng nhau thấy rõ sự sai lầm, dại dột của mình, nhằm từ nay thương yêu, cố kết với nhau hơn, chung sức giữ nước, xây đắp tương lai hòa bình, dân chủ, phát triển phồn vinh cho toàn dân.

Đã đến lúc nhà nước nên ban hành những quy định mới, về việc sử dụng khái niệm, ngôn từ trên sách vở báo chí. Như xóa bỏ các từ “ngụy quân ngụy quyền,” “chế độ tay sai Mỹ,” “ngụy quyền bán nước,” cũng như những khái niệm đã đi sâu vào dĩ vãng trong quan hệ quốc tế như “giặc Mỹ xâm lược,” “chống Mỹ cứu nước,” đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay...

Đã đến lúc cần có một sắc lệnh coi các nghĩa trang là chung cho các tử sĩ của các bên, và một chính sách xã hội chung cho các thương binh các bên không phân biệt, cũng như cho những gia đình quân nhân, cựu binh các bên cần trợ giúp.

Đó là tình nghĩa dân tộc được khôi phục và phát huy.

Trong nghĩa trang lớn Arlington giữa thủ đô Washington, các liệt sĩ từng chiến đấu ở hai bên trong cuộc nội chiến Nam-Bắc (1861-1865) được chôn cất bên nhau, xen kẽ nhau, không chút phân biệt. Đây không phải là sự cao thượng khoan dung của kẻ chiến thắng, chỉ là nét ứng xử của một dân tộc văn hiến.

Tấm gương nóng hổi về việc từ bỏ con đường bạo lực, thực hiện trọn vẹn hòa hợp dân tộc bị chia rẽ lâu dài của Nelson Mandela, tấm gương đẹp của Miến Điện hòa giải giữa những thế lực dân tộc từng thù ngịch nhau một thời rất đáng để mọi người Việt Nam ta suy nghĩ nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt.

Dân chủ và hòa hợp dân tộc sẽ là đôi cánh thần kỳ để dân tộc Việt Nam ta vươn cao bay xa trong bầu trời tự do của thời đại mới.
image064-content 

Từ trái: Lý Kiến Trúc, Tâm Phú, Phan Nhật Nam, Phạm Đình Tuân, Bùi Tín, trong một cuộc gặp gỡ thân hữu tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam NĂM 2005. Ảnh VH.

RFI Thứ bảy 11 Tháng Giêng 2014

TS Nguyễn Nhã : Không thể trông chờ ngoại quốc giúp lấy lại Hoàng Sa

image065

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (hoangsa.org)

Thanh Phương

Ngày 19/01 tới đây là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Điểm đáng chú ý là trong năm nay, trên báo chí chính thức đã có nhiều bài báo nêu bật quyết tâm và sự chiến đấu anh dũng của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, cũng như những hành động ngoại giao kiên quyết của chính quyền VNCH sau khi Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Cho dù có đủ phương tiện quân sự và thừa quyết tâm, nhưng VNCH đã không thể lấy lại được Hoàng Sa, do miền Nam lúc ấy coi như đã bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi. Bài học đó, theo tiến sĩ Nguyễn Nhã cho thấy là Việt Nam không thể trông chờ vào ngoại quốc để lấy lại Hoàng Sa, mà phải dựa vào nội lực của mình để xây dựng một đất nước hùng cường, không lệ thuộc vào ai và chờ thời cơ để đòi lại Hoàng Sa. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với tiến sĩ Nguyễn Nhã./

Truyền thông TQ đến Anh đối thoại

image066

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Cập nhật: 15:38 GMT - thứ sáu, 10 tháng 1, 2014

 

image067

Hội thảo về truyền thông Anh - Trung không thiếu những phút nóng bỏng

Theo sau doanh nghiệp tới Anh, bỏ tiền đầu tư vào nhiều ngành, từ xe hơi (Rover), cung ứng nước (Thames Water), đến công nghệ thông tin (Huawei) và điện hạt nhân (Hinckley C), nay truyền thông Trung Quốc cũng đang đến Anh.

Lần trước hồi mùa hè 2013 ở ngay trụ sở Quốc hội Anh, tôi đã đi dự lễ China News Service (CNS) ra mắt các ấn bản tiếng Anh tại London.

Nhưng lần này, đoàn Trung Quốc dự Diễn đàn Anh – Trung do Foremost4Media tổ chức đông đảo hơn cả, gồm CCTV, Tân Hoa Xã, báo Đoàn Thanh niên, tờ Hoàn Cầu, Nhân dân Nhật báo, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI...

Là đại diện cho BBC trong buổi thảo luận sáng 8/1 và được mời có bài phát biểu nên trước khi đến tôi đã chú ý đến các nhân vật nổi tiếng nhất ở phía khách.

Đó là chủ biên show đàm thoại nổi tiếng của CCTV, ông Bạch Nham Tùng (Bai Yansong), và Tổng biên tập Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) của tờ Hoàn Cầu hay phê phán Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản và có nhiều câu rất cứng rắn về biển đảo.

Phía Anh Quốc ngoài tôi và hai đồng nghiệp BBC còn có Roger Boyes, chủ biên ngoại giao tờ The Times, đại diện Reuters và một số trang web khác trong lĩnh vực giao lưu Trung - Anh.

Quả là danh bất hư truyền, ông Bạch Tùng Nham, người được báo Anh ví với 'sư phụ' nghề phỏng vấn chính trị Jeremy Paxman của BBC, đã dẫn phần đầu của chương trình thật sắc bén.

Ông nói tiếng Trung hay nhất từ trước đến nay mà tôi được nghe, mạch lạc, chuẩn xác, có hồn, có uy lực và nhấn mạnh đến nhu cầu thông hiểu nhau giữa báo chí, truyền thông Anh và Trung Quốc.

Cũng không kém phần mạnh mẽ nhưng ngay lập tức gây căng thẳng là phát biểu của Tổng biên tập báo Hoàn Cầu.

Ngay sau phát biểu khai mạc của Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh bằng tiếng Anh rất chuẩn, rõ ràng nhưng rất ‘ngoại giao’, và phát biểu ngắn gọn, trung dung của ông Lưu Bắc Hiến, chủ tịch CNS, ông Hồ Tích Tiến đã mở màn loạt ‘đại bác’.

'Quá nhiều tin xấu'

image068

Đài báo Anh không cần lo chuyến thăm TQ của ông Cameron hay dở ra sao, thậm chí Sky News còn chê ông

Ông phê phán truyền thông Phương Tây, chủ yếu là Anh – Mỹ đã ‘tập trung đưa nhiều tin xấu về Trung Quốc’ và ‘hết sức thiên kiến’ khi nói về lãnh đạo nước này.

Ông cũng cho rằng đài báo Mỹ chẳng hạn trong một lần phỏng vấn ông đã 'chơi xấu' thế nào đó, và điều đó không thể nào xảy ra ở Trung Quốc.

Ông nói mạnh đến nỗi ông Lưu Bắc Hiến ngồi bên cạnh phải vỗ vai và nói đùa với cử tọa rằng “Tôi và anh Hồ là bạn tốt của nhau nhưng xin thưa tôi không đồng ý với nhiều điểm anh ấy nói”.

Mọi người cười rộ lên.

Phía Anh Quốc cũng không kém phần quyết liệt.

Một diễn giả đáp từ rất ngoại giao nhưng cũng nói rõ Trung Quốc chỉ có thể thuyết phục được truyền thông Phương Tây bằng cách cho họ vào nhiều hơn, không ngăn cấm nhà báo đến các vùng xa, gặp dân chúng và không kiểm duyệt mạng.

Truyền thông Anh cũng phàn nàn rằng quan chức Trung Quốc né tránh trả lời phỏng vấn và nhìn chung, Trung Quốc cần cởi mở hơn để cho biết quan điểm của họ về các vấn đề như nhân quyền, Tây Tạng...

Nhà báo Roger Boyes của The Times đặt câu hỏi Trung Quốc vì sao ủng hộ Nga trong vấn đề Syria mà giới chức cao cấp không đưa ra những giải thích rõ rệt.

Ông cũng nói Trung Quốc đang muốn được nể trọng ở Anh, và để làm điều đó, cách tốt nhất là mở cửa hơn nữa với truyền thông Anh và chơi theo cùng luật chơi chứ không thể bên mở, bên cấm.

Bà Isabel Hilton từ nhóm China Dialogue đặt câu hỏi vì sao trang web của họ chỉ tập trung vào môi trường mà đột nhiên bị chặn ở Trung Quốc sau 7 năm hoạt động bình thường và chính bà từng được thủ tướng Lý Khắc Cường đón tiếp.

Trong phần của mình, tôi nêu ra 5 chủ đề các đồng nghiệp làm báo Trung Quốc nên biết khi đến Anh.

"Trung Quốc vươn dậy không mới với châu Á, vì từ hàng nghìn năm nền văn minh vĩ đại này đã ở đó, nhưng người ta trông đợi một nước Trung Quốc có trách nhiệm hơn về mọi mặt"

Đó là tại Anh, truyền thông cả tư và công thường tập trung vào cán cân quyền lực châu Á, gồm tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng; chính trị nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc; chuyện kiểm soát báo chí; kinh doanh (doanh nghiệp Trung Quốc sang Anh làm gì, mua gì), và chuyện sinh viên du học, du lịch.

Tôi cũng nhân đó nói rằng qua kinh nghiệm đi về khu vực Đông Nam Á thường xuyên và ghi nhận thái độ của giới báo chí, dư luận các nước từ Việt Nam đến Thái Lan, Singapore, Indonesia sang tới Hong Kong, đối với Trung Quốc.

Một Trung Quốc vươn dậy (rising China), không phải là điều mới với châu Á, vì từ hàng nghìn năm nền văn minh vĩ đại này đã ở đó, nhưng theo tôi, người ta trông đợi một nước Trung Quốc có trách nhiệm hơn về mọi mặt, từ biển đảo đến môi sinh.

Tôi kết luận rằng là cơ quan truyền thông phục vụ công chúng toàn cầu, BBC có trách nhiệm phản ánh các thái độ, quan điểm như thế và cũng luôn đón nhận các dòng quan điểm từ Trung Quốc.

Việc tôi nhắc đến châu Á đã khiến ông Trần Tiểu Xuyên, chủ biên trang Đoàn Thanh Niên đem chuyện Trung – Nhật vào để phê phán gay gắt Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và cũng phê luôn Phương Tây không thẳng thắn.

Trước đó, báo Trung Quốc đã ‘tố cáo’ Anh Quốc rằng trong lúc Thủ tướng David Cameron sang thăm Bắc Kinh, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh lại đến thăm Nhật và tỏ ra ‘ủng hộ’ Tokyo trong chuyện biển đảo.

Phía Anh Quốc chúng tôi đã thay nhau đáp lời rằng cần phân biệt truyền thông Anh vốn gồm nhiều đài báo khác nhau, mỗi báo có quan điểm riêng và kể cả BBC cũng không phải là làm theo hay có nhiệm vụ bào chữa cho lãnh đạo Anh.

Chúng tôi không đại diện cho các chính phủ và lãnh đạo Anh hay nước nào khác đều bị chất vấn tới mức như hỏi cung (interrogation) khi lên mặt báo, và đó là chuyện bình thường.

image069

Nhà báo Nguyễn Giang-BBC (thứ hai bên phải)

Ông Hồ Tích Tiến đã nhắn tin trên mạng Weibo với bức ảnh vào thăm BBC và viết ông 'khuyên BBC Tiếng Trung làm báo khách quan hơn'

Quan niệm ở Anh là báo chí có nhiệm vụ thay công luận giám sát hành vi của các chính trị gia, vì giới chính trị chẳng luôn nói họ đại diện cho dân hay sao.

Đoàn Trung Quốc cũng nói họ không đại diện cho chính quyền và trả lời câu hỏi của bà Isabel Hilton, họ cũng không thể nào biết vì sao một trang web song ngữ bị chặn.

Cùng ngày, trước khi dự hội thảo, tôi đã nhận được tweet rằng trang The Guardian có ảnh hưởng lớn ở Anh bị chặn tại Trung Quốc không có lý do.

Nhưng cũng sang ngày hôm sau, khi phái đoàn báo chí Trung Quốc vào thăm BBC, một tin khác vui hơn cho làng báo quốc tế bay đến: các phóng viên Bloomberg và The New York Times đã được Trung Quốc gia hạn visa.

Nhịp sinh hoạt báo chí nước ngoài ở Trung Quốc quả là lúc lên lúc xuống nhưng điều chắc chắn báo chí Trung Quốc sẽ tiếp tục ra nước ngoài học hỏi nhằm hiện đại hóa.

Vị thế toàn cầu

Qua trao đổi với các nhà báo Trung Quốc bên lề hội nghị và từ thông tin BBC Tiếng Trung cho biết, tôi thấy truyền thông Trung Quốc cũng đang tìm những lối ra quốc tế và có tham vọng khẳng định vị thế toàn cầu.

Họ đã đầu tư rất mạnh, khai trương liên tiếp nhiều cơ sở ở nước ngoài, và như ông Bạch Nham Tùng cho hay, CCTV hồi 2001 còn chưa biết truyền hình trực tuyến là gì nhưng nay đã làm ‘live broadcast’ liên tiếp từ đám tang Mandela ở Nam Phi.

Truyền thông Trung Quốc có tham vọng hiện đại hóa và các đài của họ muốn có thương hiệu toàn cầu.

Họ cũng nhấn mạnh đến tính khách quan, bất thiên vị nhưng tôi có cảm giác họ đặt hai khái niệm này vào quan hệ quyền lực toàn cầu, rằng ‘Trung Quốc khách quan với Anh thì ngược lại, Anh cũng cần khách quan khi nói về Trung Quốc’.

image070

Đài truyền hình CCTV đang vươn cao và lan ra toàn cầu

Điều này có vẻ khiến một phần cuộc thảo luận bị lạc đề (missing the point), vì truyền thông Anh không có vai trò đại diện cho ai trong cuộc chơi quyền lực giữa hai chính phủ.

Ở Anh, báo chí tư nhân Anh có mục tiêu tồn tại nên phải khách quan để được sự tin cậy lâu dài từ công chúng mua báo và trả phí truyền hình cáp.

Còn BBC thì đã có một Hiến chương Hoàng gia là luật định bắt buộc làm báo phải đa chiều, cân bằng và bất thiên vị thì từ lãnh đạo đến nhân viên cứ thế mà làm thôi.

Trên thế giới hiện cũng chỉ có chừng 4-5 đại tập đoàn truyền thông và chừng đó đầu báo lớn có thương hiệu toàn cầu, và điều này có nghĩa là họ đã vượt lên trên băn khoăn ở tầm quốc gia.

Ngay cả Al-Jazeera cũng có chọn vị thế là 'tiếng nói của Nam Bán Cầu' chứ không phải của riêng nước Qatar.

Vì thế, tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp Trung Quốc rằng muốn trở thành báo chí toàn cầu thì cần giảm lo ngại về ‘hình ảnh Trung Hoa sao cho đẹp’ và bớt đi tính dân tộc chủ nghĩa.

Trung Quốc vừa cho phép lập ngân hàng tư nhân thì không loại trừ khả năng đến một lúc có truyền hình tư nhân.

Đến khi ấy, họ sẽ toàn quyền vươn ra quốc tế và cạnh tranh với BBC, CNN một cách bình đẳng.

Vì hiện nay, chính các rào cản nội bộ mang tính hệ thống hoặc tư duy dân tộc trói chân khiến họ chưa thể tham gia cuộc chơi quốc tế một cách bình đẳng được.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17621)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22218)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20835)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20389)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.