Bắc Kinh muốn "đá văng" Mỹ ra khỏi Biển Đông, tân chủ nhân Ngũ Giác Đài Shanahan sẽ làm gì?

03 Tháng Giêng 20195:31 CH(Xem: 9702)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 04 JAN 2019


Bắc Kinh muốn "đá văng" Mỹ ra khỏi Biển Đông, tân chủ nhân Ngũ Giác Đài Shanahan sẽ làm gì?


Hồng Thủy


03/01/19


 (GDVN) - Chiến lược của Tổng thống Donald Trump đang ngày một rõ, còn các lựa chọn sách lược của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng vẫn là ẩn số trên Biển Đông năm Kỷ Hợi.


Mark J. Valencia, giáo sư thỉnh giảng Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc thành lập có trụ sở đặt tại Hải Nam, ngày 2/1 có bài phân tích về vai trò của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đối với cục diện Biển Đông năm 2019, năm Kỷ Hợi theo truyền thống Á Đông.


Giáo sư Mark J. Valencia tin rằng, ông Patrick Shanahan thực sự là một ẩn số có thể tác động trực tiếp đến cục diện Biển Đông năm 2019, thậm chí là tác nhân của chiến tranh hay hòa bình.


Nếu tiếp tục con đường người tiền nhiệm James Mattis đã đi, luôn tìm cách duy trì sự cân bằng cần thiết thông qua chiến lược Ấn Độ -  Thái Bình Dương tự do và rộng mở để duy trì vai trò cường quốc hàng đầu của Hoa Kỳ ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi chủ động ngăn ngừa xung đột với Trung Quốc, thì chiến tranh sẽ được ngăn chặn.


Con đường James Mattis


Mark J. Valencia tin rằng, mặc dù cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis rất cứng rắn đối với Trung Quốc, nhưng ông cũng được nhiều người xem là đáng tin cậy và thận trọng, không đối đầu nếu không cần thiết, khác hẳn những quan điểm "hiếu chiến" khác trong và ngoài Nhà Trắng.


image002

Theo Giáo sư Mark J. Valencia, mặc dù tướng James Mattis có nhiều quyết sách và hành động cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng cũng chính ông là người "cầm trịch" không để quan hệ Trung - Mỹ rơi vào đối đầu. Ảnh tướng James Mattis và Bộ trưởng QP Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, nguồn: The New York Times.


Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi, tướng James Mattis đã tạo ra một sự ổn định trong quan hệ quân sự song phương, cho nên trước việc James Mattis đột ngột rời Lầu Năm Góc, các học giả đang cân nhắc tác động từ việc này đến Biển Đông.


Quan điểm và phong cách của người kế nhiệm tướng James Mattis sẽ là yếu tố quan trọng trong quan hệ quân sự Mỹ - Trung.


Trên Biển Đông, lợi ích chính trị và chiến lược của Hoa Kỳ không có nhiều thay đổi, nhưng quyết sách của Washington thì có thể thay đổi.


Căng thẳng Trung - Mỹ trên Biển Đông nói một cách đơn giản, là trong khi Mỹ muốn duy trì sức mạnh chiến lược hàng đầu ở châu Á thì Trung Quốc muốn thay thế Mỹ.


Việc ra quyết định của người kế nhiệm tướng James Mattis cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.


Dưới thời James Mattis, Hoa Kỳ đã tăng tần suất hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, thách thức các yêu sách bành trướng của Trung Quốc.


Chính ông đã phê duyệt 3 chuyến quá cảnh eo biển Đài Loan của tàu chiến Hoa Kỳ, chấp nhận bán vũ khí mới cho Đài Loan.


Cũng tướng James Mattis đã nhiều lần cho máy bay ném bom B-52 bay quanh Biển Đông, rút lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, RIMPAC 2018.


Tuy nhiên, ngay từ đầu nhiệm kỳ, tướng James Mattis đã cố gắng trấn an Bắc Kinh với phát biểu: "Tại thời điểm này, chúng tôi không thấy bất kỳ nhu cầu nào với các động thái quân sự kịch tính."


Theo ông, Washington rất quan tâm đến hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông mà phía Trung Quốc tiến hành, nhưng ông khẳng định với báo giới trên đường thăm Việt Nam, rằng Hoa Kỳ không tìm cách kìm kẹp Trung Quốc. [2]


James Mattis cho rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ đôi khi sẽ "giẫm chân lên nhau", và hai bên cần tìm cách quản lý mối quan hệ của mình.


image001

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngồi cạnh Tổng thống Donald Trump hôm 2/1/2019. Ảnh: Reuters.


Giáo sư Mark J. Valencia đặt câu hỏi, liệu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan có quan điểm và quyết sách cân bằng lại các quyết định Mark J. Valencia gọi là "tồi tệ" của Tổng thống Donald Trump, Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton về Biển Đông, hay không?


Trong vụ việc tàu chiến Trung Quốc tạt đầu khu trục hạm USS Decatur ngày 30/9/2018 khi chiến hạm Mỹ đang thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần đá Ga Ven, Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam; Ga Ven đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp), tướng James Mattis đã quyết định không phản ứng để tránh căng thẳng leo thang.


Nếu xảy ra một tình huống tương tự, Patrick Shanahan có lựa chọn cách tiếp cận như người tiền nhiệm hay không, vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.


Kết thúc bài bình luận, Giáo sư Mark J. Valencia đưa ra lời khuyên với ông Patrick Shanahan rằng:


Mục tiêu của quân đội một quốc gia trước đây là giành chiến thắng, nhưng hiện nay phải là ngăn chặn chiến tranh, điều này đặc biệt đúng khi các bên liên quan là những cường quốc hạt nhân.


Những động thái đáng chú ý từ phía Trung Quốc


South China Morning Post ngày 1/1/2019 cho biết, tăng cường huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh là một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc năm Kỷ Hợi.


Đây là thông điệp chính trong bài xã luận trên tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày đầu tiên của năm 2019.


Zeng Zhiping, một nhà phân tích quân sự đeo lon Trung tá quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu ở Giang Tây, nhận định:


Khi việc huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu được nêu bật trong thông điệp đầu năm, điều đó có nghĩa đây sẽ là trọng tâm kế hoạch của cả năm, mặc dù dư luận không biết ý định thực sự đằng sau những lời hoa mỹ này là gì.


Thời điểm này Hoa Kỳ tiếp tục tăng sức ép lên Trung Quốc với một loạt động thái quân sự, nhưng theo cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Lin Chong-Pin, chắc chắn quân đội Trung Quốc sẽ không dám tiến hành bất kỳ cuộc chiến nào, cho dù là ở Biển Đông hay trên eo biển Đài Loan.


Quân đội Trung Quốc chỉ trở nên thận trọng hơn khi lực lượng này ngày càng phát triển.


Ít nhất có 38 Đại tá đã được thăng lon Thiếu tướng vào cuối tháng 12/2018, họ được chính ông Tập Cận Bình lựa chọn.


Trong số 38 tân Thiếu tướng này, có 9 người thuộc các đơn vị lục quân, 3 người thuộc quân chủng tên lửa và 22 người thuộc lực lượng cảnh sát vũ trang. [3]


Ngược lại với nhận định của ông Lin Chong-Pin, một Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu, ông La Viện, hôm 20/12/2019 phát biểu tại một diễn đàn về công nghiệp quốc phòng, rằng:


Tên lửa chống hạm mới của Trung Quốc có thể bắn chìm tàu sân bay lớn nhất nước Mỹ, những gì Hoa Kỳ lo ngại nhất là thương vong, 5000 quân nhân Mỹ sẽ chết nếu tàu sân bay Mỹ bị Trung Quốc bắn chìm.


La Viện tuyên bố, Trung Quốc sẽ tấn công vào bất cứ nơi nào kẻ thù sợ bị tấn công nhất, bất kỳ chỗ nào kẻ thù yếu nhất.


Viên Thiếu tướng này đe dọa: "những ai đang cố gắng khuấy động rắc rối ở Biển Đông và Đài Loan nên suy nghĩ thận trọng về tương lai của họ". 


Brad Glosserman, một chuyên gia về Trung Quốc và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Tama, Tokyo, cho rằng, phát biểu nói trên của La Viện cho thấy có nhiều người Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ thiếu quết tâm chiếm ưu thế trên chiến trường;


Quá nhiều người Trung Quốc nghĩ người Mỹ đã trở nên yếu đuối, họ không còn động lực để sẵn sàng hy sinh, trong khi khả năng chấp nhận tổn thất và thương vong trong chiến tranh của Trung Quốc có khả năng cao hơn Hoa Kỳ. [4]


Chiến lược và hành động của ông Donald Trump


Phát biểu của Thiếu tướng La Viện không lạ và không có gì mới. Bình luận của Giáo sư Mark J. Valencia cũng cho thấy ông dường như lo ngại tân chủ nhân Lầu Năm Góc có thể sẽ phản ứng cứng rắn hơn tướng James Mattis.


image003

Tướng La Viện, ảnh: Wikipedia.


Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tướng James Mattis phát triển Chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ (NDS) khi ông còn Thứ trưởng.


Là người gốc Washington, Patrick Shanahan năm nay 56 tuổi, từng dành 30 năm làm việc tại Boeing và trở thành giám đốc điều hành tập đoàn này, ông cũng từng làm việc trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ với vai trò Tổng giám đốc Chương trình 787 Dreamliner.


Nhiệm vụ quan trọng của ông Patrick Shanahan trên cương vị mới là giúp Tổng thống Donald Trump đốc thúc việc rút toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ khỏi Syria và 50% quân số khỏi Afghanistan.


Ông cũng lên tiếng ủng hộ mục tiêu của Donald Trump trong việc phát triển lực lượng không gian vũ trụ, lực lượng quân sự thứ sáu của Hoa Kỳ và vẫn đang cần sự chấp thuận từ Quốc hội. [5]


Với Trung Quốc, ông Patrick Shanahan đã nói với các nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ sau khi nhậm chức rằng, Mỹ nên tập trung vào Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc ngay cả khi đang phải chiến đấu ở Syria và Afghanistan, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với Reuters.


Các quan chức khác đã mô tả Patrick Shanahan là người ủng hộ lập trường cứng rắn của Lầu Năm Góc đối với Bắc Kinh, Chiến lược quốc phòng Mỹ mà ông góp phần quan trọng xây dựng nên, đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. [6]


Tổng thống Donald Trump đã từng sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson, Cố vấn An ninh quốc gia HR McMaster phải từ chức, Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly cũng đang nằm trong tầm ngắm của ông Donald Trump. 


Việc tướng James Mattis phải rời khỏi Lầu Năm Góc trước 2 tháng cho thấy, ông chủ Nhà Trắng sẵn sàng gạt bỏ bất kỳ trợ thủ nào ngáng trở việc thực hiện các mục tiêu chiến lược mà Donald Trump đã đặt ra.


Vào ngày cuối cùng của năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký ban hành Đạo luật Sáng kiến bảo vệ châu Á đã được Thượng viện Mỹ thông qua đầu tháng 12/2018.


Theo Nhà Trắng, đạo luật này sẽ thiết lập một chiến lược của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện để tăng cường an ninh, lợi ích kinh tế và các giá trị của Hoa Kỳ trên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Cụ thể, Mỹ sẽ chi 1,5 tỷ USD chi tiêu cho một loạt chương trình ở Đông Á, Đông Nam Á, phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn, một chính sách toàn diện trong khu vực.


Đạo luật này bao gồm các điều khoản phần lớn hướng tới việc thực hiện Chiến lược quốc phòng, Chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump. [7]


Theo Nikkei Asian Review ngày 3/1/2019, động thái này cho thấy cả Tổng thống Donald Trump lẫn Quốc hội Mỹ đang khá thống nhất trong việc gây áp lực lên Trung Quốc trong bối cảnh thời hạn "ngừng chiến" 90 ngày đang đến gần.


Thậm chí một nguồn tin của Nikkei Asian Review nói rằng, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật này còn nhằm ngăn chặn khả năng Tổng thống Donald Trump thỏa hiệp với Trung Quốc. [8]


Như vậy có thể thấy Tổng thống Donald Trump không nói chơi, và việc chống lại các hành vi bành trướng trên Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế không chỉ còn là nhận thức chung của chính giới Hoa Kỳ.


Ngay cả các đồng minh của Mỹ, tuy có cách thể hiện khác nhau, nhưng cũng đều có chung lo ngại này. 


Cách đây vài năm quan hệ Trung - Anh còn được xem như đang ở thời kỳ hoàng kim, nay đã nguội lạnh đáng kể sau khi London công khai thách thức các yêu sách vô lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, như Hoa Kỳ từng làm.


Tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson khi trả lời phỏng vấn tờ The Sunday Telegraph đã cho biết, London sẽ mở 2 căn cứ quân sự mới trong một vài năm tới, một ở Caribe, một ở Biển Đông.


Singapore đang là địa điểm Anh cân nhắc.


Theo ông Nghê Lạc Hùng từ Đại học Khoa học chính trị và luật Thượng Hải, kế hoạch này là bằng chứng rõ ràng hơn về việc Anh và các đồng minh quan trọng khác của Mỹ ngày càng gắn kết với cách tiếp cận cứng rắn của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. [9]


Trong bối cảnh đó, lo ngại của Giáo sư Mark J. Valencia là có cơ sở.


Bởi lẽ chiến lược của Tổng thống Donald Trump đang ngày một rõ, còn các lựa chọn sách lược của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng vẫn là ẩn số trên Biển Đông năm Kỷ Hợi.


Hoạt động của Mỹ và đồng minh trên Biển Đông năm 2019 nhiều khả năng sẽ gia tăng, hoặc giữ nguyên tần suất như 2018, những tình huống chạm trán như vụ tàu Trung Quốc tạt đầu khu trục hạm USS Decatur ngày 30/9/2018 dễ xảy ra và ông Patrick Shanahan chọn đối sách nào, sẽ tác động trực tiếp đến cục diện an ninh khu vực.


Nguồn:


[1]https://www.scmp.com/comment/insight-opinion/united-states/article/2180253/post-mattis-south-china-sea-can-next-defence


[2]https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2168756/us-defence-secretary-james-mattis-hits-out-predatory-chinese


[3]https://www.scmp.com/news/china/military/article/2180309/chinas-military-priorities-2019-boost-training-and-prepare-war


[4]https://www.stripes.com/news/many-chinese-think-americans-lack-resolve-to-prevail-in-battle-expert-says-1.562838


[5]https://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/2180078/patrick-shanahan-new-guy-pentagon-hot-seat-after


[6]https://www.reuters.com/article/us-usa-military-china/remember-china-china-china-new-acting-u-s-defense-secretary-says-idUSKCN1OW151


[7]https://thediplomat.com/2019/01/trump-signs-asia-reassurance-initiative-act-into-law/


[8]https://asia.nikkei.com/Economy/Trade-War/Trump-and-Congress-up-pressure-on-China-with-Asian-security-law


[9]https://sg.news.yahoo.com/britain-planned-naval-southeast-asia-120338262.html


Hồng Thủy


* Tựa của VH
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18611)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20035)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21123)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19519)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18315)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22278)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18618)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20652)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19897)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25196)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20124)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18497)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17688)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20353)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17689)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20286)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20295)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20776)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22089)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18749)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…