Đào Như: Tương lai hình thành COC ở Biển Đông

24 Tháng Giêng 201911:10 CH(Xem: 10133)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 25 JAN 2019


TƯƠNG LAI HÌNH THÀNH BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG COC (Code Of Conduct)


image006


Tác giả Đào Như


Hôm 18/1/2019 tại Hội Nghị Thâu Hẹp Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN-AMM Retreat-tại ChiangMai-ThaiLan, Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Viêt Nam, ông Phạm Bình Minh lên tiếng kêu gọi các nước ASEAN: ”Tình hình thực địa Biển Đông vẫn diến biến phức tạp, hoạt động quân sự hóa tiếp tục gia tăng- đề nghị ASEAN duy trì đoàn kết, tiếng nói chung, nỗ lực đóng góp cho hòa bình, ổn định và an ninh khu vực trên cơ sở đă nhất trí, trong đó có tự kiềm chế và không quân sự hóa Biển Đông, thực hiện đầy đủ, hiệu quả của bản Tuyên Bố Về Ứng Xử Của Các Bên ở Biên Đông-DOC- (Declaration Of Conduct)- và phấn đấu đạt bộ Qui Tắc Ưng Xử ở Biển Đông-COC- (Code Of Conduct)-hiêu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế-Công Ước LHQ về luật biển năm 1982http://baoquocte.vn/hoi-nghi-hep-bo-truong-ngoai-giao-asean-amm-retreat-85848.html


     Đây không phải lần đầu tiên Bộ Qui Tắc Ưng xử tại Biển Đông-COC được nhắc nhở đến. Tại Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoai giao ASEAN-Trung Quốc -(AMM-TQ)- tại Manila-Philippines hôm 7-8-2017, đã chính thức  thông qua ‘Khung’ của Bộ Qui Tắc Ưng Xử tại Biển Đông-COC- đúng sau 15 năm kể từ ngày ký kết Tuyên bố Ứng xử các bên tại Biển Đông-DOC-tháng 11-2002. Bước đi này được các quan chức TQ và ASEAN ca ngợi như một dấu mốc quan trọng, môt bước đột phá trong việc giảm thiểu những căng thẳng gây ra bởi những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong khu vực. Văn bản ‘Khung’ sẽ là nền tảng cho viêc tham vấn xây dựng COC. Măc dầu những điều lệ và nội dung của ‘khung’ chưa ai đươc biết gồm có những gì? Ai hình thành ‘Khung’? ASEAN hay là TQ? Theo tinh thần của buổi họp, hinh như Bắc Kinh đơn phương hình thành “Khung”?


     Trong khi đó Tác giả Nguyễn Đăng Thắng, Chuyên viên Khoa Luât Quốc Tế, Hoc Viện Ngoại Giao Viêt Nam, trong bài tham luận về COC đã lên tiếng đòi xét lại ba tính chất ban đầu của COC:


 1- Tinh chất của COC?  Tác giả Nguyễn Đăng Thắng nêu lên câu hỏi, COC là điều ước quốc tế, có tinh cách ràng buộc, hay COC chỉ là văn kiện chinh trị?


2- COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là TQ? Hay là đây chỉ là cuộc đầm phán giữa 11 nước? (10 nuớc ASEAN+1TQ)- Nói cụ thể hơn, theo quan điểm của ASEAN, COC sẽ là văn kiện đàm phán và thông qua giữa một bên là ASEAN như là một khối và bên kia là TQ. Trong khi đó, hinh như TQ vẫn duy trì, bám víu quan điểm COC là văn kiện được ký kết giữa 11 nước (gốm 10 nước ASEAN và 1TQ).  Quan điểm ASEAN là một khối, trong việc đàm phán về COC, ASEAN có đầy đủ Pháp lý, Chính trị Thưc tiễn


- Về Pháp Lý: Hiến Chương ASEAN có hiệu lực vào năm 2008 đươc xây dựng để tăng cường hòa bình, duy trì an ninh ổn định và phát triển kinh tế khu vực,


- Về Chính trị: Cộng Đồng ASEAN được chính thức thành lập vào năm 2015 dựa 3 cột trụ: Chinh trị-An ninh-và Kinh tế trên Biển Đông và Khu vực(1),


- Về thực tiển: Sau 50 năm tồn tại và phát triển của khối ASEAN cho thấy viêc ký kết văn bản giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài luôn với tinh thần ASEAN là một khối. Tinh thần này rất phổ biến trong công đồng quốc tế, coi ASEAN như là một khối.


3- Mối quan hệ giữa DOC và COC- Về việc này ông Nguyễn Đằng Thắng nhắc lại: “Trong buổi phát biểu  tai hội nghị AMM+TQ tại Manila- Philippines-hôm 7 tháng 8- 2017, Bộ trưởng ngoai giao TQ, Vương Nghị nói: “TQ và ASEAN sẽ tiếp tục chân thành thúc đẩy  viêc tham vấn COC và xây dưng Bộ các quy tắc khu vực mà tất cả công nhận. Chúng ta có chung một nguyện vọng và bản COC cuối cùng là bản DOC nâng cấp”. 


Theo tác giả Nguyễn Đăng Thắng “ việc đàm phán COC trong khuôn khổ của DOC có thể không gây ra gây ra tranh cãi vì COC đã được  trù định  tại khoản 10 của DOC. Còn việc COC là một DOC nâng cấp sẽ đặt ra nhiều câu hỏi: “Nâng cấp ở đây là gì? Hình thức hay nội dung?”. Nếu chỉ là nâng cấp về hình thức mà bỏ qua phần nội dung, tức là nâng cấp DOC từ một văn kiện chính trị lên thành một điều ước quốc tế thì dường như không thỏa đáng. Những diễn biến trong thời gian qua cho thấy nội dung của DOC đã không ngăn cản được việc gia tăng căng thẳng bắt nguồn từ những hoạt động phá vỡ nguyên trạng trên thực đia làm xoi mòn lòng tin như việc lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo hay hoạt động đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực như việc bố trí khí tài quân sự và quân sự hóa các vị trí chiếm đóng tai Biển Đông”,  http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/7025-dam-phan-coc-mot-so-cau-hoi-ban-dau


Những đòi hỏi xét lại ‘tính chất ban đầu’ của COC của tác giả Nguyễn Đăng Thắng xem chừng song hành với động thái của chính phủ Viêt Nam bất ngờ trở nên cứng rắn với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Hãng Reuters đưa tin, “theo bản thảo về COC mà Reuters có được, hôm cuối tháng Chạp-2018, “phía Hà Nội muốn đặt ngoài pháp luật nhiều hành động mà Bắc Kinh tiến hành trên khu vực Biển Đông trong nhiều năm qua, trong đó bao gồm các việc xây dựng đảo nhân tạo, triển khai các loại vũ khí phong tỏa biển như hệ thống tên lửa. Bên cạnh đó VN cũng thúc đẩy những điều khoản ngăn chận TQ thiết lập  vùng Nhận Dạng Phòng Không-VNDPK-ADIZ- trên khu vực Biên Đông”. Đây là một hành động mà Bắc Kinh đã tiến hành đơn phương thực hiện trên khu vực Biển Đông Trung Hoa vào năm 2013. Hơn thế nữa Hà Nội yêu cầu các nước tham gia đàm phán COC minh định yêu sách của Viêt Nam về chủ quyền của các nước trên Biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế về biển-1982.. Đông thái này của VN có ý khơi lại sự phi lý của bản đồ đường lưỡi bò của TQ vốn bao trùm phần lớn diện tích của Biên Đông một cách độc đoán, bạo ngược, không có vi bằng lich sử, mà tòa án quốc tế PCA đă từng gây gắt lên án Trung Quốc. https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cung-ran-bat-ngo-voi-trung-quoc-ve-van-de-bien-dong/4722846.html


Reuters cho hay, TQ cũng có những đề xuất,yêu sách riêng của họ: TQ quyết tâm ngăn chận những cuộc tập trận giữa các nước trong khu vực với cường quốc bên ngoài; TQ “cấm cửa” các tâp đoàn dầu khí bên ngoài TQ và ĐNÁ, tham gia khai thác tài nguyên trong khu vực Biển Đông, trừ khi có sự đồng ý của các nước tham gia COC. Chắc chắn yêu sách này của TQ sẽ bị một số các nước ASEAN, nhất là VN sẽ cực lực bác bỏ. TQ đă từng dùng áp lực quân sự buộc VN không được họp tác với hãng ngoại quốc khai thác dầu khí trên Biển Đông như Repsol của Spain (7-2017), ExxonMobil của Mỹ (12-2017), Rosneft của Nga (3-2018)


     Nhận định về những đề xuất và đòi hỏi của Viêt Nam và TQ tại các phiên họp đàm phán về COC trong tương lai các nhà quan sát cho rằng ở giai đoan này, tất cả các bên đưa ra những yêu sách cao nhất để mặc cả. Nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng cán cân quyền lực tại Biển Đông sẽ nghiêng về phía TQ và những yêu sách của VN sẽ bị giảm thiểu tối đa dưới áp lực quân sự và kinh tế của TQ, ngoại trừ có sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh Indo Pacific.


Đến đây xin ghi nhận một sự kiện trùng hợp lịch sử:


-  Hôm 31-tháng 12-2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh ban hành đạo luật “Sáng Kiến Trấn An Châu Á– Asia Reassurance Initiative Act-ARIA”, với cam kết $1.5 tỷ USD dành ưu tiên hỗ trợ đồng minh ASEAN. Nên nhớ đạo luật này được thông qua tai Hạ Viên Mỹ với đa số áp đảo và tại Thượng viện với đa số tuyệt đối 100%. Phải chăng cả Hành pháp lẫn Lập pháp của Mỹ đều đồng thuận chống lưng cho khối ASEAN và nhất là VN trong việc chống lại tham vọng bành trướng của TQ trên Biển Đông và tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.


 Trước đó, ngày 10-11-2018 nguyên Ngoai trưởng Mỹ, Mike Pompeo, người đã từng tuyên bố TQ không có quyền coi Biển Đông như ao nhà, và không nên đặt các nước ASEAN trước có sự kiện “việc đã rồi-Fait Accompli”- đã lên tiếng kêu gọi TQ hãy ngưng xây dựng đảo nhân tạo, và ngưng quân sự hóa trên Biển Đông và ông cũng yêu cầu chính phủ Bắc Kinh hãy dỡ bỏ những tên lửa (hỏa tiễn) trên Biển Đông. (In first Washington calls on Beijing to Remove missiles from South China Sea)


https://www.japantimes.co.jp/news/2018-11-10/asia-pacific/politics-diplomacy-asia-pacific/first-washington-calls-beijing-remove-missiles-south-china-sea/#.XEZcA1X0k3V


 Ngày 17-1-2019, trên báo Bloomberg Businessweek tác giả Michael Schuman đả lên tiếng cảnh báo thế giới ”Hãy tạm quên cuộc thương chiến với Mỹ, TQ đang trong hiện tình khủng hoảng kinh tế thật sự-forget the trade war- China is already in crisis”, và ông đã trưng ra những chứng liệu về sự khủng hoảng kinh tế của TQ trong tình hiện tại: Lần đầu tiên trong hơn 2 thập niên, số liệu mua xe hơi của người dân TQ xuống thắp nhất. Tăng trưởng kinh tế ở quí thứ 3 năm 2018 đã giảm xuống còn 6.5%. Đó là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong suốt hơn 2 thập niên kể từ đỉnh điểm khủng hoảng kinh tế năm 2009. Tháng 1-2019 thị trường chứng khoán Thượng Hải sụt giảm hơn 1/4 so với năm 2018. Hãng Apple đầu tháng 1-2019 cho hay doanh nghiệp IPhone tai TQ đang chùng xuống và cảnh báo thế giới về một TQ với nền kinh tế đang trì trệ sẽ kéo theo giảm tốc tăng trưởng toàn cầu. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của TQ sang Hoa Kỳ do Tổng thống Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy, xí nghiệp TQ.  Một sư sút giảm bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu của tháng 12 cho thấy nền kinh tế TQ đang giảm tốc một cách nguy hiểm. Điều này đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước trong đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột. Chính quyền Bắc Kinh đang nhìn về ngày 2-tháng 3 sắp tới,  với $200 tỷ USD thuế quan do Trump áp đặt trên các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ TQ, như lưỡi gươm Democles đang treo lơ lửng trên sinh mạng của nền kinh tế TQ.


https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-01-17/forget-the-trade-war-china-is-already-in-crisis


        Trong khi đó, liệu TQ có từ bỏ lâp trường trên những quan điểm cứng rắn và yêu sách của nước này trong cuộc đàm phán xây dựng COC với ASEAN và VN, như TQ sẽ nhún nhường trong những cuộc đàm phán sắp tới với Mỹ? Hay ngược lại, Tâp Cận Bình có thể phá vỡ cuôc đàm phán về COC và triển khai một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông hầu để xử lý khủng hoảng kinh tế và tiếp tục “Giấc Mơ Trung Hoa: Made in China-2025”?.../.       


 Đào Như


Thetrongdao2000@yahoo.com


Chicago Jan-22-2019
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19840)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17268)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25544)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20326)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20748)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19312)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20038)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19665)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18976)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18297)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18757)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17750)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18243)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18815)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21781)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21386)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18517)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22729)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27737)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21727)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...