Vì sao lại là Kiên Giang?

15 Tháng Tư 20196:41 CH(Xem: 10476)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BA 16 APRIL 2019


Vì sao lại là Kiên Giang?


image017


F - Nguyễn Minh Chí


Sinh Bắc Tử Nam?


- Nguyễn Phú Trọng bất ngờ bị đột quỵ khi đến làm việc tại Kiên Giang trưa ngày 14/4/2019, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 76 của vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đầy quyền uy này.


Sau khi được các bác sỹ bệnh viện đa khoa Kiên Giang chuẩn đoán bị xuất huyết não, ông Trọng lập tức được cáng lên chuyên cơ đưa về Sài Gòn trong tình trạng hôn mê.


Ông Nguyễn Thanh Nghị cũng có mặt trên chuyến bay "định mệnh" này. Sự có mặt của ông bí thư Kiên Giang có lẽ không phải để chăm sóc cho tổng bí thư, mà đúng hơn, ông Nghị bị buộc phải đóng vai trò là một "con tin", đảm bảo rằng sẽ không có bất cứ một "tai nạn" hàng không ngẫu nhiên nào có thể xảy ra.


Thân phụ ông Nghị, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có mặt và chờ sẵn từ rất sớm để cùng với bộ công an "tiếp quản" toàn bộ bệnh viện Chợ Rẫy - nơi dự kiến sẽ là một điểm nóng trong những ngày tới.


Giữ bí mật thông tin sức khỏe TBT


Từ sân bay Tân Sơn Nhất, ông Trọng được đưa lên xe cứu thương, hộ tống bởi trên 30 chiếc xe biển xanh hú còi dẹp đường, đưa thẳng đến bệnh viện Chợ Rẫy.


Sự có mặt của bệnh nhân "siêu VIP" này, với đội xe tháp tùng hùng hậu nối đuôi nhau kẹt cứng lập tức gây náo động toàn bộ khu vực bệnh viện.


Mọi hoạt động khám chữa bệnh bình thường tại Chợ Rẫy cũng bị ảnh hưởng theo. Người nhà và bệnh nhân đang điều trị tại đây đã tỏ ra khá bất bình khi họ phải đi lòng vòng mãi mới vào được bên trong.


Trước đó, nhiều cán bộ, viên chức và y bác sỹ tại bệnh viện Chợ Rẫy đã được yêu cầu rời khỏi ca trực để ra về mà không nêu rõ lý do.


Bên ngoài, lực lượng công an đông đảo, gồm cả thường phục lẫn sắc phục xuất hiện dày đặc tại những ngả đường dẫn đến bệnh viện. Những người đi ngang vô tình mở điện thoại lập tức bị những kẻ lạ mặt tiếp cận kiểm tra, không cần biết có chụp ảnh hay không.


Hành lang bệnh viện đông nghẹt công an, đứng đầy cả trong thang máy lẫn thang bộ. Đi đâu cũng có người theo sát, mặt ai cũng lộ vẻ căng thẳng và đằng đằng sát khí.


Trong khi đó, một số khu vực trong bệnh viện thì lại vắng tanh không một bóng người, ngỡ như lạc vào bệnh viện ma.


Gần như toàn bộ hệ thống chính trị đã được huy động nhằm giữ bí mật tuyệt đối mọi thông tin về tình trạng sức khỏe của ông tổng bí thư.


Không một tờ báo nào ở Việt Nam dám đăng tin, dù vụ việc đang là đề tài nóng nhất từ đầu năm đến nay. Ngay cả những người thạo tin trong nước cũng tỏ ra e dè. Theo luật bảo vệ bí mật nhà nước vừa được quốc hội CSVN thông qua, sức khỏe lãnh đạo được xếp vào danh mục "bí mật nhà nước".


Thậm chí, đến cả những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cũng bị bắt phải giao nộp điện thoại trước khi tiến hành điều trị.


Vì sao lại là Kiên Giang?


Đến 17:30', Nguyễn Phú Trọng đã được đưa đi chụp MRI (cộng hưởng từ) não trong tình trạng vẫn còn hôn mê. Bệnh nhân nhanh chóng được xác định là bị xuất huyết não, tình trạng nguy kịch. Dù có cứu chữa được thì cũng sẽ để lại di chứng như bị liệt hoặc rối loạn nhận thức...


Thông tin này, nếu được xác nhận, sẽ là một dấu chấm hết đối với tương lai chính trị của ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người mà hầu như vẫn chưa có dấu hiệu sẽ chuyển giao quyền lực tại đại hội 13 vào năm 2021.


Để trấn an dư luận, một số ngòi bút thân cận với ban tuyên giáo CSVN đã lập tức tung ra những thông tin đầy lạc quan về sức khỏe ông Trọng. Một nhà báo "tín hiệu" nổi tiếng thậm chí còn nói rằng ông Trọng chỉ bị "choáng" một chút và không gây nguy hiểm đến tính mạng.


Tuy nhiên, chỉ cần nhìn phản ứng cuống cuồng của những kẻ tháp tùng ông Trọng tại bệnh viện Chợ Rẫy thì ai cũng hiểu rằng "người đốt lò vĩ đại" của họ vẫn đang trong cơn thập tử nhất sinh.


Rất nhiều "đồng chí" của ông Trọng sẽ phải hồi hộp ngóng tin. Sự ra đi đường đột luôn để lại một khoảng trống chính trị rất lớn cho các phe phái trong đảng mặc sức tranh giành.


Trong số này, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng con cái và thuộc hạ của ông ta đã có thể thở phào nhẹ nhõm lần đầu tiên kể từ đại hội 12 đến nay.


Ông Trọng có lẽ sẽ không phải nhập viện trong ngày sinh nhật lần thứ 76 của mình nếu như ông ta không quá coi thường đối thủ.


Trước đó, vào ngày 12/4/2019, ông Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ký tờ trình xin thành lập thành phố Phú Quốc trước khi lập đặc khu.


Một ngày sau, chiều 13/4/2019, ông Trọng cùng phái đoàn cao cấp từ trung ương bất ngờ đến Kiên Giang làm việc với bí thư Nguyễn Thanh Nghị, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng.


Cùng lúc đó, thuộc hạ ông Trọng tại bộ công an đã tiến hành bắt giam Phạm Nhật Vũ, em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng với cáo buộc đưa hối lộ. Ông Trọng có lẽ cũng muốn xem phản ứng của Nguyễn Thanh Nghị khi nghe tin này.


Ông ta cũng đã không giấu giếm ý đồ sẽ bắt tiếp em gái ông Nghị là Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đến lúc này thì "người tử tế" cũng không thể ngồi yên.


Cú đột quỵ của Nguyễn Phú Trong vào buổi trưa ngày 14/4/2019, ngay giữa đảng bộ Kiên Giang, là một câu trả lời rất rõ ràng từ phía Nguyễn Tấn Dũng. Bị đâu không bị, bị ở Kiên Giang thì khó ai tin rằng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.


Khi bài viết này đang được hoàn tất, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng bắt đầu hồi tỉnh. Mà nếu có tỉnh thì "người đốt lò vĩ đại" khó có thể bùng cháy thêm bất cứ lần nào nữa khi sự nghiệp chính trị đã ở bên kia sườn dốc. Cái câu "sinh Bắc tử Nam" dùng để xúi dục hàng triệu thanh niên miền Bắc khi xưa không ngờ cũng có ngày ứng nghiệm đối với người đứng đầu đảng CSVN.


15/04/2019
(Người Quan Sát/ fb Nguyễn Thuý Bình)


image016

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18335)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19257)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17631)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18844)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22223)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22743)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18728)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20839)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21978)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22178)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19666)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20397)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19548)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24362)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23517)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.