THỬ TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI HỘI NGHỊ TƯ - X

28 Tháng Bảy 20199:05 CH(Xem: 9490)
VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 29 JULY 2019

THỬ TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG  TẠI HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG-X

image006
Đào Như

Để cụ bị cho Đai hôi-XIII, hôm 16 tháng 5 năm 2019, tại Hội nghị Trung Ương X, qua bài phát biểu, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng, đề xuất 3 câu hỏi chủ chốt:

1- Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không?
2- Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3- Có cần sửa đổi điều lệ của ĐCSVN không?

Chính 3 câu hỏi cốt lõi này đã làm nức lòng và rung động trái tim của cả nước, nhất là cho những ai đã từng ước mơ đất nước sẽ sớm thoát khỏi gọng kềm của Chuyên Chính Vô Sản. https://nld.com.vn/thoi-su/toan-van-phat-bieu-khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-10-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-20190516184904136.htm
Phải chăng đây là Bản Tuyên Ngôn cuả Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tich nước Nguyễn Phú Trọng: Sau hơn 70 năm thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã sai lầm cai trị độc đoán toàn diện đất nước Viêt Nam, đã ngăn chận làm chậm lại tiến trình hội nhập của dân tộc vào cộng đồng nhân loại.

Do đó 3 câu hỏi trên của CT nước Nguyễn Phú Trọng, đã dấy lên những phản đối của một số đảng viên cực đoan còn tồn tại trong hàng ngũ ĐCSVN. Hồi tháng 5-2019, một “cựu tù chuồng cọp-Côn Đảo”,  Nguyễn Văn Ba đã lên tiếng thẳng thừng chống đối tư tưởng đổi mới của CT nước Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Văn Ba mỉa mai:“ Phải mất hơn 20 năm, những đầu óc lý luân vĩ đại, các viện nghiên cứu chiến lược, mới tìm ra được chữ ‘VÀ’. Từ đây không còn giải thích lòng vòng với thế giới và trong nước là Viêt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Chắc chắn trong chuyến đi Mỹ sắp tới Việt Nam cũng phải yêu cầu Mỹ công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Nếu được công nhận, kinh tế VN sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi mới” …
https://vandoanviet.blogspot.com/2019/05/ong-trong-va-hoi-nghi-trung-uong-10.html#more
Qua bài phát biểu trên, chúng ta thấy ông Ngyễn Văn Ba chống đối lai tư duy của TBT-CT nước Nguyễn Phú Trọng trên từng quan điểm: Đổi mới kinh tế- Đổi mới chính trị- Về Đảng,Nhà nước thay đổi điều luật Đảng, bằng những luận điệu, lời lẽ cứng rắn vô cùng cay đắng.

Đi xa và nguy hiểm hơn nữa hôm 19-6 vừa rồi, trang mạng Voatiengviet.com có đăng lại nguyên văn bài viết của blogger Trân Văn có tựa đề:
“Kiến Nghị: Cần Sẵn Sàng Kỷ Luật Ngay Cả…”Bác” .
https://www.voatiengviet.com/a/kien-nghi-san-sang-ky-luat-luon-ca-bac/4964199.html
Sau khi dong dài với kiến nghị chỉ trích tư tưởng đổi mới của CT nước Nguyễn Phú Trọng, vì cho rằng những đổi mới của Chủ Tich nước Nguyễn Phú Trọng vi phạm nghiêm trọng đối vói cương lĩnh của Đảng. Trân Văn còn khẳng định: “Trong quá khứ đảng ta đã từng vận dụng hết sức nhuần nhuyễn hoàn cảnh lịch sử để giải thích nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm của đảng ta đối với quốc gia, dân tộc, tại sao lần này các đồng chí lại ngần ngại sử dụng hoàn cảnh lịch sử để đập tan luận điệu của các thế lưc thù địch, phản động và ý kiến của các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất về chính trị. Chẳng lẽ các đồng chí cũng tự diễn biến, tự chuyển hóa nên cũng chao đảo về…lập trường, thiếu kiên định về…tư tưởng?…Không chỉ càng ngày càng nhiều đồng bào bị các thế lực thù địch phản động kich động mà ngay cả các đồng chí cũng vậy…Cho dù đảng ta đã kỷ luật một số đồng chí như Chu Hảo, Trần Đức Anh Sơn…nhưng theo tôi rung cây như thế chưa đủ dọa khỉ…Tôi tin nỗ lực ngăn chận tình trạng suy thoái tư tưởng sẽ là hiệu quả hơn nếu Ủy Ban Kiểm Tra của Ban Chấp Hành –Trung Ương đảng ta xem xét kiến nghị Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư xử lý kỷ luật ”Bác” vì vi phạm nhiều điều trong’19 điều lệ đảng viên không được làm’…Xử lý kỷ luật đảng viên không có vùng cấm, hà cớ gì chúng ta không áp dụng với “BÁC”…Xử lý kỷ luât “BÁC” sẽ giúp ngăn chận các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất về chính trị…Nguy hiểm quá các đồng chí ạ!...”

Đọc thoáng qua những dòng trên ai cũng hiểu chữ “BÁC” ở đây không ai ngoài “BÁC TRỌNG”. Mặc dầu đây chỉ là bài viết trên blog cá nhân, nhưng những luận điệu của blogger Trân Văn tố cáo ông chỉ là một kẻ giáo điều, lạc hậu. Nhưng đồng thời chúng ta cảm nhận bài phát biểu trên của ông Trân Văn là những bộc lộ, chân tình và quyết liệt của một đảng viên cực đoan của ĐCSVN có tầm nhìn giới hạn vào thế giới hôm nay, một thế giới toàn cầu hóa, thay đổi, đào thải, chuyển hóa không ngừng.

Trong hiện tình, không ít những đảng viên cộng sản cưc đoan vẫn còn đâu đó tiếp tục bài xích tư tưởng đổi mới đất nước của TBT-CT nước Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên những đả kích của họ chỉ làm dấy lên những tư tưởng chân chính, kích động những nhà trí thức và những đảng viên tiến bộ của ĐCSVN và nhất là những người dân bấy lâu nay vốn dĩ trầm lặng chịu đựng, họ bắt đầu tích cực đúng lên hậu thuẫn tư tưởng đổi mới của CT nước Nguyễn Phú Trọng. Các thành viên của Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chinh Tri, Quốc Hội, đều đứng sau hậu thuẫn CT nước Nguyễn Phú Trọng.
Dưới quyền chủ tọa với sự đồng tình của bà Nguyễn Thị Kim Ngân-Chủ Tịch Quóc Hội, và qua sự phân công của Thủ tướng Chính Phủ, Nguyễn Xuân Phúc, hôm 6 tháng 6 vừa qua, tại phiên trả lời chất vấn tại Quôc Hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoai giao, Phạm Bình Minh phát biểu: ”Trong quá trình đổi mới hội nhập, phát triển đất nước, khu vực Kinh tế Tư nhân ngày càng lớn mạnh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội. Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc Hội, Chính Phủ, Thủ Tướng Chính phủ luôn luôn quan tâm phát triển khu vực kinh tế quan trọng này…”
https://baoquocte.vn/pho-thu-tuong-pham-binh-minh-thay-mat-chinh-phu-tra-loi-chat-van-tai-quoc-hoi-95447.html
Như thế là mặc nhiên Chinh phủ và Quốc Hội đồng tình với TBT-CT nước Nguyễn Phú Trọng, phủ nhận vai trò phát triển kinh tế đất nước, xóa đói giảm nghèo của nền Kinh tế Nhà nước, nền Kinh tế Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hôm 14 tháng 6 vừa rồi, Giáo Sư Tiến sĩ Khoa hoc,Trần Xuân Hoài, một nhà bình luận của báo Tia Sáng  có bài viết về giáo sư Hoàng Tụy, một trí thức lớn, một kẻ sĩ năng lòng với đất nước. Nhân dịp này giáo sư Trần Hoài Xuân nhắc lại tư tưởng đổi mới Chế độ Chinh trị, thể chế Kinh tế của TBT-CTN Nguyên Phú Trọng :
“ Với tư cách Tổng bí thư (TBT) và Chủ tịch nước (CTN) Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đặt ra ở Hội nghị Trung ương X tháng 5/2019 vừa qua ba câu hỏi:
“ Có nên xóa bỏ thành phần Kinh tế Nhà nước không?”
“ Đổi mới Chính trị có phải đổi mơi chế độ chinh trị không?”
“ Có cần sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN không?”
Và giáo sư Trần Hoài Xuân khẳng định:
“Những câu hỏi đó là những vấn đề cốt lõi về tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thồng nhà nước, trước đây thường được coi là cấm kỵ. Thế nhưng giáo sư Hoàng Tụy, một nhà toán học nổi tiếng, một trí thức tiêu biểu, luôn luôn dấn thân cho sự tiến bộ xã hội ngay từ 7 năm trước, 2012, trong một số báo xuân  của Tia Sáng đã trình bày những tư tưởng mạnh dạn đó, trong bài viết: “Tái Cấu Trúc Và Sửa Lỗi Hệ Thống”….Sửa đổi hiến pháp đi đôi với chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn bộ máy chính quyền, tái cấu trúc tầng sâu chính trị nhằm sửa sai hệ thống, là yêu cầu khẩn thiết hiên nay, cần thưc hiên cho được mới có thể lấy lại niềm tin đang mất dần của dân….
…Giá như những lời tâm huyết đó, nói thẳng đó, được các cấp lãnh đạo nà nước lưu tâm như TBT và CTN Nguyễn Phú Trọng đã đăt ra nhưng câu hỏi trong những ngày vừa qua, thì ít nhất người Việt chúng ta không mất thêm ít nhất 7 năm ( và có thể hơn nữa)  chỉ để chính thức nhận ra vấn đề cốt lõi ngăn cản dân tộc phát triển.” …
http://tiasang.com.vn/dien-dan/GS-Hoang-Tuy-mot-tri-thuc-lon-mot-ke-si-nang-long-voi-dat-nuoc-16421

Và còn những ai nữa, những nhà trí thức, những người cầm bút, nhũng đảng viên tiến bộ biết giác ngộ quyền lợi của quốc gia dân tộc, những người lưu vong chính trị, những người dân vốn dĩ trầm lăng chịu đựng và âm thầm phấn đấu, hôm nay là cơ hội để họ đúng lên hậu thuẫn tư tưởng đổi mới của TBT-CTN Nguyễn-Phú Trọng để tự giải phóng mình, giải phóng đât nước, giải phóng dân tôc ra khỏi gọng kềm của Chuyên Chinh Vô Sản, cột sống của Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản…/.
 
Đào Như
Chicago
July-29-2019

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18329)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18839)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22217)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20388)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23508)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.