Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma

04 Tháng Tám 20198:40 CH(Xem: 9031)

Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma

Nguồn: Nghiencuuquocte.org

image007

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Hồi ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có tên “My Land and People” (Quốc Thổ và Quốc Dân tôi) do Chánh Quang dịch và đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182 (tháng 10-1967). Bài viết chỉ gồm 6 trang nhưng đã cho thấy nhiều minh chứng về một số sự kiện liên quan đến việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức đánh Tây Tạng  bằng vũ lực vào năm 1950, mặc dù chính quyền Trung Quốc cho là họ giải phóng hòa bình Tây Tạng, hay hợp nhất Tây Tạng. Sau đó khoảng 9 năm, một lần nữa vấn đề Tây Tạng lại bùng phát và lần này thì bi kịch xảy ra: Tây Tạng bị chiếm đóng vào năm 1959 và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Chính phủ của ông và dân chúng phải lưu vong ra nước ngoài. Trước biến cố này, Ngài có viết ba bức thư cho tướng Tan Kuan-san, quyền đại diện của Chính phủ trung ương Trung Quốc tại Tây Tạng và là chính ủy của Quân khu Tây Tạng.[1]

Nay chúng tôi xin trình bày lại các bức thư để bạn đọc hiểu thêm vấn đề này, qua đó cũng cho ta thấy rõ tâm trạng của Đạt Lai Lạt Ma trước sự an nguy của quốc dân của ông.

Trong các tác phẩm cổ văn của Tây Tạng, quốc gia này thường có tên gọi “Khawachen”, có nghĩa là “Xứ Tuyết” hay “Sildanjong”, có nghĩa là “Vùng đất khí hậu lạnh”. Tây Tạng được thế giới xem như một quốc gia xa xôi ở Trung Á, ít người lui tới vì quanh năm xứ này được bao bọc bởi các núi tuyết. Tây Tạng có thủ đô là Lhasa (Lạp Tát), năm đó có dân số 40.000 trên tổng số dân Tây Tạng là 6 triệu, trong đó có khoảng 18% là nhà sư và 2% là ni cô. Thời xa xưa, Phật giáo từ Ấn Độ bắt đầu du nhập vào Tây Tạng, đặc biệt là vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 7 dưới triều vua Songtsen Gampo (605-650). Theo truyền thuyết, người ta tin rằng nhà Vua là hóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát và là vị vua ủng hộ  Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng. Nhà vua đặt ra 16 điều răn đạo đức khuyên dân chúng thực hành theo, đã kiến lập thủ đô Lhasa và xây dựng nhiều chùa khắp nơi trong nước. Phật giáo Tây Tạng phát triển từ đó.

Sau khi chiếm chính quyền tại trung ương, ngày 07/10/1950, quân đội Trung cộng bắt đầu mở cuộc tấn công sáu mặt vào lãnh thổ Tây Tạng. Khi ấy đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 –Tenzin Gyatso – mới 15 tuổi. Tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma gửi thư cho Chính phủ Bắc Kinh, trong thư nói “Tôi lần này tiếp nhận yêu cầu chấp chính nhiệt liệt và thành khẩn của toàn thể nhân dân Tây Tạng”, “quyết định đạt được hòa bình như nguyện vọng của nhân dân”, phái đại biểu “đến Chính phủ nhân dân trung ương mưu cầu giải quyết vấn đề Tây Tạng”.

Ngày 07/11/1950, Ngài gửi thư nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp giúp đỡ, nhưng  lời yêu cầu của Ngài không được đáp ứng. Cùng lúc, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng gửi công hàm cho chính quyền Trung Quốc nhắc lại tình hữu nghị xưa nay giữa hai nước và yêu cầu họ rút quân khỏi Tây Tạng cũng như giao trả các tù binh Tây Tạng bị bắt. Nhưng chính phủ Trung Quốc làm ngơ. Điều này cho thấy, vào thời điểm đó Ngài xem Trung Hoa và Tây Tạng là hai quốc gia với hai chính phủ riêng biệt.

Dưới áp lực quân sự của Trung cộng, nhận thấy không đủ sức đương đầu về mặt quân sự, nên chính phủ Tây Tạng buộc lòng phải gửi phái đoàn sang Bắc Kinh nghị hòa ký hiệp ước gồm 17 điều vào ngày 23/05/1951; sau đó nhà cầm quyền Trung Quốc đã không giữ đúng hoàn toàn tất cả những điều cam kết đã ký.

Năm 1951, khoảng 6.000 quân Trung Cộng tiến vào chiếm thủ đô Lhasa. Trong năm này, quân đội Trung Quốc áp đặt một Thỏa ước gồm 17 điểm cho Tây Tạng và thực tế tiến hành cách mạng vô sản theo kiểu Mao trên hai tỉnh Kham và Chamdo ở miền Đông.

Tháng 2 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma lệnh cho Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu làm đại biểu toàn quyền, cùng với bốn đại biểu Khemey Sonam Wangdi, Thuptan Tenthar, Thuptan Lekmuun và Samposey Tenzin Thondup đến Bắc Kinh toàn quyền xử lý vấn đề đàm phán với Chính phủ nhân dân trung ương.

Trung cộng tiến hành chính sách Cải cách ruộng đất tại đây, đến cuối năm 1955 tình hình lại càng tồi tệ hơn.

Hè năm 1956, đức Đạt Lai Lạt Ma được Hội Ma Ha Bồ Đề mời qua dự lễ Phật Đản năm 2500 tại Ấn Độ. Trong lúc Ngài vắng mặt, nhiều cuộc xung đột đã xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và Tây Tạng.

Cuối năm 1956, dân chúng Tây Tạng bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi tỵ nạn. Đầu năm 1957, quân đội giải phóng Tây Tạng chiến đấu anh dũng đã lấy lại được một số cứ điểm do Trung cộng chiếm đóng trước kia,

Quân đội Trung cộng đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền khắp nơi. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấn, sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc, con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễu hành ngoài đường phố, các ni cô Tây Tạng bị lính Trung cộng hãm hiếp tập thể, hoặc bộ đội Trung Quốc dùng súng, lưỡi lê cưỡng bức các nhà sư và ni cô lấy nhau trước mặt họ. Nạn nhân đôi khi bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ.

Cuối năm 1958, dân chúng Tây Tạng nổi dậy chống Trung Quốc khắp nơi.

Trong thời gian này tướng Tan Kuan-san có liên lạc với Ngài và Ngài đã hồi âm bằng 3 lá thư đề ngày 11 và 12/03/1959. Theo Đạt Lai Lạt Ma:[2]

“ …Trong bức thư thứ nhất, tôi nói cùng ông (Tướng Tan Kuan San), thật tôi bối rối biết bao trước hành vi thù địch của quần chúng đối với việc nhà cầm quyền Trung Hoa (CS) thỉnh mời tôi.

Bức thư thứ nhì, tôi báo tin ông hay tôi đã truyền lệnh cho quần chúng giải tán và, đồng ý với ông, tôi nhận thấy vì muốn bảo vệ tôi, quần chúng chỉ làm phương hại cho sự giao hảo giữa Trung Hoa và Chính Phủ Tây Tạng.

Trong bức thư thứ ba, tôi ngỏ ý muốn giải quyết sự tranh chấp giữa phe đồng bào tôi phản đối việc tôi ưng thuận đến trại của Trung Hoa, với phe tán thành việc ấy.

Tôi thú thật rằng, nếu tôi đoán biết sau này họ lợi dụng mấy bức thư để chống đối tôi, tôi cũng vẫn gởi vì lúc ấy tôi rất muốn và thấy có phận sự lớn lao ngăn ngừa cuộc xung đột giữa dân Tây Tạng và lực lượng Trung Hoa.

Tôi lập lại rằng tôi quả quyết bao giờ cũng trung thành với lý tưởng bất bạo động và, như thế, tôi không tán thành thái độ hung hăng của dân chúng Lạp- Tát, mặc dù tôi nhận đúng giá trị tình thương mến của họ đối với tôi và tình thương đó chứng minh cho cuộc toàn dân khởi nghĩa”.

“Bởi vậy cho nên, với tất cả thành thật, ngày ấy tôi đã kêu gọi chúng dân bình tĩnh, và tuy mấy bức thư tôi gởi cho tướng lĩnh Trung Hoa có mục đích che đậy ý muốn thật sự của tôi, ngày nay tôi cũng cho rằng thơ ấy hoàn toàn chính đáng.”

Sau này Trung cộng công bố mấy bức thư này và nói rằng Ngài “đã cố sức đến ẩn náu trong Tổng hành dinh Trung cộng “và Ngài đã bị những kẻ mà họ gọi là “bè đảng phản động”  cầm giữ trong Đền Norbulinka, để sau cùng buộc Ngài phải tỵ nạn qua Ấn Độ, trái với ý muốn của Ngài.

Trong hồi ký của mình Ngài nói rõ: “Một lần nữa, tôi cũng sẽ minh xác việc tôi đã tự ý rời khỏi Lạp-Tát. Tự tôi quyết định như thế vì tánh cách thất vọng của tình hình. Tôi không bị áp lực bởi một ngoại bang nào, tôi không bị cận thần tôi bắt đi, và nếu đồng bào tôi cố nài xin tôi ra đi là vì thấu rõ dã tâm Trung Hoa sắp oanh tạc Tòa Đền, nếu tôi ở lại Kinh Đô, có thể tôi bị nguy tánh mạng”.

Tôi quả quyết vị tướng Trung Hoa không hề ép buộc tôi phải nhận lời mời của ông ta, tôi không bị nguy hiểm gì đe dọa và tôi yêu cầu mấy thủ lĩnh không nên gây ra một tình trạng có thể sanh hậu quả tai hại…..

…..Sau cùng họ (các vị lãnh đạo nhân dân Tây Tạng lúc đó) ưng thuận không nhóm họp trong Đền Norbulinka nữa, nhưng lại tổ chức nhiều cuộc mít tinh trong làng Shol, dưới chân Đền Potala, và sau mỗi phiên nhóm họp sẽ phúc trình tôi rõ. Theo các phúc trình này, tình hình thay đổi: Nhân dân tiếp tục bảo vệ tôi và họ buộc người Trung Hoa rời khỏi Lạp-Tát và Tây Tạng, để cho người Tây Tạng tự quản trị việc xứ sở họ.”

Tôi nhận được bức thư cuối cùng của tướng Tan Kuan-san vào buổi sớm ngày 16-3 và tôi đã phúc đáp cùng ngày ấy.”

Ngày 10/03/1959, quân đội Trung cộng bắt đầu đánh vào Tây Tạng; ngày 16/03/1959 đức Đạt Lai Lạt Ma được tin quân đội Trung Cộng đang chuẩn bị pháo kích cung điện Potala ở Lhasa. Đây cũng là ngày mà Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi âm bức thư thứ ba, bức thư cuối cùng của sự kiện này.

Để tiếp tục lãnh đạo cuộc tranh đấu giải phóng đất nước, Ngài đã quyết định cùng với một số thân quyến, các vị bộ trưởng trong chính phủ và dân chúng rời khỏi Tây Tạng ngay trong đêm ấy.

Theo một tư liệu, “cuộc nổi dậy tháng 3 năm 1959 ở Lhasa bùng nổ từ những nỗ lo ngại về một âm mưu bắt cóc Dalai Lama và đưa ông đến Bắc Kinh. Khi các quan chức quân đội Trung cộng mời ông đến thăm trụ sở của họ để xem kinh kịch và uống trà, ông được bảo là phải đến một mình, và không vệ sĩ hay nhân viên quân sự Tây Tạng nào được phép đi qua ranh giới khu trụ sở.”[3]

Thật ra, trong hồi ký của mình, Ngài cũng đã viết: “Nếu quả thật như vậy, tôi sẽ bị nguy to, vì Trung Hoa sẽ dùng những biện pháp nghiêm khắc đặng ngăn cản tôi đào tẩu”.

Qua các dữ kiện trên cho thấy từ những năm 1950, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có thái độ ôn hòa, mong muốn hợp tác cùng chính quyền Trung cộng trên tình thần bảo vệ đạo Pháp và tự do hành đạo tại Lhasa, mọi hành động trước đó của chính quyền Tây Tạng đều trên tình thần bất bạo động. Nhưng do những chính sách đàn áp của Trung cộng, và sau này là hành động tàn sát giáo dân, nông dân, mà tình hình chống đối ngày càng bùng phát. Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất tại vùng này, Trung Hoa đã phá tan cơ cấu của Chính phủ tự trị Tây Tạng, phá nát cơ cấu giáo hội. Trước an nguy quốc gia, để xoa dịu tình hình, để kéo dài thời gian, cố tìm con đường hòa giải khác, Ngài đã gởi (hồi âm) đến tướng Tan Kuan-san bằng 3 lá thư nêu trên, chứng tỏ ý muốn khoan nhượng để tìm lối thoát chứ không vì thái độ cầu an của Ngài. Việc nhà chức trách Trung cộng công bố 3 bức thư đó là nhằm xuyên tạc ý định của Ngài.

————–

[1] Nội dung bản dịch tiếng Anh ba bức thư do Tân Hoa Xã công bố có tại: http://www.bjreview.com/special/tibet/txt/2008-05/08/content_115524.htm

[2] Trích “ Quốc thổ và Quốc dân tôi”, Chánh Quang dịch, đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182-tháng 10 năm 1967. Những dòng in nghiêng được trích lại theo lời dịch của Chánh Quang.

[3] Theo “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”, Nghiencuuquocte.org, 10/03/2016.


++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trung Quoc da phat hanh phan mem van phong ngon ngu Tay Tang dau tien tren the gioi. Day la no luc nham tao thuan loi cho nguoi Tay Tang su dung may tinh.

Phan mem dau tien bang tieng Tay Tang

ICTnews - Trung Quoc da phat hanh phan mem van phong ngon ngu Tay Tang dau tien tren the gioi. Day la no luc nham tao thuan loi cho nguoi Tay Tang su dung may tinh.

Tieng Tay Tang duoc 5 trieu nguoi o Tay Tang va cac tinh lan can su dung nhu mot ngon ngu hang ngay.

Phan mem moi mang ten “Neo-shine Tibet Office 3.0” duoc phat trien hop tac giua Tap doan phan mem Chuan Trung Quoc (CSCC) va truong dai hoc Tay Tang. Ong Chen Ying, mot quan chuc cua Bo Cong nghiep Thong tin Trung Quoc, cho biet phan mem nay se giup phat trien nganh cong nghiep thong tin cua Tay Tang.

Han Nai Ping, Giam doc cua CSCC, noi cac truong hoc o Tay Tang se duoc lap dat phan mem nay. “Phan mem nay dung hang dau the gioi boi cac nha lap trinh da xu ly nhung kho khan cong nghe, nhu nhap ma ngon ngu Tay Tang”.

Phan mem van phong Tay Tang duoc cho la se thay the phan mem Microsoft Office tung duoc dung rat rong rai tai cac khu vuc noi tieng Tay Tang. Hon 5 trieu nguoi o Tay Tang va cac tinh lan can su dung tieng Tay Tang nhu mot ngon ngu hang ngay.

Theo Bo Cong nghiep Thong tin, cac cong ty Trung Quoc cung phat trien 12 san pham phan mem Tay Tang khac, bao gom “STAR Tibetan danh cho Windows 2000/XP" va “He dieu hanh Tay Tang danh cho Linux”. Nhung san pham nay se duoc tung ra thi truong trong cuoi nam nay.

Cac nha lap trinh hien dang xay dung cac san pham phan mem bang tieng Trieu Tien, Mong Co va tieng Tho.

V.N / Theo Xinhua

VietBao.vn (Theo_Ictnews )

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18044)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14317)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13388)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13946)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16434)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13698)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15176)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13296)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13483)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32293)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36918)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15888)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15303)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17173)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16950)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15060)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16157)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."