Đối lập trên mạng ‘đang là một thực tế tại Việt Nam’

11 Tháng Mười Hai 20196:15 SA(Xem: 8184)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 11 DEC 2019


Mọi liên lạc bài vở - vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com


Đối lập trên mạng ‘đang là một thực tế tại Việt Nam’


Quốc Phương BBC News24/9/2019

image001

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt Image caption Nhà nghiên cứu lịch sử Francois Guillemot bình luận về tự do ngôn luận và lực lượng đối lập trên mạng ở Việt Nam


Việt Nam hiện đã xuất hiện trên thực tế một lực lượng "đối lập trên mạng" trong nỗ lực còn 'bất cân xứng' trước sự lãnh đạo của đảng cộng sản, một nhà nghiên cứu lịch sử cận hiện và đương đại Việt Nam từ Đại học Sư phạm Lyon (ENS de Lyon) nói với BBC News Tiếng Việt.


Bên lề một tọa đàm bàn tròn về tự do ngôn luận tại Việt Nam diễn ra hôm 21/9/2019, tại Viện Nghiên cứu Á Đông (AIO) thuộc ENS, Tiến sỹ Francois Guillemot, nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội Việt Nam, nói:


"Ở Việt Nam không phải là một chế độ đa đảng, nhưng thực ra là có một đối lập trên mạng để đáp lại và có sự tương tác giữa nội và ngoại để 'nói chuyện' với nhau."


Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, vẫn "còn khó" để nói về việc đã đến lúc Việt Nam có thể có một cuộc đổi mới về thể chế chính trị theo một mô hình hậu 'độc đảng', ông nói:


"Cái đó là khó, gần đây, những blogger, những người ly khai Đảng Cộng sản ở trong một 'bước đường cùng', gặp rất nhiều khó khăn.


Với những câu hỏi lớn như vậy, có thể với chế độ đa đảng sẽ là tốt hơn, để bàn luận với nhau và để có thể kiếm ra một giải pháp tập thể mạnh hơnTS. Francois Guillemot


"Đây cũng là lý do Viện nghiên cứu Á Đông (IAO) phối hợp với Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône (ACVR) tổ chức cuộc hội thảo, thảo luận để nêu lên vai trò của tự do ngôn luận ở Việt Nam, giống như Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đã hoạt động ở Việt Nam trong một hoàn cảnh rất khó khăn, làm sao để tồn tại được là rất khó.


"Theo tôi, là nhà nghiên cứu phải đặt câu hỏi về chính thể, một câu hỏi rất quan trọng, để biết tương lai của Việt Nam sẽ ra sao, và sẽ đương đầu với các vấn đề về môi trường, các vấn đề kinh tế, các vấn đề địa chính trị với Trung Quốc thế nào, với Biển Đông ra sao?


"Với những câu hỏi lớn như vậy, có thể với chế độ đa đảng sẽ là tốt hơn, để bàn luận với nhau và để có thể kiếm ra một giải pháp tập thể mạnh hơn."


Bình luận về độ sẵn sàng của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này, Tiến sỹ Francois Guillemot nói:


"Đến bây giờ vẫn chưa có tín hiệu là Đảng Cộng sản đã sẵn sàng. Có thể có những phong trào nội bộ trong Đảng, một số người 'nghiêng' về phía Trung Quốc, và một số người thấy là phải có một thái độ gần nước Nga nhiều hơn, hoặc là gần Mỹ nhiều hơn.


"Nhưng mà ở trong nội bộ thì họ vẫn duy trì 'tính tập thể', họ biết rằng giữ tập thể thì sống còn, tuy họ biết rằng rất khó để sống còn. Thực ra là như vậy thì người ta không dám đề cập đến.


"Đến bây giờ, vấn đề đó phải coi kỹ ai nắm vững chính quyền đó của Việt Nam? Có đảng, cũng có quân đội, nhưng cũng có công an, thì dân ở đâu? Thì phải đặt câu hỏi này và vai trò của xã hội dân sự là thế nào?"


Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quá trình nhiều thập niên nắm quyền lực trong tay và 'chấp chính', trước câu hỏi liệu đây có là một 'lợi thế' so với các lực lượng cạnh tranh khác hiện nay hay không, nhà nghiên cứu lịch sử phụ trách Kho tư liệu về Việt Nam học tại Viện Nghiên cứu Á Đông (IAO), bình luận:


"Người ta cũng khó biết được tương lai, tại vì có thể mai mốt sẽ có một vấn đề mà ngoài chính trị, sẽ có ảnh hưởng lớn, giống như vụ án Formosa, từ kinh tế tới, mà có ảnh hưởng, tạo ra những tác động chính trị.


image002

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt Image caption Ông Trịnh Hữu Long cho rằng chính giới vận động dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã giúp nới rộng không gian tự do ngôn luận ở nước này


"Tôi thấy có thể sẽ có như vậy, một biến cố nào đó thúc đẩy người ta đổi mới, đặt câu hỏi về thay đổi thì cũng về việc mình chọn đường lối nào để phát triển một cách bền vững nhiều hơn, bởi vì Việt Nam là một nước lớn ở trong khu vực Đông Nam Á, với 94 triệu dân thì cũng là khổng lồ ở trong khu vực Đông Nam Á," ông Guillemot nhận xét.


'Thay đổi ngoạn mục'


Ông Trịnh Hữu Long, Chủ biên báo mạng "Luật Khoa Tạp chí", diễn giả tại tọa đàm, nói với BBC về điều mà ông tin là những thay đổi lớn đã đang diễn ra ở Việt Nam qua thời gian, từ quan sát cá nhân của mình:


"Tôi nghĩ rằng từ khi tôi bắt đầu quan tâm sâu sắc đến chính trị vào những năm 2007-2008 và đặc biệt từ khi tôi trở thành một nhà hoạt động vào năm 2011, thì tôi đã chứng kiến những sự thay đổi ngoạn mục của xã hội Việt Nam.


"Chúng ta có thể lấy ví dụ như vào thời kỳ 2007-2018, những người như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân đứng ra tranh đấu cho một nền dân chủ ở Việt Nam và bị cả chính quyền lẫn phần lớn người dân hắt hủi và họ bị lên án rất là nhiều.


Khi nào tất cả mọi người dân đều tham gia vào các tiến trình chính trị, đều tham gia vào các công tác xã hội, thì đó là lúc mà nền dân chủ của chúng ta có thể định hình và có thể trở thành một nền dân chủ rất vững mạnhTrịnh Hữu Long


"Ngày nay, sau khoảng 10 năm, hơn 10 năm, xã hội chúng ta (Việt Nam) đã thay đổi rất là nhiều. Những chuyện ngày xưa bị coi là nhạy cảm, bây giờ không còn bị coi là nhạy cảm nữa và việc chỉ trích chính quyền, phơi bày những thói hư tật xấu, những sự gian dối, những sự tham nhũng của chính quyền trở thành một điều hết sức bình thường.


"Những điều đó biến thành một điều bình thường nhờ những người đã đứng lên tranh đấu và bị giam cầm trong thời kỳ "rất đen tối" của đất nước, đó là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định v.v... Họ là những người đã đi đầu trong cuộc đấu tranh này, tạo ra những hình mẫu, những tấm gương để cho những người sau có thể có không gian tự do hơn.


"Chính họ là những người đã nới lỏng không gian tự do cho chúng ta. Ngày nay, chúng ta được biểu đạt như thế này là nhờ những người đi trước đã gánh toàn bộ rủi ro đó và tất cả những điều đó.


image003

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt Image caption Anna, sinh viên đang học ngành ngôn ngữ học tại Đại học Lyon 3, nói cô trở nên quan tâm hơn về Việt Nam sau khi tìm hiểu những vấn đề xã hội tại nước này


"Tôi nghĩ rằng Trần Huỳnh Duy Thức với sự kiên định ở trong nhà tù Việt Nam để bảo vệ đường lối đấu tranh của mình, để tạo ra một thông điệp rất rõ ràng rằng anh từ bỏ tất cả những sự nghiệp công danh cho mình, để tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ, và anh sẽ ở lại Việt Nam cho đến khi nào Việt Nam trở thành một nước dân chủ và anh được trả tự do trên nước Việt Nam, chứ không phải là nơi nào khác.


"Thì đó là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ cho thấy rằng người dân Việt Nam, mọi tầng lớp Việt Nam hiện nay đã ý thức rất rõ về một nhu cầu cần phải có một nền dân chủ, nhu cầu cần phải có những quyền tự do căn bản, nhu cầu cần phải được bảo vệ những quyền tự do căn bản của mình liên quan đến đất đai, liên quan đến tài sản, thuế, môi trường.


"Tôi nghĩ rằng vấn đề của những nhà hoạt động không phải rằng họ giành được những thắng lợi trong một vụ án, họ không phải chỉ giành thắng lợi trong một cuộc biểu tình. Bản thân việc họ biểu đạt, bản thân việc họ ra đường biểu tình, bản thân sự tồn tại của những hành vi đó đã là một sự thách thức với chính quyền, đã là cảm hứng cho những người dân khác đi theo và đó là ngọn nguồn của một nền dân chủ.


"Mà nền dân chủ, bản chất của nó chính là sự tham gia của người dân. Khi nào tất cả mọi người dân đều tham gia vào các tiến trình chính trị, đều tham gia vào các công tác xã hội, thì đó là lúc mà nền dân chủ của chúng ta có thể định hình và có thể trở thành một nền dân chủ rất vững mạnh," ông Trịnh Hữu Long nói.


"Không hề nguy hiểm"


image004

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt Image caption Viện Nghiên cứu Á Đông (IAO) ở Lyon thường xuyên tổ chức các hội đàm, thảo luận, hội thảo về các vấn đề nghiên cứu phương Đông và châu Á học


Từ tổ chức công đoàn của người lao động Pháp ở Rhône, thuộc vùng Lyon, một đại biểu khác tham dự tọa đàm, ông Frank Rolland chia sẻ với BBC Tiếng Việt quan sát từ kinh nghiệm riêng về công đoàn độc lập ở Việt Nam:


"Tôi theo dõi hồ sơ của một phong trào từ năm 2015, gọi là tổ chức Lao Động Việt, công đoàn tự do của công nhân ở Việt Nam và chúng tôi đã làm việc với họ, tổ chức các cuộc họp và họ đã ký thỏa thuận với Paris, trong đó họ cam kết không làm chính trị mà chỉ làm những công việc của công đoàn.


"Điều này có mục đích để làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rằng Lao Động Việt ở đó không phải để nắm quyền mà chỉ là một công đoàn cố gắng giúp đỡ người lao động. Nhưng vấn đề này cũng không có tiến bộ, Việt Nam vẫn còn trấn áp nhiều quyền lao động.


"Liên minh Châu Âu (EU) gần đây đã ký một thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam và một số người dân châu Âu rất quan ngại rằng Việt Nam vẫn không tuân thủ luật pháp quốc tế về lao động và đặc biệt những gì họ ký ở Geneva với Tổ chức Lao động Quốc tế (IL0).


Song tôi nghĩ quyền công đoàn không phải là một mối nguy hiểm cho Việt Nam. Mọi người phải tự tổ chức mình để nói ra điều gì là sai tráiÔng Frank Rolland, công đoàn


"Đây là một vấn đề lớn vì họ đã ký một thỏa thuận thương mại lớn với Liên minh châu Âu, nhưng ngay cả nhiều nghị sỹ quốc hội EU cũng quan ngại rằng Việt Nam sẽ không làm những điều mà họ nói là họ sẽ làm, tức là nói bằng ngôn ngữ hai mặt. Bây giờ, EU đang quan ngại về điều đó."


Tuy nhiên, nhà quan sát đến từ công đoàn vùng Rhône của Pháp cho hay ông khá 'bi quan' về khả năng các nước phương Tây có thể gây áp lực với Việt Nam và cho rằng Việt Nam cần phải tự lực cánh sinh, ông Franck Rolland nói:


"Về các nước phương Tây, tôi khá bi quan, bởi vì trên thực tế tất cả các nước đó đều muốn làm ăn với Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia lớn, với dân số lớn ở trong vùng, một thị trường mở, thị trường đang lên với tăng trưởng rất cao.


"Cho nên tôi không nghĩ trong lĩnh vực này Việt Nam có thể có được sự hỗ trợ lớn từ các nước đó, kể cả Pháp.


"Song tôi nghĩ quyền công đoàn không phải là một mối nguy hiểm cho Việt Nam. Mọi người phải tự tổ chức mình để nói ra điều gì là sai trái, công đoàn không muốn nắm quyền lực, họ không muốn can thiệp vào chính trị.


"Cho nên tôi nghĩ Việt Nam sẽ cần phải thay đổi trong tương lai để cho phép mọi người tự tổ chức và cố gắng đàm phán, và đó là tất cả và chúng tôi không hy vọng gì hơn thế," nhà hoạt động công đoàn là một công chức nhà nước thuộc ngành cảnh sát của Pháp nêu quan điểm.


'Đem lại kiến thức'


image005

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt Image caption Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh cho rằng các nhà xuất bản như NXB Tự do cung cấp cho người dân ở Việt Nam những hiểu biết có ích về tri thức, chính trị, pháp luật v.v...


Từ Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône (ACVR), đơn vị đồng tổ chức tọa đàm, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, nói với BBC rằng các bạn bè Pháp, Việt theo quan sát của bà đều quan tâm tới vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản ở Việt Nam hiện nay.


Bà cũng chia sẻ bình luận của mình về sự kiện nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang vừa nhận được một giải thưởng quốc tế, cũng như về một nhà xuất bản mới xuất hiện tại Việt Nam gần đây mà theo bà là hữu ích khi đem lại tri thức cho bạn đọc ở Việt Nam về cả chính trị lẫn luật pháp.


"Việc Phạm Đoan Trang nhận được giải thưởng "Ảnh hưởng" của Tổ chức Phóng viên Không biên giới tuần trước ở Berlin thực sự là một nguồn động viên rất lớn, không chỉ cho Phạm Đoan Trang mà cho tất cả các anh chị em ở trong nước (Việt Nam) đang đấu tranh, đòi hỏi cho quyền tự do ngôn luận," bà Ngọc Anh nói.


"Tôi cũng xin được nói thêm về một chương trình ủng hộ cho tự do ngôn luận ở Việt Nam, đó là Nhà xuất bản Tự do, đây là một nhóm các bạn trẻ hoạt động, in ấn những cuốn sách đem lại kiến thức cho người đọc ở Việt Nam, những cuốn sách không được những nhà xuất bản chính thức in ấn.


Đây là vấn đề làm cho chúng tôi khá bị sốc và làm cho chúng tôi thấy cần phải tiếp tục đặt câu hỏi về tính chất thực sự của chế độ hiện nay ở Việt NamDominique Foulon, giám đốc xuất bản Carnets du Vietnam


"Những cuốn sách này, ví dụ như các cuốn sách của tác giả Phạm Đoan Trang (Chính trị Bình dân, Phản kháng phi Bạo lực, Cẩm nang nuôi tù và Politics of a police state), đem lại những kiến thức rất cơ bản, được viết với ngôn ngữ rất bình dân để giúp cho tất cả những người lao động ở Việt Nam mà muốn tìm hiểu về chính trị, pháp luật ở Việt Nam có thể đọc, tham khảo và từ đó biết được quyền của mình là gì và quyết định mình nên làm những điều gì cần thiết để tạo nên sự thay đổi ở Việt Nam."


Tự do ngôn luận ở Việt Nam cũng là một chủ đề nhận được sự quan tâm, như Nina, một cử tọa trẻ đang là sinh viên năm thứ ba Đại học Lyon 3 ngành ngôn ngữ, nói với BBC:


"Tôi là một sinh viên người Pháp gốc Nhật Bản, tôi không có liên hệ huyết thống với Việt Nam, nhưng bạn trai của tôi, một sinh viên Pháp gốc Việt đã nói với tôi về vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam. Hôm nay, tôi có cơ hội để tìm hiểu về Việt Nam, nhất là về tự do ngôn luận và vấn đề kiểm duyệt, và những gì tôi biết được thực sự làm tôi xúc động, và tôi nghĩ là tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm về đất nước Việt Nam."


image006

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt Image caption Ông Dominique Foulon, Giám đốc xuất bản ấn bản Việt Nam học Carnets dur Vietnam quan tâm và theo dõi vấn đề ruộng đất ở Việt Nam từ những năm 1990 sau khi nước này tuyên bố chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường


Một đại biểu khác, Dominique Foulon, Giám đốc xuất bản của ấn bản Việt Nam học Carnets du Vietnam bình luận với BBC về một khía cạnh khác mà lâu nay vẫn được nghe đến nhiều là vấn đề ruộng đất và chiếm hữu đất đai ở Việt Nam, có liên quan đến tiếng nói của tầng lớp 'dân oan khiếu kiện', ông nói:


"Vấn đề đất đai, sở hữu, chiếm hữu đất đai, ruộng đất ở Việt Nam là vấn đề tôi đã theo dõi từ những năm 1990 và thu lượm được một số thông tin, theo tôi, đây là một vấn đề rất quan trọng vì nó liên quan nhiều đến người nghèo ở Việt Nam, và là một vấn đề trong lịch sử liên quan đến cuộc đấu tranh giành độc lập của người dân.


"Ngày nay, có thể thấy nhiều cuộc biểu tình, khiếu nại của người dân về đất đai, ruộng đất, và qua đây cũng thấy đất nước đã chuyển đổi sang một thể chế tư bản rất đặc biệt, trong đó có thể thấy một bộ phận những người có quyền lực, cầm quyền là những người thâu tóm nhiều đất đai để bán lại, hoặc việc đó gây ảnh hưởng khó khăn đến những người từng làm việc trên đó trước đó...


"Và chúng ta có thể thấy một sự thay của một chế độ mà luôn tự gọi là xã hội chủ nghĩa mà không phải hoàn toàn như thế, nhưng đó là một thể chế kinh tế đã được hoàn toàn sửa đổi đi với sự giải thích về kinh tế thị trường mà trong đó có hiện tượng bóc lột, tước đoạt ruộng đất, chiếm hữu đất đai, mà đối với chúng tôi ở châu Âu gợi nhớ về giai đoạn ở thế kỷ 19 ở châu Âu, mà ở một số quốc gia đã có sự bóc lột hay tước đoạt người nông dân của tầng lớp những người có quyền lực địa phương.


"Đây là vấn đề làm cho chúng tôi khá bị sốc và làm cho chúng tôi thấy cần phải tiếp tục đặt câu hỏi về tính chất thực sự của chế độ hiện nay ở Việt Nam," ông Dominique Foulon nói với BBC bên lề cuộc tọa đàm về tự do ngôn luận Việt Nam tại Lyon hạ tuần tháng 9/2019.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18328)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19252)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17620)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18837)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22217)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22738)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18720)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20834)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22171)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19659)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20388)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19539)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24353)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23507)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.