Tư Bản Nào Mà Không… Hoang Dã?

27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 17926)

Tư Bản Nào Mà Không… Hoang Dã?

image023 

Ts Alan Phan

Lá thư Úc châu


“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”


Gần đây một danh từ được dùng khá nhiều trong những phê phán và dự đoán về kinh tế là “tư bản hoang dã” hay “man rợ” hay “thân hữu”, “bè nhóm” (crony) hay “mafia” hay “xanh, đỏ, tím vàng” tùy theo cảm xúc. Tựu trung, danh từ ám chỉ sự tham lam vô độ, không kiểm soát được, kèm với thói tật luôn luôn muốn thao túng kinh tế tài chánh từ sau hậu trường của những nhóm lợi ích và giới tài phiệt trong xã hội.

Đối ngược với “tư bản hoang dã” là tư bản pháp trị, với cơ chế thị trường dù tự do nhưng vẫn mang nhiều phong thái xã hội, dân chủ của các nước Tây Phương. Phần lớn các chuyên gia kinh tế đồng ý là dù mô hình này chưa hoàn thiện, nhưng đây là một định chế “tư bản’ chấp nhận được với đa số người dân.

Thực ra, vì bị khóa miệng về chuyện chánh trị khi ở Việt Nam (ông già Alan chỉ là khách), nên tôi thường ậm ừ cho qua chuyện. Trong suy nghĩ cá nhân, tôi vẫn cho rằng hành xử của các nhóm lợi ích và tài phiệt trong một xã hội, tùy thuộc phần lớn vào định chế chính trị của quốc gia đó.
Nói thẳng ra, con người, dù có nhận mình là tư bản hay xã hội hay nhãn hiệu nào khác, luôn luôn hành động dựa trên lợi ích cá nhân của mình. Tư bản có nghĩa là “tiền” và bất cứ những ai tham tiền đều là “nhà tư bản”. Dĩ nhiên, mức độ “tư bản” hay lòng tham đều khác biệt tùy theo cá nhân. Như những thằng đàn ông, có đứa mê gái 24/7, có đứa chỉ sơ sơ (golf hay quán nhậu hấp dẫn hơn), có đứa bị định hướng sai, chỉ thích trai. Tại tất cả các quốc gia, từ phát triển đến nghèo đói, số người thực sự không tham tiền có lẽ không nhiều hơn 5% (con số phỏng đoán của ông già Alan, hoàn toàn không kiểm chứng được).

Một lần, tôi được một người bạn vì bận việc khẩn cấp gia đình, nhờ coi giùm những học sinh lớp mẫu giáo của cô ta cho đến hết giờ, khoảng 25 phút. Tôi biết mình không cách gì kiểm soát hơn 20 “lũ thứ ba” (nhất quỷ, nhì ma…), nên tìm ra một giải pháp sáng tạo. Tôi móc tờ giấy 100 đô la trong túi, để trên bàn và nói,” em nào mà ngồi im lặng nhất, không nói hay làm gì trong 25 phút tới sẽ được thưởng 100 đô la này”. Lớp học im như tờ, và sau cùng, 5 em (chỉ mới 6, 7 tuổi) ngồi “thiền” giỏi nhất, chia nhau mỗi em 20 đô la.
Nghĩ tới lui, có lẽ giải pháp này của tôi đang được Bộ Ngoại Giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc lấy làm cốt lõi cho chánh sách đối ngoại của họ.

Trở lại chuyện tiền, như tôi đã nói nhiều lần trong các bài viết, “tư bản” không phải là một chủ nghĩa, một định chế hay một triết lý sống. Tư bản không cần ai phải cổ võ, phải tuyên giáo, phải cải tạo. Tư bản không cần lập đảng, tìm lãnh tụ, tụ họp cảnh sát công an. Tư bản nằm trong thâm tâm của mọi người, vì thực ra, lòng tham cố hữu luôn luôn hiện diện, dù nhiều khi bị che mờ bởi những cố gắng của xã hội qua tôn giáo, văn hóa, giáo dục, gia đình… Nhiều người phải an phận, không dám “tham” vì không đủ khả năng cạnh tranh hay vì lười biếng hoặc thiếu may mắn trong việc tìm gặp cơ hội. Nhưng ngay cả những con “vượn” lớn lên trong rừng rậm vẫn có thể cảm nhận giá trị của đồng tiền…nhất là những lợi ích mà đồng tiền đó đem lại.

Và lòng tham, nếu không có một định chế chính trị kiềm hãm, thì nó sẽ “hoang dã”, sẽ “man rợ”, sẽ “mafia” , sẽ thành “phe phái”. Một nền chính trị “hoang dã” sẽ tạo ra một nền kinh tế “hoang dã”.
Trên chuyến bay về Mỹ lần rồi, có chút thì giờ, tôi ngồi coi cuốn phim “12 Years A Slave” vừa đoạt giải Oscar năm nay. Câu chuyện thực của Solomon Northup, một nhạc sĩ da đen sống tự do ở Boston, bị bắt cóc và bán làm nô lệ cho các chủ đồn điền ở miền Nam nước Mỹ, khoảng 150 năm trước. Nếu muốn hiểu về ác độc của tư bản Mỹ, bạn nên coi những hoàn cảnh mà Northup phải chịu đựng cùng với nhóm nô lệ da đen, trong khi các ông chủ da trắng luôn miệng trích Kinh Thánh để giải minh tội lỗi của mình.

Một chút ngạc nhiên là dù rất hoang dã 150 năm về trước, định chế chánh trị của Mỹ vẫn có chút “pháp trị”. Northup đã được trả tự do sau khi nhà cầm quyền qua tòa án tại miền Nam kiểm chứng anh không là nô lệ. Và ân nhân anh ta là Sir Bass, một “thế lực thù địch” tại xã hội này; dù phát ngôn chống đối mạnh mẽ hệ thống nô lệ, đã không bị công an mời lên “làm việc”. Ở một quốc gia khác, có thể đã không ai biết đến chuyện của anh chàng Northup này.

Xã hội nào rồi cũng phải đổi thay. Định chế chánh trị độc tài của Pak Chung Hee ở Hàn Quốc trong thập niên 60’s rồi cũng bị phá hủy, nhường chỗ cho một Hàn Quốc hiện đại ngày nay. Sau 150 năm, văn hóa Mỹ đủ rộng mở để bầu một người da đen làm Tổng Thống. Các định chế xã hội lạc hậu của Đông Âu đã nẩy mầm một trục xoáy tự do mới cho người dân. Mùa xuân Á Rập đang tàn phá cái “cũ” để thế hệ mới có thể xây dựng một nền văn minh mới.
Dù đổi thay là một quá trình đau đớn cho nhiều thành phần xã hội, nhưng bà mẹ nào mà không vất vả trong thời kỳ thai nghén?

Tại các quốc gia mà chính trị “hoang dã” còn tiếp tục, thì tư bản sẽ vẫn còn hoang dã. Mọi hoang tưởng về lòng tham con người và lợi ích cá nhân theo những quan điểm “xã hội” sẽ kéo dài sự sống của các động vật hoang dã. Và đây cũng là điều mà các chính trị gia và các giới tài phiệt, qua những nhóm lợi ích, đang mong muốn./

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18331)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19253)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 17624)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 18840)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 22219)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 18723)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20836)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21974)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22175)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19663)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20390)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 19541)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24354)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23512)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.