TT Nga Vladimir Putin đưa "Thượng Đế" vào Hiến pháp

11 Tháng Ba 20208:14 SA(Xem: 7331)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 11 MAR 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga 'ủng hộ đề xuất của TT Vladimir Putin đưa Thượng Đế' vào Hiến pháp


BBC 6/3/2020

image001

Bản quyền hình ảnh Sergei Savostyanov Image caption Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, Gennady Zyuganov (thứ ba từ trái sang) trong một buổi lễ ở Moscow


Báo Nga cho hay lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Gennady Zyuganov, ủng hộ đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin đưa Thượng Đế vào hiến pháp sửa đổi.


Hiện những điều sửa đổi với Hiến pháp Nga năm 1993 đang được bàn thảo trong Viện Duma để đưa ra trưng cầu dân ý ngày 22/04 năm nay.


Các thủ tục này được cho là chỉ mang tính hình thức và mọi đề xuất của ông Putin nêu ra sẽ trở thành phần chính của Hiến pháp bản mới.


Theo trang RT (03/03/2020), Đại Giáo chủ Moscow, Ngài Kirill chính là nhân vật chủ chốt vận động đưa câu nói đến Thượng Đế, hoặc Chúa Trời, vào Hiến pháp, lần đầu từ 1917.


Ngài Kirill cũng là vị giáo phẩm cao cấp nhất của Chính Thống giáo ở Nga, và luôn ủng hộ tổng thống Putin.


Tuy thế, chính ngài Kirill lại cho rằng khái niệm Thượng Đế, hay Đấng Tối cao, có thể được hiểu là vị chủ thể của các tôn giáo khác nữa, không nhất thiết chỉ của Ki Tô giáo.


Cũng theo RT, ý tưởng này được cả lãnh đạo Hội đồng Hồi giáo Nga, ngài Talgat Tadzhuddin và lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zyuganov ủng hộ.


Từ cộng sản đến tín ngưỡng Ki Tô


Có vẻ như sự ủng hộ của ông Putin, cựu sĩ quan KGB, và ông Zyunganov, lãnh đạo cộng sản đối với Chúa Trời chỉ gây ngạc nhiên với báo chí Phương Tây.


Tuần này, một số báo Anh và Mỹ nhấn mạnh về "sự ủng hộ cho điều khoản nhắc đến Chúa Trời trong tân hiến pháp Nga" như cách ông Puytin hướng về chủ nghĩa bảo thủ Nga.


image002

Bản quyền hình ảnh DIMITAR DILKOFF Image caption Thành viên Đảng Cộng sản Nga nay có tuổi trung bình là 56


Còn trên thực tế ở Nga, đây là một quá trình diễn ra từ lâu, và nổi rõ lên trong những năm gần đây.


Sau năm 1991, những người cộng sản Nga đã tìm đến tín ngưỡng truyền thống.


Con số cựu đảng viên, thân nhân của họ, đi lễ nhà thờ Chính Thống giáo ngày càng nhiều, khiến Đảng Cộng sản Nga gần lại với đạo truyền thống của người Nga.


Năm 2012, ông Gennady Zyuganov đã nêu ra lời kêu gọi Đảng và Giáo hội Chính Thống "đoàn kết với nhau".


Giáo hội Chính Thống Nga cũng vui vẻ đón nhận sự ủng hộ của Đảng Cộng sản vốn là tổ chức không còn ảnh hưởng như trước - tuổi trung bình của đảng viên là 56.


Hiện có 2/3 người Nga nói họ theo Chính Thống giáo, nhưng cũng 63% trong số này không đi nhà thờ, theo bài trên trang Russia Beyond của Oleg Yegorov hồi 2017.


Vị thế của Giáo hội do vậy lớn hơn hẳn Đảng Cộng sản Nga mà hiện chỉ có 160 nghìn.


Năm 2014, Ngài Kirill đã tặng Huân chương Vinh quang cho ông Zyuganov nhân dịp sinh nhật 70 của ông.


Tới năm 2016, nhân 25 năm ngày Liên Xô tan rã, ông Zyuganov nhắc lại một câu nhiều đảng viên cộng sản Nga chia sẻ, rằng "Chúa Giê Su chính là người cộng sản đầu tiên".


Theo các báo Nga và châu Âu, ông Zyuhanov đã không chỉ một lần coi "những người cộng sản và Giáo hội Chính thống có trách nhiệm thiêng liêng" là cùng hợp tác.


Ông Zyuganov nói, cả hai tổ chức này đều "chia sẻ trách nhiệm chung, và có chung kẻ thù".


Kẻ thù chung của họ là các thói hư tật xấu trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa tự do kiểu Phương Tây, thói sinh hoạt tình dục buông thả, và khái niệm nhân quyền, theo một bài diễn văn của ông.


image003

Bản quyền hình ảnh Kirill Kukhmar Image caption Chừng 2/3 trong số 145 triệu công dân Liên bang Nga nói họ tin vào Chính Thống giáo, trong khi đảng cộng sản Nga chỉ còn có chừng 160 nghìn thành viên


Việc Đảng Cộng sản ủng hộ Chúa Trời và lối sống truyền thống Nga, chống lại Phương Tây chắc chắn sẽ giúp cho bản hiến pháp sửa đổi của Nga được thông qua dễ dàng hơn.


Bản thân ông Putin sẽ yên tâm về điều này.


Vì hồi 1993, khi hiến pháp được Tổng thống Boris Yeltsin đem ra thực hiện, nó bị Đảng Cộng sản Nga phản đối kịch liệt, cho là "bắt chước mô hình Phương Tây".


Cũng cần nhắc rằng đảng cộng sản từng bị ông Yeltsin ra lệnh cấm hoạt động sau khi Liên Xô tan rã (1991) nhưng toà hiến pháp Nga hủy lệnh của tổng thống.


Trong sự kiện gọi là 'Khủng hoảng hiến pháp 1993', phe cộng sản Nga tìm cách hạ bệ tổng thống qua các thủ tục trong Viện Duma.


Vào tháng 9/1993, ông Yeltsin đã giải tán Viện Duma do phe cộng sản kiểm soát, cho quân đội vào cuộc, khiến 187 người bị giết và 487 bị thương.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18614)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 20043)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21128)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19524)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18321)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22290)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18620)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20656)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19902)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 25200)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20132)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 18502)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17693)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20356)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17692)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20289)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20298)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20783)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22092)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18751)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…