Triển lãm La Fontaine tại Pháp nhân 400 năm ngày sinh

30 Tháng Sáu 20217:41 SA(Xem: 4218)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ TƯ 30 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Triển lãm La Fontaine tại Pháp nhân 400 năm ngày sinh


28/06/2021


image008Ảnh minh họa : Một bức họa ngụ ngôn La Fontaine. RFI/Stéphane Lagarde


Tuấn Thảo


Năm 2021 đánh dấu 4 thế kỷ ngày chào đời của nhà thơ Jean de La Fontaine, tác giả của bộ truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới. Nhiều sinh hoạt văn hóa lần lượt được tổ chức tại Pháp để kỷ niệm sự kiện này. Nhưng đỉnh điểm chương trình sẽ diễn ra vào đầu mùa hè 2021 tại thành phố Château Thierry, tức là đúng vào ngày sinh và ngay tại nguyên quán của tác giả La Fontaine.


Tọa lạc ở phía đông nước Pháp, cách thủ đô Paris khoảng một giờ lái xe (90 cây số), Château Thierry là một thị trấn gồm khoảng 15.000 dân. Thành phố nhỏ này thường không phải là điểm đến mà là trạm dừng chân cho những du khách nào muốn ghé thăm nhà thờ chính tòa Reims, nơi 37 vì vua nước Pháp từng được đăng quang và Épernay, tâm điểm của các thương hiệu sâm banh (champagne) hàng đầu thế giới.


Du khách ghé thăm thành phố Château Thierry vì đây là nguyên quán của nhà thơ Jean de La Fontaine (1621-2021). Ngoài căn nhà của tác giả, nay đã được biến thành một viện bảo tàng nhỏ, Château Thierry còn tổ chức một liên hoan thường niên, dựng lại bộ truyện ngụ ngôn trên sân khấu, kết hợp các vần thơ La Fontaine với âm nhạc, múa ballet, nhiếp ảnh và phim video …..


Các sinh hoạt nổi bật nhân kỷ niệm năm chẵn


Kể từ đầu tháng này và cho tới trung tuần tháng 10/2021, hội đồng thành phố Château Thierry tổ chức song song với liên hoan thường niên 3 cuộc triển lãm nhân 400 năm ngày sinh của tác giả Jean de La Fontaine. Trước hết tại thư viện trung tâm thành phố, cuộc triển lãm ''Écouter Voir La Fontaine'' trưng bày các tác phẩm của hai nghệ sĩ Adrien Chacon và Juliern Molland, kết hợp hình ảnh với âm thanh, nhưng không phải là âm thanh tiếng động tân kỳ hiện đại điều khiển bằng máy vi tính, mà đó là loại âm thanh truyền thống gần giống với các ''hộp nhạc'' hay các trò chơi dành cho thiếu nhi.


Cũng khai thác loại trò chơi rất nổi tiếng bằng cách lắp ráp các viên gạch nhỏ bằng nhựa với đầy đủ màu sắc, cuộc triển lãm ''Les Animaux & Les Fables '' đưa những con thú biết nói trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine vào thế giới của trò chơi Lego. Tính tổng cộng, hơn một triệu viên gạch nhỏ đã được sử dụng để tái tạo các hoạt cảnh với các loài động vật nổi tiếng nhất trong bộ truyện : Cáo và Quạ, Thỏ và Rùa, Ve và Kiến, Sói và Cừu non, Sư tử và Chuột... Triển lãm này đặc biệt nhắm vào các em nhỏ, qua việc minh họa thơ ngụ ngôn bằng trò chơi Lego thay vì bằng hình ảnh, ban tổ chức có lẽ cũng muốn khai thác bộ truyện La Fontaine qua hình thức hợp tác ''thương hiệu'' với công ty chuyên sản xuất đồ chơi.


Publicité


220 bức tranh của 17 nghệ sĩ vẽ theo La Fontaine


Quan trọng không kém khác là cuộc triển lãm hội họa được tổ chức cùng lúc tại hai địa điểm khác nhau : Bảo tàng của Lâu đài Vascoeuil ở vùng Normandie và Nhà văn hóa hữu nghị Pháp-Mỹ tại Château Thierry. Cả hai phòng triển lãm này hợp tác với nhau để trưng bày khoảng 220 tác phẩm gợi hứng từ thế giới truyện ngụ ngôn của La Fontaine từ đây cho tới ngày 24/10/2021.


Các tác phẩm ở đây được thực hiện bởi đoàn thể Libellule / Renaissance Contemporaine (hiểu theo nghĩa Khôi phục trường phái tượng hình đương đại), một nhóm nghệ sĩ do họa sĩ Lukas Kándl sáng lập vào năm 2004 và tập hợp hàng chục họa sĩ đến từ 20 quốc gia trên thế giới. Hàng năm, đoàn thể Renaissance Contemporaine với logo con chuồn chuồn đã huy động các thành viên sáng tác theo một chủ đề nhất định để rồi vào mùa xuân trong khuôn khổ hội chợ triển lãm tại Bảo tàng Grand Palais, bộ sưu tập các tác phẩm của nhóm họa sĩ này được đem ra giới thiệu với công chúng.


Sau khi sáng tác theo nhiều chuyên đề khác nhau, trong đó có Đen và Trắng vào năm 2009, Tử Vi Đông-Tây năm 2012, Vinh danh các bậc thầy tượng hình năm 2013, Chân dung tự vẽ năm 2015, đoàn thể Renaissance Contemporaine đã chọn Truyện ngụ ngôn làm chủ đề sáng tác nhân kỷ niệm 400 năm ngày tác giả La Fontaine ra đời. Kết quả là 214 bức tranh qua cách nhìn của 17 nghệ sĩ khác nhau, mỗi người vẽ theo cảm hứng và sở trường của mình, dùng bút pháp siêu thực, tượng trưng hay kỳ ảo để phác họa lại các con thú trong bộ truyện La Fontaine. Khi kết hợp lại, bộ sưu tập này có thể được in thành sách hay được dùng để minh họa trong tương lai các vần thơ ngụ ngôn.


Truyền thống minh họa truyện ngụ ngôn La Fontaine


Từ năm 1668 đến năm 1694, tác giả Jean de la Fontaine đã viết khoảng 250 truyện ngụ ngôn. Ngay từ lần phát hành sách đầu tiên, truyện ngụ ngôn đã gặt hái thành công không những ở nội dung mà còn qua các bức tranh khắc. Có thể nói là các họa sĩ thời nay duy trì truyền thống vẽ tranh minh họa cho tác phẩm của La Fontaine, lối vẽ có thể tân thời hơn do ảnh hưởng của các trường phái hội họa đương đại (chủ yếu là tranh tượng hình, chứ ít có tranh trừu tượng), nhưng tính chất hóm hỉnh trào phúng vẫn nguyên vẹn. Tranh minh họa giúp cho truyện La Fontaine chẳng những đập mắt độc giả, mà hình ảnh còn khiến cho họ nhớ thêm tính ngụ ngôn.


Hơn ba thế kỷ sau ngày ra mắt độc giả, bộ truyện La Fontaine vẫn được in một cách đều đặn, được giảng dạy trong các trường học. Tính trung bình, hàng năm có khoảng 100.000 tập truyện ngụ ngôn được bán ở Pháp, truyện cũng từng được dịch sang hàng chục thứ tiếng kể cả trong tiếng Việt (bản dịch đầu tiên là của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, vào năm 1916). Trong số các tác giả được đưa vào sách giáo khoa Pháp, ông đứng hàng thứ ba, chỉ sau Molière và Victor Hugo.


Tên tuổi của La Fontaine cũng đã đi vào đời sống thường nhật, rất nhiều câu thơ của ông đã trở thành những thành ngữ thông dụng từ lúc nào không hay. Tên của ông cũng được đặt cho rất nhiều con đường và trường học ở Pháp. Theo số liệu gần đây nhất của Bộ Giáo dục, có tới 329 trường công tại Pháp mang tên ông. Và như vậy La Fontaine đứng hạng thứ 10 sau các vĩ nhân như Victor Hugo, Marie Curie hay Louis Pasteur, nhưng lại vượt trội (về số tên trường học) so với các nhà văn Marcel Pagnol, Jules Verne, Albert Camus hay là Anatole France.
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 10760)
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10791)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11183)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11904)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12462)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11106)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20226)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16161)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10525)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10699)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11868)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14801)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10758)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12583)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11306)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo: