Sàigon: Hội họa Việt trong nở rộ; ngoài hồi hương

16 Tháng Giêng 20187:36 CH(Xem: 8836)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ TƯ 17 JAN  2018


Giá tranh của các họa sĩ Việt Nam như con rơi...


16/01/2018


TTO - Tại phiên đấu giá của Lý Thị Auctions đêm 13-1, bức tĩnh vật hoa phù dung của Lê Phổ được bán với giá 54.000 USD, bức Kim Trọng - Thúy Kiều được bán với giá 33.500 USD...


image066


Bức tranh của Vũ Cao Đàm đấu giá 33.500 USD trên sàn đấu giá Lý Thị ngày 13-1


Họa sĩ trẻ muốn vào sân chơi lớn phải chứng minh sự chuyên nghiệp. Chúng ta phải sáng tạo bền bỉ, xuyên suốt, chứ không phải chỉ lâu lâu vẽ vài tác phẩm theo cảm hứng. Họa sĩ cũng cần sáng tác từng loạt theo chủ đề, tranh có đánh số, có phần giới thiệu tác phẩm, có giấy chứng nhận tác quyền...


Họa sĩ Trần Thanh Cảnh (chủ nhiệm CLB họa sĩ trẻ TP.HCM)


Như vậy, tranh của Lê Phổ, Vũ Cao Đàm tiếp tục bán được với giá cao. 


Trên những sàn đấu giá nước ngoài như Christie’s, Sotheby’s, Larasati..., tên tuổi các họa sĩ như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Gia Trí được xếp ngang hàng với các họa sĩ bậc thầy Indonesia như Afandi, Gunawan... với giá tranh lên đến hàng chục, hàng trăm ngàn USD.


Tháng 4-2017, bức Đời sống gia đình của họa sĩ Lê Phổ được sàn đấu giá Sotheby’s Hong Kong đấu giá thành công với giá gần 1,2 triệu USD.


Tại sao tranh họa sĩ Đông Dương cao giá?


Vậy tại sao tranh của các họa sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương luôn bán được với giá cao, trong khi các họa sĩ đương thời Việt Nam có mức giá trầy trật vài ngàn đến vài chục ngàn USD. 


Điều này do tài năng, vì các "họa sĩ Đông Dương" đã quá cố nên giá tranh cao... hay còn vì lý do nào khác?


Theo bà Lý Bích Ngọc - chủ sàn đấu giá Lý Thị, thị trường mỹ thuật không chỉ đơn thuần là yếu tố nghệ thuật, mà nó là một lĩnh vực đầu tư tài chính. 


Bằng ví dụ thực tế, bà Ngọc cho xem phía sau bức tranh Kim Trọng - Thúy Kiều của Vũ Cao Đàm còn lưu lại đầy đủ thông tin các nhà sưu tập từng sở hữu bức tranh, nơi làm khung cho tranh... kể từ khi tác phẩm được một gallery của Pháp bán ra năm 1963.


Từ đó, bà Ngọc giải thích sở dĩ tranh của Lê Phổ, Vũ Cao Đàm... giữ được giá tranh cao và ổn định vì các họa sĩ này sống ở hải ngoại, và tranh họ được bán bởi các gallery chuyên nghiệp phương Tây. 


Các gallery nước ngoài biết cách làm cho giá trị bức tranh mà khách hàng sở hữu luôn gia tăng và gia tăng bền vững. Họ cũng có chính sách hỗ trợ để đưa tranh họa sĩ đi triển lãm, đưa tranh vào bảo tàng, giúp nhà sưu tập bán tranh đang sở hữu... Đồng thời, họ cũng đưa tranh quý của họa sĩ vào các bảo tàng để đảm bảo giá cho các bức tranh khác của họa sĩ đang giao dịch ngoài thị trường. Giá tranh không chỉ phụ thuộc họa sĩ, mà là sự "đỡ đầu" của các gallery và các yếu tố thị trường khác nữa. Trong khi giá tranh của các họa sĩ Việt Nam như con rơi, không có ai chăm sóc.


Bà Lý Bích Ngọc


Đợt sóng đầu tư chohọa sĩ 3X, 4X?


Nhưng liệu giá tranh của các họa sĩ trong nước có cải thiện không? Có đạt đến mức giá như các họa sĩ hải ngoại không? 


Hiện tại thì giới mỹ thuật Việt Nam đang đón nhận những tín hiệu lạc quan. Đã có những bức tranh họa sĩ đương đại được đặt hàng với mức giá từ 120.000-250.000 USD mà vì những lý do cá nhân thông tin chưa được tiết lộ. 


Cũng như thị trường râm ran tranh của các họa sĩ bậc thầy thế hệ 3X, 4X đang được "ngắm nghía" cho những cú đầu tư tiền tỉ, bởi một lý do muôn thuở của mỹ thuật là: khi các họa sĩ qua đời, giá tranh sẽ được đẩy lên cao.


Họa sĩ Nguyễn Lâm chia sẻ: "Đúng là đang có những ý định đầu tư lớn vào các họa sĩ bậc thầy thế hệ 3X, 4X của chúng tôi. Các họa sĩ trẻ đương đại Việt Nam hiện nay vẽ cũng rất "chiến". Tôi nghĩ thị trường mỹ thuật Việt Nam trong vòng năm năm tới sẽ rất khác, "sục sôi" hơn nhiều".


Cũng như việc có những nhà sưu tập Việt Nam mua tranh giá cả triệu đô ở nước ngoài khiến dòng tranh của Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh... từ hải ngoại "hồi hương" Việt Nam. 


Đây cũng là tín hiệu kích thích với nền mỹ thuật trong nước./ (QUANG THI)


Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM


14/01/2018


TTO - Tranh sơn dầu của các danh họa chiếm vị trí cao nhất và cao nhì tại 'Hội họa miền Nam Việt Nam và cảm hứng lãng mạn phương Đông', diễn ra tối 13-1-18 tại TP.HCM.


image067


Bức "Tĩnh vật hoa" của danh hoạ Lê Phổ.


Nhận định trước phiên đấu giá, bà Lý Thị Bích Ngọc (người sáng lập Lythi Auction) cho biết, tác phẩm của các tác giả miền Nam chắc chắn sẽ là một thành tố mới nổi, có giá trị cho thị trường nghệ thuật Việt Nam trong tương lai. 


 Phiên đấu nhằm giới thiệu đến người xem một trong những giai đoạn đặc biệt của nghệ thuật miền Nam Việt Nam, với 20/26 tác phẩm đấu giá đều của các tác giả thành danh ở miền Nam.


Phiên đấu giá do Lythi Auction tổ chức thu hút đông đảo các nhà sưu tập và những người yêu nghệ thuật.


Phần lớn các tác phẩm đấu giá đều ẩn chứa khát vọng truy tìm bản thể, sự tự tại, mộng ước bình yên… và đặc biệt là cảm hứng lãng mạn bay bổng hiếm có. 9/26 tác phẩm đấu thành công, đạt tổng trị giá lên tới 148.800 USD.


image068


Bức "Idylle" của họa sĩ Cao Vũ Đàm.


Theo đó, vị trí đấu giá cao nhất thuộc về tác phẩm sơn dầu trên vải lụa và ván Tĩnh vật hoa (Lê Phổ, vẽ năm 1955, lot 24) với 54.000 USD. Bức sơn dầu trên toan Idylle (Vũ Cao Đàm, vẽ năm 1969, lot 25) chiếm vị trí thứ 2 với 33.500 USD. Tranh sơn dầu Thiếu nữ và hoa sen (Nguyễn Trung, vẽ năm 2013, lot 17) chiếm thứ 3 với 20.000 USD.


Các tác phẩm đấu giá thành công còn lại gồm: tranh sơn dầu trên ván ép Trên đồi sương (Ngô Viết Thụ, lot 5, 12.000 USD), tranh màu nước Lơ thơ tơ liễu buông mành, con oanh học nói trên cành mỉa mai (Nguyễn Quỳnh, vẽ năm 1996, lot 8, 10.000 USD), tranh sơn dầu Điều bí ẩn (Hồ Hữu Thủ, vẽ năm 2007, lot 16, 6200 USD), tranh sơn dầu Thủy tạ, Thảo Cầm viên Sài Gòn (Hiếu Đệ, vẽ trước 1975, lot 4, 5200 USD), tranh sơn dầu Cá vàng (Uyên Huy, vẽ năm 2006, lot 22, 4100 USD), tranh sơn dầu Không đề (Dương Sen, lot 18, 3800 USD).


image069


"Thiếu nữ và hoa sen" của hoạ sĩ Nguyễn Trung


image070


Bức "Trên đồi sương" của hoạ sĩ Ngô Viết Thụ.


image071


"Lơ thơ tơ liễu buông mành, con oanh học nói trên cành mỉa mai" của hoạ sĩ Nguyễn Quỳnh


image072


"Điều bí ẩn" của hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ


image073


"Thủy tạ, Thảo Cầm viên Sài Gòn" của hoạ sĩ Hiếu Đệ


image074


"Cá vàng" của hoạ sĩ Uyên Huy.


image075


Bức "Không đề" của hoạ sĩ Dương Sen


Bài và ảnh: THIÊN NGỌC


Phiên đấu giá tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Bùi Giáng, Chóe...


05/01/2018


TTO - Tranh của các danh họa Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Bá Đảng và tranh của những 'tay ngang' hội họa như Ngô Viết Thụ, Chóe… sẽ có mặt trong phiên đấu giá ngày 13-1 tới đây.


image076


Nhà sáng lập nhà đấu giá Lythi Auction, bà Lý Bích Ngọc cho biết phiên đấu giá lần này sẽ giới thiệu tới người xem tác phẩm của những tác giả thành danh tại miền Nam trước năm 1975 và những tác phẩm của các danh họa Việt Nam thành danh tại Pháp. Hầu hết các tác phẩm đều "thể hiện một cảm hứng lãng mạn, bay bổng hiếm có".


Theo bà Lý Bích Ngọc, hội họa miền Nam trước năm 1975 chưa thực sự được đánh giá đúng mức về vai trò, vị trí trong lịch sử hội họa Việt Nam. 


  Trong khi đó thực tế, những tên tuổi như Nguyễn Trung, Đinh Cường, Hồ Hữu Thủ, Văn Đen, Tú Duyên, Thái Tuấn, Hiếu Đệ, Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Phương, Hồ Thành Đức, Bửu Chỉ, Nguyễn Quỳnh, Trịnh Thanh Tùng… đã để lại dấu ấn, góp thêm màu sắc cho nền mỹ thuật Việt Nam. 


Tranh của những họa sĩ này không chỉ được đánh giá cao về tính sáng tạo, mà còn ngày càng có giá trên thị trường mỹ thuật.


Cuộc đấu giá lần này sẽ giới thiệu tới công chúng 22 bức tranh của các tác giả miền Nam. Trong đó sẽ có tác phẩm của những "tay ngang" rất nổi tiếng.


Đó là tranh của thi sĩ "điên" Bùi Giáng, người mà thơ và họa đều khiến nhân gian nể phục. Đó là tranh của Ngô Viết Thụ, một trong những kiên trúc sư quan trọng nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Hay Chóe (Nguyễn Hải Chí), một cây biếm họa sở hữu bộ sưu tập chân dung các danh nhân, văn nghệ sĩ nổi tiếng được giới sưu tập săn lùng.


Ngoài tác phẩm của các tác giả miền Nam trước 1975, cuộc đấu giá sẽ đem tới bốn tác phẩm của các danh họa Việt Nam thành danh tại Pháp. Trong đó có hai bức của Vũ Cao Đàm, một bức của Lê Phổ, một bức của Lê Bá Đảng.


Những nhà tổ chức gọi nhóm tác giả này là "nguồn cảm hứng phương Đông" bởi dù thành danh tại Pháp nhưng các danh họa nói trên luôn lấy phương Đông là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận.


Các tác phẩm sẽ được trưng bày tại Hôtel des Arts Saigon - TP.HCM từ ngày 7 đến 13-1-2018. Thời gian đấu giá: 18h ngày 13-1-2018.


image077


Tác phẩm màu nước trên giấy croquis "Bức tranh không đặt tên" của Bùi Giáng


image078


Tác phẩm sơn dầu trên bố "Ngồi bên Sông Hương" của Đinh Cường (1973)


image079


Tác phẩm sơn dầu trên bố "Thuỷ Tạ, Thảo Cầm Viên Sài Gòn" của Hiếu Đệ (trước 1975)


image080


Tác phẩm sơn dầu trên vải lụa và ván, "Tĩnh vật hoa" của Lê Phổ (1955)


image081


Sơn dầu trên bố "Thông điệp đen & trắng" của Nguyễn Trung (1995)


image082


Thủ ấn họa trên lụa "Danh tướng Trần Bình Trọng" của Tú Duyên (1964)


image083


Sơn dầu trên toan, "Idylle" của Vũ Cao Đàm (1969)


image084


Mực và thuốc nước trên lụa "Chân dung thiếu nữ" của Vũ Cao Đàm (1933)


image085


Lần đầu tiên đấu giá tranh Bùi Giáng, khởi điểm 2.500 USD


TTO - Tại phiên đấu giá Thiện Nhân và những người bạn lúc 19g45 ngày 22-10 tại Gem Center (TP.HCM), giới yêu thích mỹ thuật lần đầu tiên có dịp chiêm ngưỡng một trong những bức tranh đẹp và quý hiếm của thi sĩ Bùi Giáng (1926 - 1998).


NGỌC DIỆP


Lần đầu tiên đấu giá tranh Bùi Giáng, khởi điểm 2.500 USD


19/10/2016


TTO - Tại phiên đấu giá Thiện Nhân và những người bạn lúc 19g45 ngày 22-10 tại Gem Center (TP.HCM), giới yêu thích mỹ thuật lần đầu tiên có dịp chiêm ngưỡng một trong những bức tranh đẹp và quý hiếm của thi sĩ Bùi Giáng (1926 - 1998).


image086


Bùi Giáng - Ảnh tư liệu do họa sĩ Nguyễn Thiên Chương cung cấp.


Phiên đấu Thiện Nhân và những người bạn là sự kiện thiện nguyện, do Quỹ Sống để yêu thương Việt Nam tổ chức, nhằm tìm kiếm kinh phí cho Quỹ Thiện Nhân trong việc phẫu thuật dị tật đường tiểu cho trẻ em.


 Lịch sử thơ ca và tư tưởng thế kỷ 20 tại Việt Nam ghi “dấu ấn điên và phiêu bồng ngút ngàn” của Bùi Giáng. Có khi ông được ví với thi sĩ điên huyền thoại Gérard de Nerval (1808-1855) của Pháp, người có tập Sylvie (1853) được Bùi Giáng chuyển ngữ diễm tuyệt thành Mùi hương xuân sắc, in năm 1969 tại Sài Gòn.


Trước tác, dịch thuật và di cảo của ông để lại hơn 100 đầu sách. Trước năm 1975 tại miền Nam, cùng với Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn…, tên tuổi Bùi Giáng tạo nên một sức hút lớn với người hâm mộ.


Sinh thời, Bùi Giáng vẽ khá nhiều. Theo họa sĩ Phạm Cung (sinh năm 1932) thì phải lên đến hàng trăm bức. Thế nhưng do nhiều người nghĩ ông “điên vẽ bậy” và tâm hồn lạc điệu khi cảm nhận tranh của ông nên ít khi giữ lại.


Họa sĩ Phạm Cung lưu giữ hơn 20 bức vẽ trong khoảng 1982 đến 1994, do giai đoạn này Bùi Giáng hay lui tới xưởng của Phạm Cung vẽ chơi.


Bùi Giáng thường dặn dò Phạm Cung lưu giữ tranh để khi nhớ ông sẽ đến “xem lại thơ của mình”.


Bùi Giáng xem việc vẽ tranh cũng là cách làm thơ. Cho nên, các tác phẩm của ông, nếu có đặt tên, thì thường lấy cảm hứng từ chính thi ca, tư tưởng.


“Ngoài những bức tự họa, tôi thấy phần nhiều Bùi Giáng vẽ theo nguồn thơ và nguồn tư tưởng bất tận của ông”, Phạm Cung nhận xét.


Có vẻ như Bùi Giáng làm gì cũng dễ dàng, nhưng ít khi dễ dãi. Tranh của ông cũng vậy, vẽ như chơi, nhưng đủ đầy về bố cục, hòa sắc và ý tưởng.


image087


Tác phẩm Gửi đêm của Bùi Giáng - Ảnh tư liệu.


Bức tranh Bùi Giáng đấu giá tại phiên Thiện Nhân và những người bạn cho thấy ý đồ nghệ thuật rõ ràng và bố cục hoàn thiện.


Tác phẩm có tên Gửi đêm (mực tàu và gouache color trên giấy, 42 cm x 31,5 cm, 1992) với giá khởi điểm là 2.500 USD, là một cơ hội hiếm gặp cho những nhà sưu tập muốn mở lối đi riêng cho mình.


Nói cách khác, chọn tranh Bùi Giáng là một chọn lựa “khó đụng hàng”. Trên thị trường hiện nay tranh Bùi Giáng còn lại quá ít, chỉ vài chục bức, mà không phải lúc nào chủ nhân cũng hào phóng… “buông tay”, chuyển nhượng. Ấy là chưa kể những bức có bố cục, màu sắc đặc biệt như Gửi đêm lại càng ít hơn nữa.


Khác biệt của phiên đấu Thiện Nhân và những người bạn ngày 22-10 là tất cả tác phẩm đều được chủ động tuyển lựa theo tiêu chí nghệ thuật và thước đo từ lòng ưu chuộng của giới sưu tập.


Vì tuyển lựa, nên phía tổ chức tránh được thế bị động, hoặc vị nể, kiểu như "thiện nguyện mà, nhà sưu tập hoặc họa sĩ có ủng hộ tác phẩm là tốt rồi, chất lượng thế nào mà chẳng được". Phiên đấu này không có những tác phẩm như vậy.


Với những ai yêu mến nghệ thuật, phiên đấu giá còn có kiệt tác Phố cổ Hà Nội của danh họa Bùi Xuân Phái (1920-1988) và các tác phẩm của Lê Kinh Tài, Đinh Thị Thắm Poong, Lim Khim Katy, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Văn Đức, Lê Hào, Đào Xuân Tình, Nguyễn Ngọc Vũ…


image088


Bùi Giáng nhìn thấy Kim Cương là "hết buồn, hết điên, hết say"


TTO - Ông mê Kiều. hễ giảng về Kiều với sinh viên là sôi nổi như lên đồng, là khóc sướt mướt như ông đang kể về những trầm luân người yêu ông đang mắc phải.


HIỀN HÒA


Bùi Giáng nhìn thấy Kim Cương là "hết buồn, hết điên, hết say"


12/05/2016


TTO - Ông mê Kiều. Hễ giảng về Kiều với sinh viên là sôi nổi như lên đồng, là khóc sướt mướt như ông đang kể về những trầm luân người yêu ông đang mắc phải.


image089


Thi sĩ Bùi Giáng trong một lần đến nhà nghệ sĩ Kim Cương - Ảnh tư liệu.


Ông coi tôi cũng là một cô Kiều hương sắc. Ông nghĩ tôi cũng nên cảm nhận mình là Kiều, đồng cảm Kiều cũng như Kiều đồng cảm với Đạm Tiên. Chính vì vậy ông không thể chịu đựng được khi tôi chỉ thuộc Kiều lõm bõm.


Yêu Kiều say đắm


Trong một lần trao đổi về Kiều, tôi đọc mấy câu lỡ sai có một chút, ông liền đập bàn, la hét, nhảy dựng lên: “Tại sao Kiều mà cô nói như vậy? Đó không phải là Kiều mà là Đạm Tiên”. 


Thấy ông trợn mắt giận dữ, tôi cứ ngỡ ông sắp bóp cổ mình tới nơi. Tôi quên mất rằng ông cũng yêu Kiều say đắm như tình cảm ông đang dành cho tôi.


Tôi hỏi ông sao ông chưa bao giờ xem tôi diễn mà lại ái mộ tôi quá mức bình thường. Ông nói với tôi ngày đầu tiên gặp tôi mặc áo dài lụa trắng trong đám cưới của Hạnh - Thùy, ông nhìn thấy hào quang tỏa ra xung quanh tôi. Do đó mà tình cảm ông dành cho tôi có sự thiên vị và trọn vẹn. Bất cứ những gì tôi nói ông đều tin. 


Thỉnh thoảng, mỗi cái tết ông đều tranh thủ về, lì xì tôi vài đồng bạc, xông đất nhà tôi. Có lần ông đóng vai phụ trong một phim gì đó trên Đà Lạt, sau khi lãnh tiền thù lao ông liền mua hai trái xoài đem tới nhà tôi và nói “Tặng mẫu hậu Kim Cương thành quả lao động đầu tiên của tôi”. 


Ái mộ thơ ông, cũng có nhiều nhà văn nữ tìm tới nhà thăm hỏi đều bị ông chửi té tát và đuổi đi. Ông tuyên bố “chỗ này chỉ để dành cho Kim Cương được tới mà thôi”.


Trong cuộc đời tôi, cái hạnh phúc có được tình yêu của Bùi Giáng là hạnh phúc chưa bao giờ bị hụt hẫng. Tình yêu kỳ dị của ông là duy nhất của nhân loại thì cái hạnh phúc tôi có được từ tình yêu của ông cũng là một thứ châu báu có một không hai.


Một mối tình chân thật để sống


Năm 1998, ông té bị chấn thương sọ não, được chở vào Bịnh viện Chợ Rẫy. Gia đình ông gọi tôi đến, khi đó tôi thấy ông sạch sẽ, đầu cạo sạch, không còn mớ tóc bù xù, quần áo bịnh viện thì trắng bong, không còn chút gì là Bùi Giáng của tôi ngày nào cả. 


image090


Lá thư thi sĩ Bùi Giáng gửi Kim Cương.


Tôi bàn với anh Hoài, cháu ông, nên để bác sĩ phẫu thuật cho dù chỉ còn 1% hi vọng. Sau một đêm hồi hộp chờ đợi, 4 giờ sáng hôm sau tôi được gia đình cho hay ca phẫu thuật không thành, ông đã ra đi mãi mãi. 


Đám tang ông diễn ra tại chùa Vĩnh Nghiêm khá ấm cúng, đầy đủ những gương mặt bạn bè thân quen trong giới văn nghệ, có cả những người ái mộ thơ ông, tôi làm chủ tang lễ theo lời yêu cầu của gia đình. 


Anh Trịnh Công Sơn dẫn anh Trần Mạnh Tuấn đến trước quan tài của ông thổi saxophone và anh hát bài Một cõi đi về như một lời tiễn biệt ông.


Bên mộ ông, trước giờ hạ huyệt, tôi đã nhẹ nhàng nói như ông đang nằm im lặng lắng nghe: “Thưa ông Bùi Giáng! Đời ông là một đời giang hồ, chỉ biết yêu thương mọi người và mong được mọi người yêu thương lại. Mấy hôm nay, với bao tình cảm thương tiếc của bạn bè cũng như mọi người dành cho ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có ba điều cảm ơn ông. 


Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca ẩn mật cho muôn đời sau. 


Thứ hai, cảm ơn mối tình đơn phương 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất. 


Thứ ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người đều phải có một mối tình chân thật để sống”.


Tôi viết những dòng chữ này để tưởng nhớ đến ông.


Gần 60 tuổi, ông tới nhà tôi với đôi mắt nheo nheo không nhìn thấy rõ. Tôi dắt ông đi mua cặp kính lão. Nhưng chỉ một tháng sau, ông xuất hiện với một bên tròng kính bị bể vì người ta đánh. Tôi năn nỉ ông: “Tôi mua cho ông kính mới nghen”. Ông lắc đầu: “Thôi cô, nhìn đời bằng một con mắt đủ rồi”. Đôi khi tỉnh táo, ông cũng viết cho tôi những bức thư rất dễ thương và trân trọng mà đến tận bây giờ tôi còn lưu giữ: 


Cô Kim Cương yêu quý


Kể cũng gần 50 năm quen biết và yêu mến cô. Đó là hạnh phúc lớn đi suốt đời tôi. Sau này cô cao hứng đến nhà viếng thăm tôi. Ấy thật bất ngờ. Rủi ro lần đầu tôi say rượu chẳng biết gì cả. Lần thứ nhì, tôi tỉnh tảo. Tâm hồn thoải mái như được cùng tiên tái ngộ.


Mấy ngày rày cứ giở mấy tấm ảnh chụp chung với cô. Gương mặt cô càng ngày trông càng lạ. Mấy đứa cháu gái cháu ruột, cháu dâu chúng xúm xít trầm trồ: “Cô Kim Cương ngoài đời trông đẹp hơn trên tivi… Lạ quá! Lạ quá!...” Gương mặt cô có nét hồn hậu, trung hậu dịu dàng. Ai ai cũng nhận thấy thế. Hình như sau này cô gặp hạnh phúc lớn hay sao mà bỗng nhiên trông cô càng trẻ hơn xưa nay?


Lúc trước đọc báo nghe cô nói có ý mua cho tôi một cái nhà. Tôi cảm động đến ngẩn ngơ. Giữa đêm tỉnh giấc, còn âm ỷ khóc lóc một mình. Nhưng cô nghĩ xem? Làm sao tôi dám chấp nhận? Tôi vốn già điên say rượu… Ở với tụi cháu sum vầy sum vầy mấy chục năm nay, chúng quen thuộc tính nết tôi rồi. Chúng vui vẻ hân hoan chịu đựng. Nhiều lúc tôi lại có ý chọc cho chúng la ngầy để nghe cho vui vẻ cái lỗ tai… đỡ buồn hiu quạnh… Tuổi già tôi có được đôi ba bạn thân và còn giữ được tình nghĩa của cô thì thử hỏi còn gì tốt đẹp hơn nữa?


Xin mời cô thỉnh thoảng ghé lại nhà coi như đi nghỉ mát. Chỗ tôi ở có thể gọi là một thôn xóm thơ mộng. Ai ai cũng vui vẻ, thân mật hiền lành. Ít xảy ra ồn ào náo động. Đúng là nơi sinh hoạt lý tưởng. Được nhìn thấy cô là tự nhiên hết buồn, hết điên, hết say rượu.


Chúc cô suốt đời sung sướng


Bùi Giáng 98 (Mậu Dần)


(Lá thư được trích trong tập thơ Cuối đời của thi sĩ Bùi Giáng 1988)

23 Tháng Hai 2014(Xem: 10043)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15107)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14080)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12060)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12746)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11767)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10776)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13557)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10614)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12217)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11013)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13656)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15191)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14709)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12638)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16117)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12374)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.