VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ HAI 08 JULY 2019
UNESCO xếp thành Babylone là di sản thế giới
Thanh Phương 07-07-2019
Ngày 05/07/2019, tổ chức UNESCO đã ghi vào danh sách các di sản thế giới thành phố cổ Babylone của Irak, quốc gia đã bị tàn phá nặng nề sau 40 năm chiến tranh và bị quân thánh chiến Hồi Giáo phá hoại nhiều di tích quý giá.
UNESCO đã thông qua quyết định nói trên trong một cuộc bỏ phiếu tại Bakou, thủ đô Azerbaidjan. Theo lời ông Qahtan al-Abeed, giám đốc đặc trách cổ vật của viện bảo tàng Bassora và là người đã nộp hồ sơ Babylone lên UNESCO, Babylone được xem là thành phố có đông dân nhất vào thời cổ đại, ra đời từ cách đây hơn 4000 năm, nằm cách thủ đô Bagdad 100 km về phía nam. Nếu như Irak tự hào là cái nôi của chữ viết, thì Babylone là biểu hiện của nền văn minh của chữ viết, của cơ quan hành chính và của khoa học.
Nói chung Babylone có một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại và trong thần thoại thế giới, nổi tiếng với Cổng Ishtar, các vườn treo và tháp Babel, cho tới nay vẫn gây nhiều tranh cãi về địa điểm chính xác của hai di tích này.
Tuy xếp Babylone vào danh sách di sản thế giới, nhưng UNESCO đã tỏ ra rất quan ngại về tình trạng hiện nay của thành phố cổ này, vì nhiều cấu trúc đang cần được tu bổ ngay lập tức và nhiều cấu trúc khác thì đang sắp bị sập.
Trước Babylone, Irak đã có 5 địa điểm được UNESCO xếp vào danh sách các di sản thế giới hoặc di sản đang bị nguy hiểm. Ngành du lịch nước này hy vọng là việc Babylone được thêm vào danh sách di sản thế giới sẽ giúp thu hút thêm du khách đến các khu di tích cổ của Irak./ (theo RFI)
UNESCO xếp thành Babylone là di sản thế giới
Thanh Phương 07-07-2019
Ngày 05/07/2019, tổ chức UNESCO đã ghi vào danh sách các di sản thế giới thành phố cổ Babylone của Irak, quốc gia đã bị tàn phá nặng nề sau 40 năm chiến tranh và bị quân thánh chiến Hồi Giáo phá hoại nhiều di tích quý giá.
UNESCO đã thông qua quyết định nói trên trong một cuộc bỏ phiếu tại Bakou, thủ đô Azerbaidjan. Theo lời ông Qahtan al-Abeed, giám đốc đặc trách cổ vật của viện bảo tàng Bassora và là người đã nộp hồ sơ Babylone lên UNESCO, Babylone được xem là thành phố có đông dân nhất vào thời cổ đại, ra đời từ cách đây hơn 4000 năm, nằm cách thủ đô Bagdad 100 km về phía nam. Nếu như Irak tự hào là cái nôi của chữ viết, thì Babylone là biểu hiện của nền văn minh của chữ viết, của cơ quan hành chính và của khoa học.
Nói chung Babylone có một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại và trong thần thoại thế giới, nổi tiếng với Cổng Ishtar, các vườn treo và tháp Babel, cho tới nay vẫn gây nhiều tranh cãi về địa điểm chính xác của hai di tích này.
Tuy xếp Babylone vào danh sách di sản thế giới, nhưng UNESCO đã tỏ ra rất quan ngại về tình trạng hiện nay của thành phố cổ này, vì nhiều cấu trúc đang cần được tu bổ ngay lập tức và nhiều cấu trúc khác thì đang sắp bị sập.
Trước Babylone, Irak đã có 5 địa điểm được UNESCO xếp vào danh sách các di sản thế giới hoặc di sản đang bị nguy hiểm. Ngành du lịch nước này hy vọng là việc Babylone được thêm vào danh sách di sản thế giới sẽ giúp thu hút thêm du khách đến các khu di tích cổ của Irak./ (theo RFI)