Tình hình Đài Loan; Eo biển quốc tế và đường trung tuyến Đài Loan-lục địa

16 Tháng Sáu 20227:41 SA(Xem: 4130)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG- HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 16 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image027Hải đồ minh họa các vị trí quân sự ở biển Đông Nam Á gồm biển South China Sea, vịnh Thái Lan, các VÙNG XÁM và hai quân cảng chiến lược ở Taiwan và Singapore. Hòn đảo ngọc Đài Loan, vị trí chiến lược trên đầu bắc Biển Đông; căn cứ Changi của Singapore là căn cứ hải quân trọng yếu của Mỹ ở cực nam Biển Đông. VĂN HÓA ONLINE map 15/6/2022.


Tình hình Đài Loan; Eo biển quốc tế và đường trung tuyến Đài Loan-lục địa


Đài Loan: Liệu Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới cuộc chiến giành hòn đảo?


Tessa Wong

BBC News, Phóng viên Châu Á

14/6/2022


image029Nguồn hình ảnh, Reuters. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ về những bình luận gần đây của họ về Đài Loan


Nhiều tuần sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh đã đưa ra bác bỏ quyết liệt nhất, nói rằng họ sẽ "kiên quyết đập tan bất kỳ nỗ lực nào" nhằm giành độc lập cho Đài Loan.


Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa về cơ bản cáo buộc Mỹ ủng hộ nền độc lập của hòn đảo, nói rằng Mỹ "vi phạm lời hứa về Đài Loan" và "can thiệp" vào chuyện của Trung Quốc.


"Hãy để tôi làm rõ điều này: nếu bất cứ nước nào dám chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ không ngần ngại chiến đấu. Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi giá và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Đây là sự lựa chọn duy nhất cho Trung Quốc," ông Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-la, một hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á được tổ chức tại Singapore.


Bình luận của ông Ngụy Phượng Hòa được đưa ra sau thông điệp gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắn gửi Trung Quốc rằng nước này đang "đùa với lửa" bằng việc cho máy bay chiến đấu đến gần Đài Loan. Ông thề sẽ bảo vệ hòn đảo bằng quân đội nếu nó bị tấn công.


Đài Loan tự cho mình là quốc gia có chủ quyền nhưng bị Trung Quốc coi là tỉnh ly khai. Tuy nhiên, Đài Loan cũng coi Mỹ là đồng minh lớn nhất của mình và Washington có luật yêu cầu nước này giúp hòn đảo tự vệ.


Các luận điệu leo ​​thang khi Trung Quốc liên tiếp cử các chiến đấu cơ vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan - đợt bay xuất kích lớn nhất trong năm của họ chỉ vào tháng trước - trong khi Mỹ đã điều tàu hải quân đi qua vùng biển của Đài Loan.


Vậy phải chăng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một cuộc xung đột quân sự?


Cân nhắc kỹ những thiếu sót


Một nỗi lo sợ lớn nhất là liệu chiến tranh có nổ ra nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Trước đây, Bắc Kinh từng nói họ có thể giành lại hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.


Nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng điều này - hiện tại - là không có khả năng xảy ra.


Đã có cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có đủ khả năng quân sự để xâm lược thành công hay không, và Đài Loan đã tăng cường đáng kể hệ thống phòng thủ trên không và trên biển.


Nhưng nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh nhận thấy một động thái như vậy là quá tốn kém và thảm khốc - không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn đối với thế giới.


"Có rất nhiều luận điệu, nhưng người Trung Quốc phải cân nhắc kỹ những thiếu sót nếu muốn tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan, đặc biệt là quá giống với cuộc khủng hoảng Ukraine," William Choong, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết.


Quan điểm nhất quán của Trung Quốc là tìm kiếm "sự thống nhất hòa bình" với Đài Loan - điều mà Tướng Ngụy Phượng Hòa nhắc lại vào Chủ nhật - và rằng Bắc Kinh sẽ chỉ hành động nếu đối mặt với sự khiêu khích.


Một hành động có thể châm ngòi là Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Nhưng đây là điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã hết sức tránh, ngay cả khi bà khẳng định họ đã là một quốc gia có chủ quyền.


Hầu hết người Đài Loan ủng hộ lập trường này, vốn được gọi là "duy trì hiện trạng", dù một vài người ngày càng nhấn mạnh rằng họ muốn tiến tới độc lập.


image031Nguồn hình ảnh, Taiwan Presidential Office. Tổng thống Đài Loan bên một máy phóng tên lửa chống tăng


Tương tự, Mỹ sẽ miễn cưỡng bị kéo vào một cuộc xung đột quân sự tốn kém ở châu Á, và Mỹ đã nhiều lần ra tín hiệu rằng họ không muốn chiến tranh.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người cũng tham dự Đối thoại, phát biểu rằng Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập, cũng như không muốn "một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".


"Đôi bên đều kiên định lập trường về Đài Loan. Họ cần trông cứng rắn, họ không muốn bị coi là thụt lại hay lùi bước," Collin Koh, nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, nói


"Nhưng đồng thời họ cũng rất lưu tâm về việc nhảy vào một cuộc xung đột toàn diện. Họ đang chăm chú lắng nghe luận điệu của nhau, và cả hai bên đều đang gắng sức kiềm chế rủi ro."


Việc cả Tướng Ngụy Phượng Hòa và ông Austin gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-la là một dấu hiệu tích cực, vì điều đó có nghĩa là cả hai bên đều muốn thể hiện rằng "họ vẫn sẵn lòng ngồi xuống đối thoại, đi đến thống nhất, và hòa giải khác biệt," ông Koh nói.


Ông nói, điều này có thể khiến các cuộc thảo luận hiệu quả hơn giữa quân đội hai nước nhằm giảm khả năng xảy ra các tính toán sai lầm trên thực địa làm dẫn đến xung đột, và mang lại một "làn gió mới cho đối thoại" - thứ vốn không có dưới thời chính quyền của Donald Trump.


image033Nguồn hình ảnh, EPA. Những phát biểu gần đây của ông Biden về Đài Loan được một số người coi là sự thay đổi giọng điệu rõ ràng trong chính sách của Hoa Kỳ


Điều đó cho thấy, có khả năng cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ tiếp tục luận điệu của mình trong tương lai gần.


Tiến sĩ Ian Chong, một chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết Trung Quốc thậm chí có thể đẩy mạnh "chiến tranh vùng xám" nhằm làm kiệt quệ lực lượng quân sự và sự nhẫn nại của Đài Loan - chẳng hạn như điều thêm chiến đấu cơ - hoặc các chiến dịch tin giả.


Đài Loan trước đây đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tin giả trước cuộc bầu cử của hảo đảo này. Đài Loan sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương quan trọng vào cuối năm nay.


Đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, ít nhất hiện thời "không có ý chí chính trị để thay đổi lập trường của mình", đặc biệt là với các sự kiện quan trọng sắp tới - cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào nửa cuối năm - thời điểm mà Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ củng cố hơn nữa quyền lực của ông ta.


Tiến sĩ Chong nói: "Mặt tích cực là không bên nào sẵn sàng leo thang.


"Nhưng không leo thang không có nghĩa là chúng ta sẽ tiến đến một vị trí tốt hơn. Vì vậy, tất cả chúng tôi đều mắc trong thế kẹt này một thời gian."


(*) Tựa do VHO đặt


+++++++++++++++++++++++++++++++


EO BIỂN ĐÀI LOAN – ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN


Mỹ khẳng định eo biển Đài Loan thuộc vùng biển quốc tế; Bắc Kinh phủ nhận đường trung tuyến eo Đài Loan  


15/06/2022


      image035Ảnh tư liệu. Các chiến hạm của Mỹ băng qua eo biển Đài Loan ngày 27/08/2021. AP.

      

Chi Phương


Hôm 14/06/2022, Washington khẳng định eo biển Đài Loan thuộc vùng biển quốc tế, bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền đối với eo biển này. 


Trong một bức thư gửi cho hãng tin Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price, bác bỏ lập luận của Bắc Kinh được đưa ra vào đầu tuần, khẳng định Trung Quốc có “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với eo biển Đài Loan”. Washington khẳng định rằng eo biển Đài Loan là một tuyến đường biển quốc tế, tức là một khu vực tự do hàng hải và hàng không, được luật pháp quốc tế bảo vệ.


Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một quốc gia có chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên biển trong vùng đặc quyền kinh tế, trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên, lãnh hải của quốc gia đó không vượt quá 20 hải lý tính từ đường sơ sở. Vùng nước bề mặt trong khu vực đặc quyền kinh tế được coi là vùng biển quốc tế. Bắc Kinh cũng sử dụng UNCLOS và một luật khác của Trung Quốc để phủ nhận eo biển Đài Loan thuộc hải phận quốc tế.


Những năm gần đây, căng thẳng trên eo biển Đài Loan gia tăng. Các tàu chiến nước ngoài, đặc biệt là tàu chiến Mỹ, đã nhiều lần đi qua khu vực, khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là thuộc lãnh thổ của mình và nếu cần sẽ dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo với Hoa Lục.


Eo biển Đài Loan là một khu vực quan trọng đối với cả Trung Quốc và Đài Loan, và cũng là tuyến đường trung chuyển hàng hóa, xuất khẩu năng lượng đối với Nhật Bản và Hàn Quốc. (theo RFI)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Máy bay chiến đấu của Mỹ dường như 'vẽ' đường trung tuyến giữa Đài Loan và Trung Quốc


Máy bay đặc nhiệm MC-130 bay dọc theo đường trung tuyến eo biển Đài Loan.


By Keoni Everington, Taiwan News, Staff Writer


2020/10/08 16:50


https://www.taiwannews.com.tw/en/news/4025981


image037Hòn đảo ngọc Đài Loan. Vị trí chiến lược trên đầu bắc Biển Đông.


TAIPEI (Taiwan News) — China's declaration that the median line in the Taiwan Strait does not exist was upended when Taiwanese aviation enthusiasts saw an American warplane appear to "draw" the exact location of the unofficial boundary.


Theo Taiwan News, ngày 21/9/2020, tuyên bố của Trung Quốc cho rằng đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan không còn tồn tại khi những người ở Đài Loan nhìn thấy một máy bay chiến đấu của Mỹ xuất hiện để "vẽ" vị trí chính xác của ranh giới không chính thức.


Bắc Kinh bất ngờ phủ nhận sự tồn tại của đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan, bất chấp đã có một thỏa thuận ngầm về việc không cắt đường này từ năm 1955. Kể từ tháng 9, 2020, Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) Trung Quốc đã điều động nhiều chiến cơ nhiều lần vượt qua dải phân cách và chọc thủng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.


Mỹ đã phản ứng bằng cách điều động máy bay AE596A là một máy bay làm nhiệm vụ đặc biệt do AFSOC điều hành. Theo Lockheed Martin, nhà sản xuất máy bay, MC-130J “có khả năng sử dụng trên toàn thế giới cho các nhiệm vụ yêu cầu tiếp nhiên liệu trên không cấp thấp một hoặc nhiều tàu bí mật cho các máy bay cánh quạt đứng và nghiêng của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt và / hoặc xâm nhập, tiếp tế và lọc nước bằng airdrop, hoặc hạ cánh trên các sân bay từ xa. "

image038

USAF Lockheed MC-130J Commando II Over the #Taiwan Strait


14-5793 #AE596A


image039MC-130 special mission aircraft flies along Taiwan Strait median line. (Taiwan News)

image041image043

8:24 PM · Oct 7, 2020·Twitter for Android


14-5793 #AE596A #Taiwan #China

image044image046image047image049
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16591)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18130)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16676)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17386)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17023)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17651)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17211)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17796)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17557)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17442)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16897)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19377)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23806)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19325)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18136)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24873)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18902)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18496)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25087)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18397)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.