Tô Lâm vừa họp với TT Biden ở New York về, Trung Quốc tấn công tàu cá Việt ở Đá Chim Yến Hoàng Sa

10 Tháng Mười 20248:36 SA(Xem: 624)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ NĂM 10 OCT 2024


Biến cố Hoàng Sa


Tô Lâm vừa họp với TT Biden ở New York về, Trung Quốc tấn công tàu cá Việt ở Đá Chim Yến Hoàng Sa

image003image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

10/10/2024


DIỄN TIẾN GẦN BIẾN CỐ HOÀNG SA:


Ngày 25/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hội đàm kín với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York. Không một thông tin nào được đưa ra giữa hai ông Biden và Tô Lâm đề cập đến tình hình biển South China Sea bao gồm Biển Đông Việt Nam và Biển Tây Philippines.


Ngày 29/09/2024, ở quần đảo Hoàng Sa, khu vực Đá Chim Yến (Én) nằm giữa Nhóm Lưỡi Liềm (tức Hoàng Sa Tây) và Nhóm An Vĩnh (tức Hoàng Sa Đông); Tàu chấp pháp Trung cộng có lẽ xuất phát đảo Phú Lâm tấn công tàu QNg 95739 hành hung và cướp tài sản của ngư dân Nguyễn Thanh Biên ở khu vực Đá Chim Én (trên bản đồ ghi là Đá Chim Yến). Vụ tấn công thứ hai tiếp tục đối với tàu Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90659 TS do ông Võ Thành Tân làm chủ tàu cách Đá Chim Én hơn 22 hải lý. (xem bản đồ dưới).


image007Bản đồ của VHO khu vực Đá Chim Yến (Én) tọa độ 160 20‘50” B 1120 01’30” E.


Đá Chim Yến (Én) là một rạn san hô vòng nằm giữa nhóm đảo Lưỡi Liềm và nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa. Đá này cách đá Lồi 9,7 hải lý (18 km) về phía đông bắc và cách đảo Quang Hòa 16,2 hải lý (30 km) về phía đông nam.


Đặc điểm: Đá Chim Yến có chiều dài tính từ đông sang tây vào khoảng 8,4 hải lý (15,6 km) và chiều rộng 1,8 hải lý (3,3 km). Rạn vòng này chìm dưới nước phần lớn thời gian trong ngày; khi thủy triều xuống thì cũng chỉ có vài hòn đá nhô lên. (theo wikipedia).


Danh sách các thực thể địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8539/danh-sach-cac-thuc-the-dia-ly-thuoc-quan-dao-hoang-sa

image009

Tối 02/10/2024, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chính thức lên tiếng phản đối lực lượng Trung Quốc hành xử thô bạo với ngư dân Việt Nam.


Dự kiến từ ngày 12 đến 14/10/2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ đến Hà Nội.


Giới quan sát: Tình hình biển South China Sea sẽ có nhiều biến động vô lường vào những ngày tháng cuối cùng của Tổng thống Joe Biden.


Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh sẽ thỏa thuận với nhau những gì ở biển South China Sea?


*


Tổng bí thư đảng CsVN Tô Lâm gặp Tổng thống Joe Biden


Tổng bí thư đảng Cộng Sản kiêm chủ tịch nước của Việt Nam, ông Tô Lâm đã gặp tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua, 25/09/2024, tại New York bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.


26/09/2024


image010Tổng bí thư đảng Cộng Sản, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm (T) hội đàm ngắn với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York, Hoa Kỳ, ngày 25/09/2024. AP - Manuel Balce Ceneta


Chi Phương


Theo hãng tin Reuters, trong cuộc gặp với lãnh đạo Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đã ca ngợi “những đóng góp lịch sử của ông Biden”, đối với việc nâng cấp quan hệ song phương. Về phần mình, ông Biden khẳng định kể từ khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái, “hai nước đã có những đầu tư mang tính lịch sử vào lĩnh vực chất bán dẫn, khởi động hợp tác chưa từng có về an ninh mạng”.


Ông Biden cũng thể hiện cam kết ủng hộ tự do hàng hải và pháp quyền, khi nhắc đến các tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Theo thông cáo của tòa Bạch Ốc, sau cuộc họp, Hoa Kỳ cũng cam kết cấp cho Việt Nam 215 triệu đô la để hoàn thành “quá trình xử lý dioxin”, giải quyết những hậu quả của chiến tranh.


Trả lời Reuters, ông Alexander Vuving, chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết cuộc gặp này rất quan trọng trong việc giúp ông Tô Lâm củng cố quyền lực sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam vào tháng 8.  (theo RFI)


https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240926-t%E1%BB%95ng-b%C3%AD-th%C6%B0-t%C3%B4-l%C3%A2m-g%E1%BA%B7p-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-biden-%C4%91%E1%BB%83-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-quan-h%E1%BB%87-m%E1%BB%B9-vi%E1%BB%87t


**


Ngư dân Việt Nam bị hành hung: Tại sao Trung Quốc dùng tàu chấp pháp địa phương?


BBC 03/10/2024


image012Nguồn hình ảnh, Bộ Ngoại giao. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tối 2/10/2024 đã lên tiếng phản đối lực lượng Trung Quốc hành xử thô bạo với ngư dân Việt Nam.


Gần bốn ngày sau khi các ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng chức năng Trung Quốc tấn công, hành hung và cướp tài sản, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng. Tuyên bố của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ và thẳng thắn hơn những lần trước, nhất là khi nêu đích danh Trung Quốc.


Theo thông báo tối 2/10, Bộ Ngoại giao cho biết ngày 29/9 vừa qua đã xảy ra việc lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) "trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".


Trước khi có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại giao, báo chí Việt Nam dù đưa tin về vụ tấn công nhưng đã không nêu rõ "tàu nước ngoài" hay "tàu lạ" là tàu Trung Quốc, dù những ngư dân gặp nạn kể rằng những chiếc tàu tấn công họ có treo quốc kỳ Trung Quốc và họ bị đánh bởi những người nói tiếng Trung.


Chỉ sau khi có tuyên bố của bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, báo chí mới chỉ đích danh tàu Trung Quốc là thủ phạm.


Một nhà báo trong nước tiết lộ rằng việc báo chí trước đó không nêu rõ tên Trung Quốc là vì quan ngại sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung.


Trong chuyến công du đến Trung Quốc với cương vị là người đứng đầu đảng và nhà nước, ông Tô Lâm đã đề nghị hai nước cần kiểm soát, xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển. Vấn đề Biển Đông cũng được đề cập trong Tuyên Bố chung Việt-Trung sau chuyến đi.


‘Có ít nhất hai vụ tấn công' cùng ngày


Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam, nói với BBC rằng theo những gì dự án này tổng hợp được, kết hợp với dữ liệu theo dõi tàu thuyền thì cho thấy đã có ít nhất hai vụ tấn công tàu cá Việt Nam xảy ra trong khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/9/2024.


Vụ thứ nhất xảy ra trong khu vực Đá Chim Én là vụ tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên vào khoảng 9, 10 giờ sáng, làm bốn ngư dân bị thương, trong đó có người bị đánh gãy tay. Tàu cá bị cướp hết máy móc, ngư cụ và vài tấn cá, tổng thiệt hại sơ bộ khoảng 500-600 triệu đồng.


Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên kể với cộng tác viên của BBC rằng, sau nhiều tiếng đồng hồ bị hai tàu Trung Quốc là Chấp Pháp Tam Sa 301 và Chấp Pháp Tam Sa 101 rượt đuổi, cuối cùng tàu của ông cũng bị tiếp cận và có khoảng 40 người Trung Quốc leo lên tàu ông.


"Chúng tôi vừa chạy thì chúng đánh từ đằng sau đánh tới, gặp đâu đánh đó. Chúng nhằm vào tôi là thuyền trưởng, hai thằng đánh vô lưng và vai làm tôi bất tỉnh. Trong khi tôi bất tỉnh nó đánh mấy anh em khác, một anh bị gãy tay là anh Huỳnh Tiến Công," ông Biên thuật lại.


Sau khi ông Biên bị đánh bất tỉnh và ông Công bị gãy tay thì lực lượng Trung Quốc dồn các ngư dân Việt Nam lại, bắt quỳ xuống rồi lấy những tấm bạt che lại để không ai biết Trung Quốc đang làm gì trên tàu.


Dự án Đại sự ký Biển Đông nói với BBC ngày 2/10 rằng họ tính toán nơi xảy ra sự cố của tàu ông Biên nằm trong khu vực Đá Chim Én.


image014Vụ tấn công tàu QNg 95739 TS của ông Nguyễn Thanh Biên được Dự án Đại sự ký Biển Đông xảy ra trong khu vực Đá Chim Én.


Vụ tấn công thứ hai là đối với tàu Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90659 TS do ông Võ Thành Tân làm chủ tàu. Theo Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, vụ việc xảy ra vào lúc 15 giờ, cách Đá Chim Én hơn 22 hải lý.


Theo lời kể của thuyền trưởng Tân được báo chí trong nước trích dẫn, ông cũng bị hành hung và tàu bị lấy đi toàn bộ ngư cụ và lượng cá đã đánh bắt được với tổng thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 300 triệu đồng.


Thành viên của Dự án Đại sự ký Biển Đông nhận định với BBC rằng đây là vụ nghiêm trọng nhất và đã được truyền thông rộng rãi.


“Đáng chú ý, trong vụ tấn công hết sức thô bạo này, Trung Quốc sử dụng các tàu Tam Sa Chấp pháp thuộc Lực lượng Chấp pháp Tổng hợp Tam Sa, tức là một lực lượng thực thi pháp luật địa phương.


“Dù lực lượng này được biết đến là phối hợp chặt chẽ và có thể chịu sự điều hành của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, trong sự cố lần này, chúng tôi đã không tìm được bằng chứng nào cho thấy Hải cảnh Trung Quốc cũng tham gia trực tiếp vào vụ việc.


"Bởi vậy có thể nghi ngờ rằng đây là một chiến thuật vùng xám của Trung Quốc, trong đó lực lượng địa phương được sử dụng khi cần phô trương các hành động tàn bạo quyết liệt, thay vì lực lượng trung ương. Điều này cho phép lực lượng trung ương có thể chối bỏ trách nhiệm khi muốn," thành viên của Dự án Đại sự ký Biển Đông nhận định.


image016Chụp lại hình ảnh, Thuyền trưởng tàu QNg 95739 TS, ông Nguyễn Thanh Biên, tường thuật cuộc tấn công và hành hung của Trung Quốc đối với ông và các ngư dân khác trên tàu


Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hồi tháng 1/2024 nói với BBC News Tiếng Việt rằng Trung Quốc đang tiến hành chiến lược "tằm ăn dâu".


“Chiến lược ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi Việt Nam, Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’, và dần dần ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc.”


“Và trong chiến lược này, Trung Quốc đã sử dụng mọi lực lượng. Đi trên tuyến đầu là hải cảnh (cảnh sát biển), rồi dân quân biển, các loại tàu chấp pháp khác. Hải quân thì ở xa hơn, nằm ở các căn cứ.”


Sự việc xảy ra với hai tàu cá QNg 95739 TS và QNg 90659 TS là vụ mới nhất trong số hàng loạt vụ lực lượng chức năng Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam khi đánh bắt tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, các thực thể địa lý mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm hữu và kiểm soát thực địa từ ít nhất hơn nửa thế kỷ qua.


Vào tháng 8/2024, tàu QNg 98852 TS do ông Nguyễn Quang Dự làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 301 tấn công và lấy đi nhiều trang thiết bị và ba tấn hải sản, với tổng thiệt hại khoảng 143,5 triệu đồng.


image018Chụp lại hình ảnh, Ngư dân trên tàu QNg 95739 TS, ông Huỳnh Tiến Công bị đánh gãy tay (trái) và ông Võ Văn Thi (phải) bị thương vì lao vào đỡ cho ông Công.


Việt Nam lên tiếng chậm nhưng mạnh mẽ


Trả lời Reuters vào ngày thứ Ba 1/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các tàu cá của Việt Nam đã đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa mà không được chính phủ Trung Quốc cho phép và các cơ quan chính quyền Trung Quốc liên quan đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập trực tiếp đến vụ tấn công ngày 29/9.


"Các hoạt động tại khu vực mang tính chuyên nghiệp và có kiềm chế, không có ai bị thương," Reuters dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


Đến tối 2/10/2024, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng. Dù có phần chậm trễ nhưng tuyên bố chính thức của phía Việt Nam được cho là đã lên án Trung Quốc một cách mạnh mẽ, thẳng thắn hơn, ít nhất là so với năm 2023.

image020

Trong tuyên bố vào tháng 8/2023, sau khi một ngư dân Việt Nam trình báo bị tấn công khi đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng phản đối "mọi hành vi sử dụng vũ lực" nhưng không nhắc đến Trung Quốc.


Lần này, ngôn từ của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ và trực diện hơn.


Thông điệp cụ thể của Bộ Ngoại giao như sau:


"Hành động của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển.


"Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.


"Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự." (theo BBC)


https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdxr44z71lgo


***


Thủ tướng Lý Cường đến Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn nghị sự?


image021Getty Images. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (phải) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong lễ chào mừng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Chính vào tháng 6 năm 2023


Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 14/10. Sau vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu chấp pháp Trung Quốc tấn công, Biển Đông sẽ ở đâu trên bàn nghị sự?


Chuyến thăm của ông Lý Cường được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, người cũng đã thăm Bắc Kinh vào tháng 6/2023.


Ông Lý Cường thăm Hà Nội trong thời điểm có nhiều diễn biến đáng chú ý: Thứ nhất, tình hình Biển Đông đang nóng lên sau khi tàu chấp pháp Trung Quốc tấn công tàu cá, đánh bị thương ngư dân Việt Nam dẫn tới phản đối quyết liệt từ Bộ Ngoại giao Việt Nam.


Thứ hai, đây là thời gian mà Việt Nam sắp bầu chủ tịch nước mới và công tác chuẩn bị nhân sự, văn kiện cho Đại hội 14 đang ở giai đoạn quyết định.


Chuyến công du từ 12-14/10 sẽ là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Lý Cường trên cương vị thủ tướng. (theo BBC 10/10/2024)


https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cden48gd484o


****


ASEAN+1: Philippines tố cáo các hành vi hù dọa quấy rối tại Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc-ASEAN khẩn trương đàm phán về COC


Biển Đông chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc họp cấp cao ASEAN và Trung Quốc ngày hôm nay, 10/10/2024 tại Vientiane- Lào. Trong lúc thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi đẩy mạnh « hội nhập » kinh tế giữa các nước Đông Nam Á với Bắc Kinh, thì Manila đề nghị khẩn trương đàm phán về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông để giảm thiểu nguy cơ xung đột.


RFI 10/10/2024


image023Hội nghị ASEAN và Trung Quố tại Vientiane, Lào, ngày 10/10/2024. AP - Dita Alangkara


Thanh Hà


Theo Reuters ghi nhận, phát biểu trước các đối tác Đông Nam Á và thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr. đã nhấn mạnh các bên cần đạt được những tiến bộ quan trọng để giảm thiểu căng thẳng tại Biển Đông, « cần thực sự cởi mở để giải quyết những bất đồng ».


Theo Manila, ASEAN và Trung Quốc cần « khẩn cấp đàm phán về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ». Nguyên thủ Philippines kết luận, « thật đáng tiếc là tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và Philippines vẫn phải chịu các hành vi hù dọa và quấy rối ».


Hãng tin Mỹ AP nhắc lại trong những tháng gần đây thường xuyên xảy ra đụng độ giữa tàu của Trung Quốc và Philippines trong các vùng biển có tranh chấp. Đối với Việt Nam vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công hôm 29/09/2024 ở Hoàng Sa gây căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Các khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Indonesia và Malaysia cũng thường xuyên bị tàu của Trung Quốc thâm nhập.


AP trích dẫn lời một quan chức ASEAN xin được giấu tên cho biết, trong cuộc họp với thủ tướng Lý Cường sáng nay ở Vientiane tổng thống Marcos Jr. đã tuyên bố không thể tách rời hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc với những xung đột trên biển.


Đáp lời lãnh đạo Philippines, thủ tướng Trung Quốc cho rằng « Biển Đông là một mái nhà chung » và Bắc Kinh có trách nhiệm « bảo vệ chủ quyền » của Trung Quốc ở vùng biển này.


Thương mại ASEAN -Trung Quốc


Về thương mại, theo hãng tin AP trong cuộc họp với 10 nước Đông Nam Á, thủ tướng Lý Cường tránh đề cập đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều thành viên ASEAN ở Biển Đông mà chỉ tập trung vào vế kinh tế và thương mại.


Theo ông, ASEAN và Trung Quốc cần đẩy mạnh « hội nhập trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, khuynh hướng bảo hộ gia tăng và tình hình thế giới bất ổn ». ASEAN và Trung Quốc chuẩn bị kết thúc đàm phán về một hiệp định tự do mậu dịch vào năm tới. Thỏa thuận này được mở rộng đến nhiều lĩnh vực như các hoạt động kinh tế xanh và công nghệ kỹ thuật số hay các chuỗi cung ứng trong công nghệ kết nối …


Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của ASEAN và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba tại Đông Nam Á. Tổng trao đổi mậu dịch hai nhiều năm ngoái đạt ngưỡng gần 700 tỷ đô la.


Thượng đỉnh ASEAN khai mạc: Biển Đông, Myanmar đứng đầu nghị trình


image025NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images. Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 44 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) vào ngày 9/10


BBC 09/10/2024


Thượng đỉnh ASEAN năm nay được xem là một phép thử quan trọng về sự đoàn kết trong bối cảnh căng thẳng dâng cao liên quan đến Biển Đông, chiến tranh tại Myanmar và một số bất đồng giữa các thành viên của khối.


Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 chính thức khai mạc vào ngày thứ Tư 9/10 và sẽ kéo dài đến ngày 11/10 tại thủ đô Viêng Chăn của Lào.


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, hiện có 10 thành viên.


Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.


Hiện Lào đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN.


Thượng đỉnh ASEAN năm nay còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.


Dự kiến chiến tranh tại Myanmar và Biển Đông sẽ là những nội dung trọng tâm của chương trình nghị sự.


Trước thềm hội nghị, Việt Nam đã có phản ứng mạnh về việc lực lượng chấp pháp Trung Quốc đánh bị thương, tịch thu tài sản ngư dân Việt Nam vào ngày 29/9.


Trung Quốc và Philippines cũng đã có nhiều va chạm căng thẳng trên biển trong nhiều tháng qua.


Trong khi đó, chính quyền quân sự của Myanmar đã cử một quan chức ngoại giao cấp cao đến đến dự hội nghị, sau khi đã tẩy chay một thời gian kể từ sau cuộc đảo chính vào đầu năm 2021.


image027NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và phu nhân Vandara Siphandone


Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có buổi ăn sáng làm việc vào sáng thứ Tư 9/10/2024.


"Ba bên duy trì nguyên tắc không cho phép các lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh của nước kia; đồng thời nhất trí tổ chức tốt Cuộc gặp thường niên giữa bộ trưởng quốc phòng ba nước và Hội nghị Bộ trưởng Campuchia - Lào - Việt Nam về phòng chống tội phạm."


"Ba thủ tướng nhất trí đánh giá nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam - Campuchia - Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc củng cố và vun đắp cho hợp tác ba nước. Hợp tác quốc phòng - an ninh tiếp tục là trụ cột quan trọng của quan hệ hợp tác ba nước," báo Tuổi Trẻ đưa tin.


Cuộc gặp giữa ba nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh cựu Thủ tướng Hun Sen mới đây đã tuyên bố Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào vào ngày 20/9, làm xuất hiện quan ngại về những tác động liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa ba nước láng giềng.


Bên cạnh đó, việc Campuchia khởi công kênh đào Phù Nam Techo và nâng cấp quân cảng Ream với sự hỗ trợ của Trung Quốc là những vấn đề nổi cộm trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Campuchia.


Phát biểu trong một sự kiện của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 1/10, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói rằng kênh đào Phù Nam Techo không phải là "trò chơi có tổng bằng không".


"Tôi chưa bao giờ nghiên cứu một dự án nào chi tiết như kênh đào Phù Nam Techo, vì chúng tôi muốn đảm bảo không có tác động nào đến cả hai quốc gia. Campuchia sẽ không thực hiện 'một trò chơi có tổng bằng không' theo đó Campuchia chiến thắng và quốc gia láng giềng Việt Nam thất bại. Chúng tôi không thể làm điều đó," ông nói.
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 1716)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines