Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: Gấp rút kiên cố các hải điểm quân sự biển Đông

09 Tháng Tư 20157:04 CH(Xem: 15630)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10 APRIL 2015
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: Gấp rút kiên cố các hải điểm quân sự biển Đông

Ai làm chủ được Biển Đông sẽ làm chủ được Đông Nam Á!

Lý Kiến Trúc
blank
Ảnh trên: Bằng các phương tiện hải quân công binh tiên tiến, Trung Quốc gấp rút gia công cải tạo, bồi đắp, xây dựng kiên cố các bãi, đá nửa chìm nửa nổi không hẳn là để thay đổi "nguyên trạng" hay "hiện trạng" mà  biến thành các hải đảo hậu cần, phòng thủ hoặc tấn công. Biển Đông phải trở thành mặt trận lớn nhất Đông Nam Á. "Ai làm chủ được Biển Đông sẽ làm chủ được Đông Nam Á".

Ảnh dưới: Công Binh Hải quân Việt Nam bằng sức người, bằng lòng yêu nước vô hạn, có làm chủ vĩnh viễn được các cứ điểm đảo, mà từ 5 hòn đảo VNCH chiếm giữ từ năm 1956 cho đến nay, VN đã đóng giữ thêm được 22 đảo, trên 30 cứ điểm quân sự và mạng lưới nhà giàn DK 1.   
     
Trở ngại lớn nhất là trở ngại gì?

Dù hai nước đã ký kết trong bản thỏa ước 27/8/2014 tại Bắc Kinh về Nguyên Tắc 3 điểm đối với biển Đông, nhưng một trong các trở ngại lớn nhất hiện nay ở biển Đông, (khu vực quần đảo trường Sa) là sự cạnh tranh quyết liệt về an ninh phòng thủ lẫn tấn công của các cứ điểm đảo đang âm thầm diễn ra giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc đang cật lực gia tăng các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng kiên cố các bãi, đảo nửa nổi nửa chìm hầu biến các hải điểm này thành đảo quân sự. Sáu hải điểm mà Trung Quốc gấp rút cải tạo trong vòng hơn một năm qua nằm chồng lấn các hải điểm đảo quân sự của Việt Nam. Mặt trận hải đảo Trường Sa giữa VN và TQ không khác gì mặt trận vùng xôi đậu trên bộ giữa bộ đội CS và quân đội VNCH. Tuy nhiên, các cứ điểm hỏa lực trên bộ dễ che dấu, dễ di chuyển, còn các hải điểm hỏa lực trên biển lúc nào cũng là mục tiêu cố định rõ nồn nột. Vũ khí tối tân trở nên một phương tiện chiến tranh tối cần thiết trên mặt trận Biển Đông. Một khi chiến tranh xẩy ra, các bên lâm chiến không thể không tránh khỏi sự tiêu diệt lẫn nhau.  

So về khoảng cách địa quân sự, bãi đá Chữ Thập và Su Bi gần bờ biển VN khoảng 600 miles. Chữ Thập và Su Bi nhìn về hướng Bắc được yểm trợ bởi căn cứ hải không quân Phú Lâm và căn cứ tàu ngầm Tam Á khoảng 700, 800 miies; nó lại án ngữ giữa hải lộ nối Song Tử Tây với Trường Sa Đông - Trường Sa Lớn của Việt Nam. Trường Sa Lớn là căn cứ không quân chiến lược của Việt Nam bảo vệ khu vực quần đảo Trường Sa. Chiếm lĩnh, xây dựng Chữ Thập - Su Bi, Trung Quốc biến hai vị trí tiền phương giữa Biển Đông, vừa chế ngự Song Tử Tây lẫn Trường Sa Lớn, vừa là cái đích nhắm thẳng vào căn cứ tàu ngầm Cam Ranh, vừa kiểm soát con đường hàng hải quốc tế đi từ eo biển Malacca - Singapore qua Luzon-Cao Hùng và ngược lại.

Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.  
blank
 Đồ bản các hải điểm hỏa lực của Trung Quốc.
blank
  Google Map

"Con đường hàng hải quốc tế"

Con đường này sẽ trở thành con đường Tơ Lụa của Trung Quốc, nó sẽ lưu thông từ Hải Nam, trung chuyển qua Hải Phòng (?) đi qua eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Phi. Các thương thuyền chở dầu từ biển Ả Rập đi qua Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca, qua Trường Sa, qua eo biển lớn Luzon-Cao Hùng Đài Loan tiếp vận cho Băc Kinh, Nhật Bản, Đại Hàn; đồng thời, hải quân Trung Quốc từ Hải Nam - Biển Đông cũng từ con đường này tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Vấn đề an ninh con đường hàng hải xuyên Biển Đông là một trong các trở ngại lớn nhất hiện nay. Một khi Trung Quốc khống chế được con đường này, trước mắt là sau khi khống chế toàn bộ Trường Sa, Trung Quốc sẽ "dòm ngó" tới con đường hàng hải. Tiếp liệu luôn luôn là huyết mạch của chiến tranh. Những hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm của Trung Quốc là nguồn tiếp liệu săng dầu vũ khí, lực lượng hải không quân, Thủy quân Lục chiến của Trung Quốc có khả năng rung động chiến lược "Xoay trục về Châu Á và Đông Nam Á" của Mỹ.

Trước sau gì Trung Quốc cũng phải thực hiện tham vọng làm ông chủ lớn ở Trường Sa. Mỹ có khả năng ngăn chận tham vọng của Trung Quốc hay không? Mỹ không muốn như vậy, Mỹ chỉ muốn con đường lưu thông hàng hải mang lại "lợi ích quốc gia" cho Mỹ được an toàn. Mỹ không can dự hay đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Trường Sa.

Nỗi bất đồng lớn về Biển Đông không phải từ Trung Quốc - Việt Nam về vấn đề "nguyên trạng" hay thay đổi "hiện trạng" các bãi, đảo, mà từ tham vọng "Biển Xanh" của đế quốc Trung Quốc bước đầu ở Trường Sa vươn ra Thái Bình Dương. Viễn ảnh của một nửa Thái Bình Dương phía Tây, nay mai sẽ phải thuộc về Trung Quốc.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của các Thuyền trưởng, Hạm trưởng, Đô Đốc, Tư lệnh biển cả. Không gian sinh tồn, thậm chí sinh tử của Việt Nam không thể không tính tới Biển Đông. Ca dao Việt có câu" Thuận Vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn", nay có thể đổi lại chăng: "Thuận Tầu thuận Ta, khai thác bể Đông cũng được"? Chứng cớ là Tầu đã muối mặt rút âm thầm giàn khoan HD-981 về Hải Nam vì không muốn đụng tới thềm lục địa của Ta. Kể ra Tầu cũng biết tôn trọng UNCLOS đấy chứ! (VH)
blank
 Bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây cách Google Map Puerto Princesa 120 miles ở Palawan là căn cứ hải quân phía Tây thuộc biển Tây Philippines. Google Map
blank
Google Map
blankblankblank
Thủ đô Manila nhìn từ tầng 24 City Garden Hotel. Xa xa là căn cứ hải quân Subic. Ảnh LKT.

++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc gấp rút xây đảo Vành Khăn
blank
 Các ảnh vệ tinh mới ra cho thấy Trung Quốc bơm cát xây dựng đáng kể đá Vành Khăn (Mischief Reef) mà cả ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.

Hình ảnh do công ty DigitalGlobe cung cấp và được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ phân tích cho thấy các tàu Trung Quốc hối hả bơm cát lên các rạn san hô nửa chìm nửa nổi, cải tạo nơi đây thành một hòn đảo thực sự.

Chỉ trong vòng vài tuần, đá Vành Khăn đã thay đổi đáng kể, các lán trại được thay bằng nhà xây khá kiên cố.

Vệ tinh cũng chụp được hình một tàu chiến Trung Quốc, có thể là một tàu lưỡng cư có khả năng chở tới 800 lính, đang tuần tra ở phía Nam đảo Vành Khăn.

Mischief Reef được Việt Nam gọi là đá Vành Khăn do hình thù giống vành khăn đội đầu.

Tuy gần đảo Palawan của Philippines, đá Vành Khăn bị Trung Quốc xây dựng cải tạo từ những năm 1994-1995 cho dù gặp chỉ trích từ Manila.

Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối việc làm của Trung Quốc.

Gấp rút xây dựng

Các bức hình mà CSIS công bố cho thấy từ tháng 1/2015, Trung Quốc đã hút một lượng khổng lồ cát từ xung quanh rạn san hô để bơm lên phía trên, tạo hình đảo.

Tuần trước, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cáo buộc Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch xây đảo nhân tạo chưa từng có tiền lệ.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter, hiện đang công du châu Á lần đầu tiên từ khi lên nắm quyền, cũng đưa ra thông điệp quan ngại.

Trong một phỏng vấn dành cho báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm 8/4, ông Carter nói hành động của Trung Quốc “tăng nghiêm trọng căng thẳng và giảm cơ hội giải pháp ngoại giao".

Ông bộ trưởng cũng kêu gọi Bắc Kinh hạn chế hoạt động và "hết sức kiểm chế để cải thiện lòng tin" trong khu vực.

Trong khi các nước khác ở Đông Nam Á, như Malaysia và Việt Nam, cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để củng cố lãnh thổ, không có nước nào có công nghệ và nguồn lực mạnh như Trung Quốc.

Ngoài đảo Vành Khăn, Trung Quốc còn đang cải tạo xây dựng sáu đảo khác trong lòng Biển Đông.

Giới phân tích cho rằng sở dĩ Bắc Kinh tiến hành công việc gấp rút như vậy là vì muốn tạo sự đã rồi để thay đổi hiện trạng.
blank
Hai hình đảo Vành Khăn chụp ngày 24/1/2012 và 16/3/2015 cho thấy đảo này được cải tạo rất nhiều. /
BBC 09/4/2015
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18167)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20119)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18072)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17910)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17390)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16357)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16500)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15330)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17901)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15201)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22647)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17358)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15599)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15137)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16786)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16351)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17609)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16711)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19669)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17493)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.