Sòng bạc Quốc tế Biển Đông: Đô đốc Harry Harris: "Biển Đông là vùng biển quốc tế..."

14 Tháng Sáu 201511:09 CH(Xem: 13556)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 15 JUNE 2015

Đô đốc Mỹ: Không thấy khả năng Trung Quốc áp đặt ADIZ Biển Đông

(GDVN) - Hoa Kỳ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.
blank
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Harry Harris và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: The Asahi Shimbun.

The Manichi ngày 13/6 đưa tin, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris hôm qua cho biết, ông hoan nghênh các cuộc tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, bất chấp lên án của cộng đồng quốc tế.

Đô đốc Harris nói với báo chí rằng máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản có khả năng mạnh mẽ, rất thích hợp để tuần tra ở Biển Đông. Ông cho biết Hoa Kỳ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào. Nhật Bản được hoan nghênh tiến hành các hoạt động tuần tra giám sát trên Biển Đông, nơi một số nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp.

"Tôi hoan nghênh cơ hội làm việc chặt chẽ với các tàu cũng như máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong khu vực", Đô đốc Harry Harris tuyên bố. Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra tại Biển Đông và công khai thách thức yêu sách (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc. Nhật Bản cũng thách thức các yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đòi ở Hoa Đông.

Đô đốc Mỹ tỏ thiện chí muốn nâng cao khả năng tương tác của quân đội Mỹ - Nhật trong khu vực sau khi hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa 2 nước đã được sửa đổi để đối phó với các mối đe dọa an ninh khác nhau.

Hoa Kỳ đã bỏ qua cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trái phép ở Hoa Đông năm 2013, Đô đốc Harry Harris khẳng định: "Tôi không thấy khả năng áp đặt một vùng nhận diện phòng không ở BIển Đông để cản trở tất cả chúng ta".
Hôm qua Thủ tướng Shinzo Abe đã tiếp ông Harry Harris tại Phủ Thủ tướng ở Tokyo, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác song pương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy hung hăng và Bắc Triều Tiên ngày một khó lường./

Hồng Thủy 13/06/15 07:53
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11065)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11100)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11287)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11562)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13146)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10719)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11967)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?