Sòng bạc Quốc tế Biển Đông: Đô đốc Harry Harris: "Biển Đông là vùng biển quốc tế..."

14 Tháng Sáu 201511:09 CH(Xem: 13554)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 15 JUNE 2015

Đô đốc Mỹ: Không thấy khả năng Trung Quốc áp đặt ADIZ Biển Đông

(GDVN) - Hoa Kỳ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.
blank
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Harry Harris và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: The Asahi Shimbun.

The Manichi ngày 13/6 đưa tin, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris hôm qua cho biết, ông hoan nghênh các cuộc tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, bất chấp lên án của cộng đồng quốc tế.

Đô đốc Harris nói với báo chí rằng máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản có khả năng mạnh mẽ, rất thích hợp để tuần tra ở Biển Đông. Ông cho biết Hoa Kỳ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào. Nhật Bản được hoan nghênh tiến hành các hoạt động tuần tra giám sát trên Biển Đông, nơi một số nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp.

"Tôi hoan nghênh cơ hội làm việc chặt chẽ với các tàu cũng như máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong khu vực", Đô đốc Harry Harris tuyên bố. Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra tại Biển Đông và công khai thách thức yêu sách (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc. Nhật Bản cũng thách thức các yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đòi ở Hoa Đông.

Đô đốc Mỹ tỏ thiện chí muốn nâng cao khả năng tương tác của quân đội Mỹ - Nhật trong khu vực sau khi hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa 2 nước đã được sửa đổi để đối phó với các mối đe dọa an ninh khác nhau.

Hoa Kỳ đã bỏ qua cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trái phép ở Hoa Đông năm 2013, Đô đốc Harry Harris khẳng định: "Tôi không thấy khả năng áp đặt một vùng nhận diện phòng không ở BIển Đông để cản trở tất cả chúng ta".
Hôm qua Thủ tướng Shinzo Abe đã tiếp ông Harry Harris tại Phủ Thủ tướng ở Tokyo, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác song pương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy hung hăng và Bắc Triều Tiên ngày một khó lường./

Hồng Thủy 13/06/15 07:53
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10978)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12296)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10768)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12305)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11027)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11060)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?