Chỉ vì một bài báo, "đóng băng" lỗ cũ, Repsol đi khoan lỗ mới ở Malaysia

14 Tháng Tám 20176:57 CH(Xem: 10870)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG  - THỨ  BA 15  AUGUST  2017


image002


Tàu thăm dò của Repsol có mặt ở địa điểm mới


image004Bản quyền hình ảnh Bloomberg Image caption Một quan chức của Repsol hôm 2/8 xác nhận việc đình chỉ hoạt động khoan dầu tại Việt Nam


Tàu khoan thăm dò dầu khí Deepsea Metro I hiện đã tới vùng biển ngoài khơi cảng Labuan của Malaysia, theo dữ liệu của hãng Thomson Reuters Eikon thể hiện vào hôm thứ Hai 14/8/2017.


Tàu nằm trong tâm điểm cuộc tranh cãi giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh các hoạt động thăm dò tìm kiếm dầu khí ở Lô 136-3, vị trí mà Việt Nam nói là hoàn toàn nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế của mình, còn Trung Quốc cho rằng nằm trong phần biển thuộc đường lưỡi bò của Trung Quốc.


Hoạt động khoan thăm dò của tàu Deepsea Metro I theo hợp đồng k‎ý với nhà thầu dầu khí Repsol của Tây Ban Nha tại Lô 136-3 đã bị tạm ngưng hồi tháng trước do áp lực từ phía Trung Quốc.


Tàu Deepsea Metro I do hãng Odfjell Drilling Ltd của Na Uy khai thác, đã có mặt tại Labuan vào lúc 9.17 sáng giờ địa phương (01.17GMT) hôm thứ Hai, theo dữ liệu đi lại của tàu bè tại Thomson Reuters Eikon.


image001

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Đến nay, Repsol đã chi 27 triệu cho giếng khoan tại Khu 136/3 của Việt Nam


Lần cuối cùng tàu này được ghi nhận hiện diện tại địa điểm thuộc Lô 136-3 là ngày 30/7, Reuters nói.


Repsol hồi tháng trước nói việc khoan thăm dò đã tạm ngưng sau khi hãng chi 27 triệu đô la cho các hoạt động tại địa điểm này. Các đối tác cùng khai thác với Repsol tại Lô 136-3 có PetroVietnam, và Mubadala Development Co của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.


Trung Quốc đã thúc giục việc ngưng ngay hoạt động dầu khí tại địa điểm trên.


Việt Nam chưa bao giờ xác nhận việc có hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên hay không, cũng như việc có chuyện tạm ngưng hay không.


Tuy nhiên, hồi tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trong một buổi họp báo định kỳ nói rằng Việt Nam có quyền tiến hành các hoạt động khai thác trong khu vực.


image006

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông


Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới tranh chấp biển dâng cao từ năm 2014, khi Trung Quốc từ đầu tháng Năm hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực nằm sâu trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, cách đảo L‎ý Sơn chừng 119 hải l‎ý (221km).


Trên bản đồ dầu khí của Việt Nam, vị trí hạ đặt giàn khoan Trung Quốc thuộc Lô 143.


Tại Việt Nam đã nổ ra các làn sóng biểu tình kéo dài chống Trung Quốc. Một số cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc hoặc có vốn Trung Quốc tại Bình Dương, Đồng Nai và một số nơi khác đã bị đốt phá.


Làn sóng biểu tình khi đó cũng lan rộng ra các cộng đồng người Việt ở nước ngoài./ (theo BBC 14/8/17)

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10962)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12284)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10747)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12291)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11007)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11046)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?