Chi tiết những vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan 1,4 tỷUSD

02 Tháng Bảy 20177:32 CH(Xem: 10503)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ  HAI 03 JULY  20172017


Chi tiết những vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan 1,4 tỷUSD


10:33 01/07/2017


Tên lửa chống bức xạ AGM-88 và đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 là những vũ khí nổi bật nhất trong thương vụ 1,4 tỷ USD cho Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận.


image045


Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ công bố danh sách chi tiết các loại vũ khí và dịch vụ hỗ trợ cho Đài Loan trong thỏa thuận gây tranh cãi. Thỏa thuận bao gồm những vũ khí dưới đây. 50 tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM (ảnh) và 10 tên lửa dùng cho huấn luyện. Đây là vũ khí chuyên dùng để tiêu diệt các trạm radar và thiết bị phát sóng điện từ khác. HARM có tầm bắn 150 km, một trong những vũ khí chống bức xạ mạnh nhất thế giới. Ảnh:FAS


image044


46 ngư lôi hạng nặng Mk48 với chi phí 250 triệu USD. Ngư lôi được trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại có thể quay ngược lại để tìm mục tiêu nếu đợt tấn công đầu tiên không trúng đích. Ảnh: Seaforce.


image047


Bộ dụng cụ chuyển đổi ngư lôi hạng nhẹ Mk54 cho phép nâng cấp 168 ngư lôi Mk46 cũ thành phiên bản Mk54 hiện đại hơn, chi phí 175 triệu USD. Ngư lôi này có thể phóng từ tàu chiến, trực thăng, máy bay. Ảnh: Hải quân Mỹ.


image048


56 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-54C JSOW, trị giá 185,5 triệu USD. JSOW thuộc loại bom lượn thông minh có tầm bắn từ 22-130 km tùy độ cao phóng. Số vũ khí này sẽ được trang bị cho F-16 của Đài Loan. Ảnh: Militaryedge.


image049


Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (khoanh đỏ) dùng để nâng cấp 4 tàu khu trục lớp Keelung tải trọng 7.000 tấn của Đài Loan, trước đây là tàu khu trục lớp Kidd của Mỹ. Chi phí khoảng 80 triệu USD. Ảnh: Radartutorial.


image050


Chương trình nâng cấp radar cảnh báo sớm và bảo trì toàn bộ các thiết bị mua trước đó trị giá 400 triệu USD. Toàn bộ radar của lực lượng vũ trang đảo Đài Loan sẽ được nâng cấp để nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Phía Mỹ cho hay các thương vụ thể hiện sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan nhằm giúp hòn đảo "duy trì khả năng tự vệ", đồng thời nhấn mạnh điều này không làm thay đổi chính sách "Một Trung Quốc" lâu năm của Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải đã phản ứng quyết liệt với thương vụ này, nói đó là đi ngược với tinh thần cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập hồi tháng 4 ở Florida. Ảnh: Radartutorial.


Tên lửa chống bức xạ HARM diệt radar AGM-88 HARM là vũ khí chuyên dùng tiêu diệt các trạm radar của đối phương với tầm bắn tới 150 km./


Quốc Việt (tổng hợp)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10962)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12283)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10746)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12291)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11006)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11046)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?